follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here

Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Messages - MrSpasybo

Pages: 1 ... 808 809 [810] 811 812 ... 1068
12136
Toàn bộ thị trường hiện tại chỉ dừng ở trading, và nghiễm nhiên những trò pump/dump chính là nhạc điệu chính, nơi tiền kẻ ngốc đổ vào túi người khôn :)
Cá mập nguy hiểm nhưng nếu bám vây thì cũng kiếm chác được, cá voi cũng ác nhưng nếu núp gió cũng ăn được ít nhiều... Chúng ta chỉ là những con gà trong mảnh sân của các ông lớn mà thôi ^^

12137
Nếu WU dùng crypto thì việc chuyển ngoại tệ/nội tệ ra nước ngoài sẽ thuận lợi hơn hiện tại hàng trăm lần, không cần giấy giờ, chứng từ hay thủ tục rườm ra này nọ. Ai thử chuyển $ từ Việt Nam ra nước ngoài chắc sẽ mong ngày đó tới.
Việc này đồng thời cũng sẽ là bước tiến trong việc chấp thuận crypto trong đời sống hằng ngày. Trở ngại lớn nhất tạm thời vẫn là tốc độ giao dịch mà thôi, VISA vẫn còn là bức tường quá lớn đối với blockchain tps :)

12138
Theo Ross Gerber, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty quản lý quỹ Gerber Kawasaki, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính là người đã kiến tạo nên đợt tăng trưởng này của Bitcoin.

Tại sao ông lại nói như vậy, hãy cùng tìm hiểu!

Những gì Trump đã làm…

Có lẽ mọi chuyện bắt đầu bởi thông báo của một người ủng hộ Bitcoin, Mick Mulvaney, với tư cách là Chánh văn phòng, đồng thời, sẽ tiếp tục vai trò là Giám đốc Ngân sách của Trump.

Sau đó, là cuộc chạm trán của Trump với Cục Dự trữ Liên bang (FED). Tuần trước, FED đã tăng lãi suất và làm tất cả các thị trường kinh ngạc, với sự sụt giảm không phanh của chứng khoán Mỹ. Phản ứng ngay sau đó của Tổng thống Trump là hỏi rằng liệu ông có thể sa thải Chủ tịch FED hay không, và cho đến nay, thì ông nhận ra mình không thể. Tuy nhiên, Trump vẫn là người chỉ trích các chính sách của Fed nói riêng và toàn Cục Dự trữ Liên bang nói chung, khi gọi đây chính là “vấn đề duy nhất” đối với nền kinh tế Mỹ.

“Vấn đề duy nhất mà nền kinh tế chúng ta đang có là Fed. Họ không có sự cảm nhận về thị trường, họ không hiểu sự cần thiết của các cuộc chiến thương mại hay sức mạnh đồng USD hoặc ngay cả việc đóng cửa chính phủ vì vấn đề biên giới. Fed giống như một tay golf mạnh, nhưng không thể ghi điểm bởi vì anh ta không có sự tiếp xúc – anh ta không thể putt!”

Trump tin rằng việc Fed không có sự tiếp xúc với thị trường có thể mang lại một cuộc suy thoái khác nếu không muốn nói là tồi tệ hơn. Thêm nữa, Thư ký Bộ Tài chính, Steven Mnuchin thậm chí còn đi xa hơn khi gọi các CEO của sáu ngân hàng lớn nhất quốc gia, để kiểm tra xem họ có đủ thanh khoản hay không. Mặc dù vậy, ông có thể đã vô tình gây ra sự hoảng loạn mà ông ta đang cố tránh.

Liên quan đến đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, việc nới lỏng tiền tệ của Fed được coi là tích cực đối với những đồng coin lớn như Bitcoin vì làm tăng lượng cung tiền, ít nhất là theo lý thuyết, sẽ tăng tỷ giá BTC/USD.

Sau đó là những vấn đề nhỏ của việc đóng cửa chính phủ

Trong khi đó, Tổng thống đã kiên quyết giữ quan điểm của mình và đóng cửa chính phủ vì đảng Dân chủ sẽ không cho ông 5 tỷ USD để xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Mulvaney đã nói rằng:

“Rất có thể việc đóng cửa này sẽ kéo dài qua ngày 28/12 và đến khi Quốc hội Mỹ tái lập”.

Quốc hội mới tái lập với đảng Dân chủ chiếm đa số, có nghĩa là sẽ tiềm ẩn một rào cản cho việc tài trợ xây dựng bức tường biên giới này. Tổng thống Trump đã nói một cách đơn giản rằng, sự bế tắc này có thể diễn ra trong một thời gian rất dài.

Nói cách khác, chính là sự bất ổn kinh tế, sự thất bại tiềm năng của các ngân hàng và bất ổn chính trị. Vì vậy, như Max Keizer đã nói gần đây:

Việc chấp nhận bitcoin luôn được thúc đẩy bởi các thất bại của ngân hàng, cứu trợ, bảo lãnh và bất ổn chính trị.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một số nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ đang xem cuộc giằng co này giữa Fed và Trump là một điều tích cực đối với Bitcoin.

“Trump có thể đang thiết lập một đợt tăng trưởng bitcoin khổng lồ. Đây là những gì nó được tạo ra. Crypto KHÔNG chết.”, theo tweet của Ross Gerber.

Bất kể bạn nghĩ gì về Trump, Bitcoin hay bất cứ điều gì khác, Gerber chắc chắn đã ám chỉ rất rõ, rằng Trump chính là người kiến tạo nên đà tăng trưởng của Bitcoin trước Giáng sinh.

Nhưng bạn có nghĩ đợt tăng trưởng này sẽ kéo dài và vô cùng mạnh? Có thể những đà tăng hiện tại mới chỉ là một sự khởi đầu!

Nguồn: Cafe Bitcoin

12139
Sau một năm 2018 sôi động với nhiều FUD, giờ là lúc để xem xét các vị thế bắt đầu của các nguyên tắc cơ bản cho đầu năm 2019. Hãy cùng xem liệu sự suy giảm giá trị của hầu hết các đồng coin có tương ứng với tình trạng chung của thị trường hay không, và điều gì có khả năng sẽ trở thành xu hướng thay đổi cuộc chơi sắp tới.

Stablecoin

Có thể đây không chỉ là một xu hướng đang diễn ra, mà có vẻ như stablecoin sẽ tiếp tục trở thành một khuynh hướng trong năm 2019. Thậm chí điều này có khả năng sẽ xảy ra hơn khi các tin tức gần đây đã xác nhận rằng Tether đang nắm giữ một lượng lớn đô la để bảo chứng cho USDT tại ngân hàng Bahamas hay báo cáo mới nhất liên quan đến việc Facebook đang phát triển một stablecoin tập trung vào thị trường chuyển tiền Ấn Độ.

Khả năng mở rộng

Những hạn chế về khả năng mở rộng trên các mạng lưới tiền điện tử đã trở nên rõ ràng đối với tất cả các loại tiền điện tử xoay quanh khoảng thời gian đạt mức cao nhất mọi thời đại cách đây một năm. Với việc Crypto Kitties sụp đổ, phí Ethereum và Bitcoin tăng trong khi thời gian xác nhận giao dịch trở nên quá dài, rõ ràng cần phải làm gì đó để giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng.

Lightning Network cho Bitcoin, tăng kích thước khối với Bitcoin Cash, hay Raiden Network cho Ethereum và “dòng họ” ERC20, đều là những giải pháp khác nhau nhằm tránh tắc nghẽn đồng thuận Blockchain.

Vì năm 2018 đã chứng kiến nhiều dự án trong số này lần đầu tiên được ra mắt, nên có thể dự đoán rằng trong năm tới, ưu và nhược điểm của chúng sẽ được đánh giá kỹ hơn bởi các thị trường.

Liệu cuối cùng STO sẽ giành quyền kiểm soát của ICO?

Các khoản tiền được huy động thông qua các ICO đã giảm dần trong năm 2018, như bạn có thể thấy từ biểu đồ sau của CoinSchedule. Tuy nhiên, thị trường STO (Security Token Offering) dường như đang bắt đầu trở nên phổ biến, mặc dù dữ liệu về việc thi hành hiện tại không cung cấp một sự so sánh chính xác.


Sự khác biệt cơ bản giữa STO và ICO là, với STO các token đến từ lần phát hành đầu tiên có thể được đổi thành tài sản mà chúng token hóa, trong khi đó token ICO được sử dụng làm phương tiện tiền tệ.

Một trong những lợi thế chính của STO là chúng hầu như không xung đột với luật pháp hiện hành cũng như không đòi hỏi phải có luật mới, ngoại trừ trường hợp của Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ, chúng có thể được điều chỉnh bởi một số khuôn khổ hiện hành, một vài trong số đó liên quan đến hình thức gọi vốn từ cộng đồng.

Sự chấp nhận

Bất chấp xu hướng giảm giá trong suốt thị trường năm 2018, số lượng người dùng những công nghệ liên quan đến Blockchain và tiền điện tử vẫn tiếp tục tăng. Chẳng hạn, số lượng người dùng ví không ngừng tăng trưởng, theo như dữ liệu sau:


Những thực thể đóng vai trò thay đổi cuộc chơi cũng đang đi theo hướng gia tăng sự chấp nhận và đã được đề cập đến nhiều trong suốt năm qua. Và có lẽ năm 2019 sẽ là lúc chúng ta thực sự nhận thấy được những tác động của nó lên thị trường.

Tiêu chuẩn hóa quy định và thể chế

Tháng 1 dường như đã trở thành tháng hứa hẹn nhất trong phạm vi của những người chơi tổ chức với sự ra mắt của Bakkt, bất kể ngày cuối cùng có thể bị thay đổi.

Nền tảng nổi lên từ sự hợp tác giữa Microsoft, Starbucks và ICE – chủ sở hữu NYSE vốn không phải là “sự nhập cuộc” duy nhất của các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống trong lĩnh vực tiền điện tử: bởi cả Nasdaq và nhà điều hành sàn giao dịch chứng khoán Stuttgart đều đã lên kế hoạch cung cấp các giải pháp tương tự cho công chúng.

Các cơ quan điều tiết cũng đang dần dần phát triển những quan điểm của mình, với các tổ chức như IMF tập trung nhiều hơn vào những cơ hội được tạo ra bởi các tài sản dựa trên Blockchain và SEC đang đóng một vai trò tích cực hơn trong việc điều tiết thị trường. Sự chấp thuận đối với một quỹ ETF, vốn nhiều lần bị trì hoãn, có khả năng sẽ diễn ra vào năm tới và rất có thể sẽ mang lại những biến động giá kèm theo.

Nguồn: Cafe bitcoin

12140
Sorting Box / Re: Token bounty must hold or sell?
« on: December 22, 2018, 07:41:47 AM »
I think we should sell 50% and hold 50% to have stable profit for joining and supporting ICOs.

12141
Just NO!
At the moment market is cold and it is winter in crypto world. Who want to buy ETH to invest and join ICOs? Hope it can reach 200 USD on Jun 2019 :)

12142
Bitcoin Forum / Re: Bitcoin is still strong to survive
« on: December 22, 2018, 07:35:28 AM »
We need a positive news to UP BTC price soon. Hope can reach $25K and we can use BTC to buy everything after 2020.

12143
That is sad news for the market when there are not many people believe in BTC or altcoins, exactly they want to exit crypto.

12144
USDT Forum / Re: Can USDT get to $5 Some day?
« on: December 22, 2018, 07:26:32 AM »
Why a trader or holder need to pay $5 to buy an USDT tokenwhen next day he can sell it at price $1?
Just think of the best price: $1.2 per USDT, it is dead time of crypto market too!

12145
Việc thiếu các quy tắc, quy định và sự tỉnh táo đã biến một ý tưởng thành một sân chơi dành cho những kẻ lừa đảo. Điều đó không có nghĩa là bản thân khái niệm tokensale (bán token) sẽ biến mất. Nó sẽ không, nhưng nó sẽ phát triển và trưởng thành. Chúng tôi đã biên soạn một danh sách gồm 10 lý do (không theo thứ tự cụ thể) về việc tại sao một ICO với ý tưởng tốt lại trở nên thất bại.

1. Không có điều gì như một token tiện ích?

Nếu nó đi như một con vịt và nó nói như một con vịt. Đó là một con vịt. Thực tế là mọi người mua token tiện ích đều mong muốn kiếm lời, theo định nghĩa (và theo luật ở hầu hết các khu vực pháp lý) thì tất cả các token tiện ích đều là chứng khoán.

Đối với một token là một tiện ích thì phải có một số hình thức của một nền kinh tế, chứng minh làm thế nào token sẽ được sử dụng bên trong một hệ sinh thái. Trong hầu hết các trường hợp, các nền kinh tế cho các token này được xây dựng trên các giả định chưa được chứng minh và kiểm tra, thậm chí không có sản phẩm cho phép người dùng hoặc khách hàng sử dụng. Các whitepaper mô tả các nền kinh tế sẽ phát triển thịnh vượng, hứa hẹn nhu cầu ngày càng tăng đối với các token, do đó sẽ dẫn đến việc tăng giá đáng kể, khiến khoản đầu tư trở nên rất hấp dẫn. Thực tế, lợi nhuận được kỳ vọng đã chứng tỏ một nghi ngờ hợp lý rằng các token tiện ích thực tế là chứng khoán.

2. Token tiện ích, không có tiện ích, có giá trị nội tại bằng 0 và hoàn toàn phụ thuộc vào tín hiệu của giới trader

Vì hầu hết các quỹ được ICO huy động mà không có sản phẩm hoặc người dùng thực tế (hoặc khách hàng) thì không có tiện ích thực sự nào cho các token được phát hành sau ICO.

Tiện ích duy nhất của hầu hết các token tiện ích là mua và bán.

Sự vắng mặt của một nền kinh tế cho token thực sự sẽ dẫn đến một vấn đề lớn là không có nhu cầu đối với các token, làm cho giá trị của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào trader.

3. Không kiểm soát, không quản trị và không chịu trách nhiệm

Ngoài tiện ích, được định nghĩa trong whitepaper, token tiện ích không có bất kỳ thứ gì gắn liền với chúng. Các công ty đã phát hành token có thể làm  bất cứ điều gì với số tiền huy động được. Điều này rõ ràng dẫn đến hành vi lạm dụng.

Một số bắt đầu đi du lịch khắp thế giới, đưa ra các bài phát biểu ở đây-ở đó, chi rất nhiều tiền cho các chuyến bay với khoang hạng nhất, ở tại các khách sạn sang trọng… Tất cả được trả bởi tiền bán được các token và những điều lãng phí này không thực sự xây dựng bất kỳ thứ gì có giá trị.

Một số người coi ICO là một khoản trợ cấp không có vốn chủ sở hữu từ cộng đồng crypto và hoàn toàn không quan tâm đến những người nắm giữ token.

4. Quá nhiều vốn, quá sớm

Để xây dựng một sự khởi đầu thành công, bạn phải trải qua một quá trình lặp đi lặp lại: đóng góp thị trường sản phẩm, tìm kiếm khách hàng lý tưởng, tạo ra một sản phẩm mà mọi người yêu thích và sẵn sàng trả tiền, sau đó tìm ra các kênh phân phối tốt nhất để tìm kiếm sự tăng trưởng. Điều này không thể gián đoạn.

Có ít vốn đầu tư ban đầu để bắt đầu sự sáng tạo và đưa ra những đổi mới đột phá.

Khi một startup có hàng chục triệu đô la, họ có thể che giấu những sai lầm nghiêm trọng bằng cách ném tiền vào chúng. Về cơ bản điều này sẽ khiến cho dự án không đạt được tiềm năng thực sự của nó hoặc ‘níu kéo hơi tàn’ cho một startup thất bại, miễn là có tiền.

5. Trả tiền cho CryptoMedia để đưa “Tin giả”

Crypto-media là một trong nhưng thủ phạm gián tiếp làm suy yếu thời đại của ICO. Phần lớn họ cho phép các cuộc phỏng vấn và các bài viết được trả tiền, chúng luôn được gắn một cảm giác sai lệch về sự tin cậy và tin tưởng vào ICO, những sự tin tưởng mà nó không xứng đáng nhận được.

6. Cố vấn thanh toán

Một loại cố vấn-trả-tiền xuất hiện. Một số người thậm chí còn đưa ra mức lệ phí trong việc mượn tên và khuôn mặt của họ cho một ICO. Hầu hết những “cố vấn” trả tiền đều làm việc tại các trang xếp hạng ICO, đảm bảo thứ hạng cao nếu bạn trả tiền đủ cho họ.

Cách tiếp cận này là một sự ủng hộ to lớn đối với các ICO gian lận. Sau khi ICO kết thúc, các cố vấn này có xu hướng rút tiền ngay lập tức.

7. Thợ săn tiền thưởng

Trong một số trường hợp, tiền thưởng có giá trị, ví dụ như tặng thưởng token cho những người dịch các whitepaper và nội dung liên quan.

Nhưng việc khen thưởng cho những ai đăng nội dung siêu tích cực về một ICO cụ thể trên các mạng xã hội khác xa so với thực tiễn công bằng. Điều lệ này tạo ra một đội quân yes-men (những người luôn đồng ý với bất cứ điều gì và luôn làm những gì họ được bảo) sao chép một cách trắng trợn những tường thuật về ICO thành của riêng họ. Họ luôn gắn vào những tường thuật đó một cảm giác sai lầm về sự quan tâm của nhà đầu tư và cộng đồng cùng sự tin tưởng.

8. Giảm giá và tính giờ để tạo ra cảm giác cấp bách giả mạo

Mỗi ICO có một bộ đếm thời gian liên tục và giảm giá. Ngoài thực tế là sự giảm giá lớn đã làm giảm nhận thức của ICO thì nhiều người đã bị thu hút theo cách này. Thực tế thì bản chất của con người thường bị thu hút bởi những đợt giảm giá khổng lồ.

9. Troll-farm tạo ra tín hiệu giả và số liệu giả mạo trên Bitcointalk, Reddit và Telegram

*TRoll-farm: một tổ chức chuyên tạo xung đột và sự gián đoạn trong cộng đồng trực tuyến bằng cách đăng các nhận xét có chủ ý khiêu khích hoặc khiêu khích trực tiếp.
ICO của thuê troll-farm để liên tục upvoted và nhận xét cho các bài viết trên Bitcointalk và Reddit.

Trên các nhóm Telegram đã tăng từ vài trăm người dùng lên đến hàng chục nghìn người dủng chỉ trong một đêm, bằng cách thêm các tài khoản giả nhằm tạo ra một cảm giác hứa hẹn giả tạo, thúc đẩy sự tin tưởng hơn nữa đối với ICO. Rất nhiều nhà đầu tư xem xét số lượng hoạt động như một lý do để mua token.

10. Bất bình đẳng giữa nhà đầu tư cổ phần và nhà đầu tư token

Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, có một sự bất bình đẳng giữa một nhà đầu tư đã đầu tư vào vốn chủ sở hữu của công ty (đã phát hành token) so với các nhà đầu tư (những người đã mua các token đó).

Trong hầu hết các trường hợp, ICO đã mang lại nhiều vốn hơn so với số vốn được huy động để đổi lấy cổ phàn. Nhưng có một điều quan trọng ở đây bạn cần biết là các nhà đầu tư cổ phần mới thực sự là một phần của công ty, họ tiếp cận được thông tin công ty và có khả năng kiểm tra người sáng lập trong khi chủ token không có quyền hạn như vậy.

Phần kết luận

Mặc dù các ICO đã làm tăng vốn crypto dễ dàng hơn nhưng việc thiếu các quy tắc cơ bản, kiểm soát, quản trị thông thường đã khiến chúng bị lạm dụng.

Điều đó không có nghĩa là khái niệm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp thông qua token hoàn toàn chết. Nó có nghĩa là chúng ta cần phải có thêm sự tỉnh táo đối với quá trình này.

12146
Nếu bạn là người mới hoặc đã tham gia thị trường crypto từ lâu, chắc hẳn cũng đã đều nghe nói đến “hợp đồng tương lai” hoặc “bitcoin tương lai”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nó là gì và cách nó hoạt động như thế nào. Sau đây hãy cùng Blogtienao tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Giao dịch tương lai (hay còn gọi là giao dịch giao sau) là gì?

Giao dịch tương lai là thỏa thuận để mua hay bán một loại tài sản bất kì tại một mốc thời gian cụ thể trong tương lai với mức giá được quy định.

Một khi hợp đồng tương lai đã được thiết lập, cả hai bên tham gia đều phải chấp nhận mua và bán ở mức giá đã thỏa thuận trước đó, bất kể tình hình giá cả ngoài thị trường có biến đổi như thế nào tại ngày đáo hạn hợp đồng.

Mục tiêu không nhất thiết phải là tối đa hóa lợi nhuận. Giao dịch tương lai là một công cụ kiểm soát rủi ro, thường được dùng trong thị trường tài chính để bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro do biến động giá của một loại tài sản thường được mua bán giao dịch hàng ngày.

Giao dịch tương lai cũng hay được sử dụng trong các gói danh mục đầu tư để cân đối biến động của thương vụ, nếu giá trị của loại tài sản kèm trong đó hay biến động lên xuống thất thường.

Những hợp đồng kiểu như trên được đàm phán và giao dịch mua đi bán lại trên một sàn giao dịch hợp đồng tương lai, đóng vai trò như bên trung gian.

2. Hợp đồng tương lai hoạt động như thế nào?

Có hai vị trí mà bạn có thể chọn khi tham gia hợp đồng tương lai: đó là mua (long) và bán (short).

Nếu bạn chọn mua, bạn đồng ý mua vào một loại tài sản vào trong tương lai tại mức giá cố định sẵn một khi hợp đồng đến hạn. Ngược lại, nếu chọn bán, bạn chấp nhận bán tài sản ở mức giá thoả thuận khi hợp đồng đáo hạn.

Một cách đơn giản để giải thích khái niệm trên là dùng ví dụ của một hãng hàng không muốn tự bảo vệ mình trước rủi ro do gia tăng giá nhiên liệu bằng cách tham gia vào một hợp đồng tương lai.

Ví dụ:

Giả sử nhiên liệu máy bay giá $2/lít. Hãng hàng không dự tính giá dầu sắp tăng sau 3 tháng nữa, chính vì vậy họ mua một hợp đồng tương lai đối với 1,000 lít ở mức giá hiện tại. Do đó, giá trị của hợp đồng này sẽ là $2,000.

Nếu sau 3 tháng, khi hợp đồng hết hạn, giá 1 lít nhiên liệu máy bay tăng lên thành $3, thế nhưng hãng hàng không sẽ phải chỉ trả có $2,000, nhờ đó tiết kiệm được $1,000.

Người bán nhiên liệu sẽ vui vẻ chấp nhận tham gia vào hợp đồng tương lai trên để bảo đảm mình có một thị trường nhiên liệu ổn định, bất chấp lúc đó giá tăng cao đến mấy. Và cũng chính hợp đồng ấy sẽ bảo vệ họ trong trường hợp giá xăng dầu thế giới đột ngột giảm mạnh.

Trong ví dụ trên, cả hai bên đều có thể bảo vệ được bản thân trước rủi ro biến động giá của nhiên liệu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà đầu tư sẽ sử dụng hợp đồng tương lai như một công cụ đầu cơ, thay vì sử dụng chúng như là phương án bảo vệ.

Họ sẽ cố tình mua nếu giá đang thấp. Sau đó, khi giá tăng dần dần, giá trị hợp đồng trở nên cao hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn trao đổi nó cho một người khác để lấy tiền trước khi hợp đồng đáo hạn.

3. Hợp đồng Bitcoin tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai không chỉ dùng được cho tài sản vật lý mà còn có thể mang ra để giao dịch các loại tài sản tài chính.

Với hình thức giao dịch Bitcoin tương lai, giá trị ghi trong hợp đồng sẽ được dựa trên giá Bitcoin và nhà đầu cơ từ đó có thể “đặt cược” dựa trên niềm tin của họ về việc Bitcoin sẽ tăng giảm như thế nào cho đến khi hợp đồng đáo hạn.

Bên cạnh đó, nó cho phép nhà đầu tư phỏng đoán giá trị Bitcoin nhưng không cần phải thật sự sở hữu đồng tiền điện tử này.

Do đó, 2 kết quả lớn xảy ra:

Một là, tuy Bitcoin chưa được quy định, hợp đồng tương lai Bitcoin có thể mang giao dịch trên những sàn giao dịch chứng khoán đã được cấp phép. Đây là tin rất tốt dành cho những ai mà vẫn lo ngại trước lựa chọn gia nhập thị trường Bitcoin vì thị trường Bitcoin vốn hoàn toàn thiếu sự giám sát của chính quyền.

Hai là, tại những khu vực mà giao dịch Bitcoin hoàn toàn bị cấm, hình thức hợp đồng tương lai vẫn có thể cho phép nhà đầu tư quan sát giá trị của đồng tiền này.

4. Hợp đồng tương lai Bitcoin hoạt động như thế nào?

Hợp đồng tương lai Bitcoin sẽ hoạt động theo nguyên tắc tương tự như là với tài sản tài chính truyền thống.

Thông qua việc dự đoán liệu giá BTC sẽ lên hay xuống, các nhà đầu cơ sẽ lựa chọn mua hay bán hợp đồng Bitcoin tương lai của mình.

Ví dụ:

Một người sở hữu một Bitcoin có giá $18,000 (giả sử) và anh ta dự đoán sắp tới giá sẽ giảm, để bảo vệ bản thân mình, anh ta sẽ bán một hợp đồng Bitcoin tương lai, lấy giá ở hiện tại là $18,000.

Gần tới ngày đáo hạn, giá Bitcoin, cùng với giá trị hợp đồng, đã giảm đúng như dự đoán. Nhà đầu tư bây giờ quyết định mua lại cái hợp đồng tương lai đó.

Nếu giá hợp đồng là $16,000 ở ngày anh ta mua lại hợp đồng, nhà đầu tư coi như đã kiếm được $2,000, cùng lúc đó bảo vệ được 1 BTC của mình bằng cách bán cao rồi mua rẻ.

Trên đây là một ví dụ đơn giản về cách hoạt động của hợp đồng Bitcoin tương lai, vì điều khoản chi tiết của hợp đồng có thể sẽ phức tạp hơn nhiều, tùy thuộc vào từng sàn giao dịch, và còn bao gồm cả giới hạn giá trần và giá sàn nữa.

5. Hợp đồng tương lai có ý nghĩa như thế nào với giá Bitcoin?

Trong ngắn hạn, nó có thể giúp đẩy giá và gia tăng sự hứng thú của công chúng đối với lĩnh vực tiền điện tử.

Vào cái ngày mà hợp đồng tương lai Bitcoin lần đầu tiên được triển khai trên sàn CBOE – sàn giao dịch chứng khoán được Mỹ được cấp phép và quản lí đầy đủ, giá đã tăng vọt 10% lên mức $16,936.

Tương tự, ngày 17 tháng 12 năm 2017 khi đếm ngược chuẩn bị cho sự kiện ra mắt dịch vụ hợp đồng Bitcoin tương lai trên sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới CME, giá Bitcoin đã thiết lập kỉ lục cao nhất mọi thời đại mới tại mức $20,000.

Tác động dài hạn lên giá thì khó dự đoán hơn, nhưng nhìn chung, giá Bitcoin vẫn sẽ có những động lực tích cực để tăng giá.

6. Ý nghĩa đối với toàn bộ ngành công nghiệp Bitcoin?

Có một vài kết cục như sau:

Đầu tiên, Bitcoin vốn được xem là gương mặt đại diện cho tiền điện tử. Bởi vậy, nếu giá Bitcoin bất ngờ tăng đột biến chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, vì hợp đồng Bitcoin tương lai hay bất kể yếu tố nào khác, ngày càng có nhiều người sẽ chú ý đến hơn.

Khi mà tỉ lệ quan tâm đến ngành công nghiệp tiền điện tử gia tăng, giá của các altcoin cũng sẽ được lợi và từ đó kéo cả thị trường đi lên.

Tuy nhiên, cũng có mặt trái: nhà đầu tư có thể sẽ muốn bán tất cả altcoin của mình để chuyển qua mua Bitcoin, bắt lấy đà tăng trưởng mạnh mẽ của nó. Sự bán tháo ồ ạt có thể làm phân khúc altcoin sụt giá trầm trọng.

Viễn cảnh có xác suất cao hơn đó là những altcoin có chỗ đứng như Ethereum, Ripple và Litecoin,… sẽ tiếp bước Bitcoin và trở thành những loại tài sản được giao dịch trên sàn tương lai, một khi hứng thú của nhà đầu tư dành cho chúng trở nên đủ lớn.

Nguồn: Blog tiền ảo

12147
Tin tức tiền điện tử / STO sẽ là bong bóng Crypto tiếp theo?
« on: December 22, 2018, 07:10:25 AM »
Trong khi mua đông của thị trường Crypto vấn kéo dài mặc cho lòng người đau đớn, một số nhà đầu tư dự đoán rằng độ nóng và cường điệu của STO – Security Token Offering xảy ra vào năm sau. Thực tế, nhiều người cho rằng STO có thể giúp thị trường tiền điện tử đạt mức vốn hóa 1 nghìn tỷ $, đến từ việc tài sản thực được số hóa nhờ công nghệ Blockchain, trước khi thập niên này kết thúc.


STO là một hình thức kêu gọi vốn gần giống ICO, tuy nhiên người mua STO sẽ nhận được các token chứng khoán đảm bảo cho quyền sở hữu tài sản thực của người nắm giữ.

“Nếu mọi thứ diễn ra đúng như tôi suy nghĩ… điều này có vẻ sẽ là khoản đầu tư đáng mục đợi nhất của nhân loại mà chúng ta có thể thấy được trong kỷ nguyên này” Olaf Carlson-Wee, sáng lập viên và CEO của Polychain Capital chia sẻ tại hội thảo Web3 Summit được tổ chức tại Berlin vào tháng 10 vừa rồi.

Khi được mọi người để hiểu hơn về nguyên nhân STO sẽ khiến thị trường Crypto bùng nổ trở lại, Carlson Wee đã dự đoán rằng hàng nghìn tỷ đô giá trị thị trường bất động sản sẽ được đưa lên Blockchain và chứng khoán hóa vào thập kỷ sau.

Vinay Gupta, sáng lập viên và CEO của Matterreum, môt bên cung cấp hợp đồng thông minh thi hành một cách hợp pháp ở London, cũng đồng ý với quan điểm này “Khi nào nó sẽ bùng nổ? 2019 hoặc có khi là 2020”

Alex Mole, một quản lý tại quỹ Neufund cũng đã chia sẻ trên Medium rằng STO có khả năng giao dịch 24/7 và lập trình quản trị cổ động, trong khi đó vẫn có tiềm năng gia tằng mức độ thanh khoản và số lượng các công ty được niêm yết trên sàn. Ông cũng nhấn mạnh thêm, STO có thể giảm thiểu nhiều chi phí.

Điều kiện để tham gia STO được quy đinh bởi luật chứng khoản tại khu vực mà dự án đăng ký. Tại Mỹ, ví dụ, STO bị hạn chế và chỉ giành cho các nhà đầu tư có thu nhập từ 200k$ trở lên.

Kaidi Ruusalepp, sáng lập viên và CEO của Funderbeam (một nền tảng giao dịch cổ phần của các doanh nghiệp riêng tư), dự đoàn rằng, STO sẽ là bong bóng Crypto tiếp theo, đạt được con số 1 nghìn tỷ $ trong vòng 2 năm nữa.

Bóng bóng Crypto đã bể vào cuối nằm 2017 và tác nhân chính hình thành nên bóng bóng nay là ICO, bán token một cách bừa bãi cho các nhà đầu tư cá nhân. Trong khi Utility Token (ICO) cung cấp cho người nắm giữ các dịch tồn tại trong mạng lưới, thì STO mở ra khả năng tiếp cận giao dịch chứng khoán giành cho nhiều nhà đầu tư cá nhân hơn. Owe thời điểm hiện tại,hầu hết các dự án STO chỉ giành cho các nhà đầu tư giàu có, tuy nhiên một số STO đang nhắm tới việc bán token của họ cho đa dạng nhà đầu tư hơn, và tại các khu vực có pháp lý rõ ràng.

Vậy đâu sẽ là nền tảng giao dịch STO trong tương lai

OpenFinance Network và tZERO sẽ là những sàn giao dịch STO dẫn đầu, sẵn sàng cung cấp niêm yết hàng loạt vào năm 2019. Coinbase cũng cho biết rằng họ đang nhắm tới thị trường giao dịch token chứng khoán. Trong khi đó, Binance có kế hoạch ra mắt nền tảng giao dịch STO cùng với sàn chứng khoán Malta.

Polymath, nền tảng khởi tạo STO, giống như Ethereum khởi tạo ICO, đang làm việc và đàm phán với 4 nền tảng giao dịch trên để những dự án STO được tạo trên Polymath sẽ tương thích với nền tảng của họ.

Tuy nhiên, bong bóng Crypto tiếp theo được mong đợi do STO tạo ra sẽ khác biệt với các bong bóng Crypto trước, biến động sẽ giảm đi rất nhiều và có vẻ sẽ giống tài sản thật hơn.

Kết luận

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia thì STO sẽ mang thị trường Crypto bùng nổ trở lại và hình thành một bong bóng mới, sẽ có những cái tên mới xuất hiện và chiếm lấy thị trường.

Dự đoán thời gian bùng nổ của các chuyên gia sẽ là vào năm 2019 hoặc 2020 và con số vốn hóa mà thị trường có thể đạt được là 1 nghìn tỷ $.

Theo quan điểm của mình, hình thức STO chính xác sẽ là nguồn động lực mang thị trường Crypto đạt được sự tăng trưởng tiếp theo. Tuy nhiên, đợt tăng trưởng này có thể sẽ thanh tẩy toàn bộ thị trường, nhiều dự án lớn hiện tại chúng ta sẽ không thấy trong vài năm nữa. STO có vẻ như là một thị trường tồn tại song song với các Crypto ICO chứ nó không bổ trợ, làm động lực tăng trưởng cho các dự án ICO.

Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét đầu tư vào các nền tảng cung cấp dịch vụ STO như Polymath, tZero, Binance để có thể đón đầu xu hướng và tìm kiếm một lợi nhuận vượt bậc. Nhưng hãy luôn nhớ rằng rủi ro đi kèm cũng cao không kém.

Nguồn: Blog tiền ảo

12148
Thị trường crypto nói chung và Bitcoin nói riêng tiếp tục có thêm một ngày tồi tệ khi sắc đỏ bao trùm với tốc độ sụt giảm lớn.

Diễn biến giá bitcoin 24 giờ qua đảo chiều và di chuyển theo hướng tiêu cực. Phần lớn thị trường crypto hiện đang phủ một màu đỏ rực.


Giá bitcoin (22/12) ghi nhận vào thời điểm 10h20 ở mức 3.889 USD, giảm 5,14% so với 24 giờ trước. Giá bitcoin thấp nhất trong 24 giờ qua ghi nhận được vào lúc 3h45 ở mức 3.774 USD.

Trên thị trường, có 86/100 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường giảm giá so với 24 giờ trước, với mức giảm cao nhất lên đến gần 20% của Waves


Trong top 10 hôm nay có duy nhất TRON là tăng giá, còn lại đều suy giảm.


Bitcoin Cash và Bitcoin SV là hai đồng tiền số giảm mạnh nhất, lần lượt là 10,22% và 15,19%. Hai đồng tiền số này “tăng thì tăng rất mạnh nhưng giảm thì cũng giảm rất sâu”, mức độ biến động rất cao.

Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa ghi nhận vào thời điểm 10h20 ở mức 127,1 tỉ USD, giảm 5 tỉ USD so với 24 giờ trước.


Khối lượng giao dịch 24 giờ của thị trường đạt 21,10 tỉ USD, giảm khoảng 7 tỉ USD so với ngày 21/12.

Đáy đã hình thành?

Alex Kruger, nhà nghiên cứu và phân tích thị trường tiền kĩ thuật số hàng đầu, vừa đưa ra nhận định về thị trường hiện tại trên Twitter. Ông lưu ý rằng việc thao túng giá cuối năm có thể đẩy giá trị tiền điện tử lên cao hơn.

Ông nhận định thị trường có thể sẽ giảm tiếp khi có nhiều nhân tố kích thích giảm giá. Trong đó bao gồm việc kêu gọi đầu tư vào các quỹ ICO, sự nghi ngờ về thị trường của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC); bán ra vào cuối năm để tránh thuế; áp lực bán ra tự nhiên và các Thoả thuận về các Hợp đồng tương lai (SAFT) kí kết năm 2017 có hiệu lực.

Ông cũng cho rằng đáy đã hình thành: “Hãy nhớ rằng sự đầu hàng cần phải có một đợt giảm giá mạnh đi kèm với khối lượng giao dịch khủng, và phục hồi của chữ “V” cũng cần bật lại với khối lượng giao dịch lớn. Chúng ta có cả hai”.

Ngày 21/12, theo CCN đưa tin, Bakkt cùng với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Hợp đồng tương lai (CFTC) vừa hoàn thành thỏa thuận và được chấp nhận kế hoạch kinh doanh, trong đó bitcoin thực sẽ được chuyển cho nhà đầu tư trong hợp đồng tương lai.

So với sàn CME hay CBOE chuyển tiền lãi lỗ chênh lệch thì đây là sự khác biệt. Kelly Loeffler, CEO của Bakkt, nói “Thật tốt khi có thỏa thuận bằng tiền, nhưng cần phải giao bitcoin thực”. Sàn giao dịch này chuyển bitcoin thực khi hợp đồng tương lai đến hạn, và hoạt động trên sàn này có thể ảnh hưởng đến lượng cung của bitcoin trong tháng 1.

Sự tham gia vào thị trường đang giảm dần

JPMorgan Chase vừa cảnh báo thị trường về sự tham gia của những nhà đầu tư tổ chức: “Tham gia của các định chế tài chính vào giao dịch bitcoin dường như đang phai nhạt dần”.

Nhà phân tích của JPMogan viết trên bài nghiên cứu gửi cho khách hàng: “Thước đo dòng chảy then chốt (trong thị trường tương lai và trong khối lượng giao dịch trung bình cũng giảm mạnh”.

Bộ tài chính của Nga (MinFin) tin rằng việc tạo ra đồng tiền kĩ thuật số có sự hỗ trợ của Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU – bao gồm Belarus, Kazakhstan, Russia, Armenia và Kyrgyzstan) là không thể ngăn cản do lệnh cấm của Mỹ, theo tờ Rambler của Nga.

Dự án này dường như sẽ được đưa ra mà không có sự hỗ trợ của công nghệ blockchain. Bộ trưởng Bộ tài chính của nước này cho hay “Chúng tôi nghe nói về những lệnh cấm sắp tới. Do đó, chúng tôi phải phản ứng lại bằng cách xây dựng hệ thống thanh toán quốc tế an toàn không phụ thuộc vào đồng USD”.

Nguồn: Blog tiền ảo

12149
Tác dụng của nó là giúp người dùng chuyển tiền qua ứng dụng WhatsApp.


Theo báo cáo của Bloomberg, Facebook đang âm thầm phát triển một đồng tiền mã hóa của riêng mình. Với đồng tiền mã hóa mới này, Facebook sẽ cho phép người dùng WhatsApp có thể chuyển tiền cho nhau, một cách đơn giản và nhanh chóng.

“Facebook đang phát triển một stablecoin – tiền mã hóa được đảm bảo bằng đồng USD và có giá trị ít biến động”, báo cáo của Bloomberg cho biết. Như vậy, đồng tiền mã hóa mới của Facebook sẽ giống với Tether (USDT) hay đồng Petro của Venezuela.

Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa rõ thời điểm ra mắt đồng tiền mã hóa mới của Facebook. Trong khi đó, thị trường tiền mã hóa hiện nay đang trong tình trạng báo động, khi giá trị sụt giảm nghiêm trọng.

Facebook vẫn đang rất nỗ lực để phát triển lĩnh vực tài chính, dựa trên nền tảng các ứng dụng của mình. Nhưng vấn đề bảo mật cũng là một mối lo ngại, chỉ có WhatsApp là nền tảng tin nhắn mã hóa không liên quan đến các vấn đề quyền riêng tư mà Facebook gặp phải trong thời gian gần đây.

Nguồn: Blog tiền ảo

12150
Mặc dù giảm mạnh trong năm nay, một cựu giám đốc điều hành của AQR Capital Management đã xếp hạng cho thị trường tiền điện tử năm 2018 hạng B+, trong một đoạn văn thể hiện ý kiến cá nhân trên Bloomberg.

Aaron Brown – cựu giám đốc quản lý rủi ro của AQR – chỉ ra giá Bitcoin đã mất 80%, rơi từ 20.000 USD vào một năm trước và kể cả những năm trước nữa, cụ thể là vào năm 2011 và năm 2013.

Brown đã phác thảo thực tế rằng sự sụt giảm của Bitcoin trong năm nay thực sự tương đối nhẹ hơn so với mức giảm nhanh chóng sau khi đạt đỉnh vào năm 2011. Tuy nhiên, đợt bán tháo năm 2018 lại mạnh hơn năm 2013, tác giả lưu ý.


Tác giả lưu ý rằng vào năm 2011, Bitcoin đã chạm đáy trong vòng một năm sau khi đạt đỉnh và phục hồi sau chưa đầy hai năm. Xu hướng giảm theo sau mức cao nhất của Bitcoin, khoảng 1.150 USD vào tháng 12 năm 2013 mất một khoảng thời gian dài hơn, kéo dài bốn năm trước khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 12 năm 2017.

Tác giả cũng đã so sánh sự sụp đổ của tiền điện tử năm 2018 với Chỉ số tài chính Mỹ Dow Jones năm 2007, nói rằng các biểu đồ trông tương tự từ một năm trước, từ khi đạt đỉnh đến một năm sau đó.

Nhìn vào hiệu suất lịch sử của Nasdaq, phải mất 15 năm để phục hồi sau năm 2000, chuyên gia tài chính kết luận rằng tiền điện tử có thể ở mức thấp trong một thời gian rất dài, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng việc phục hồi sau sự cố là phổ biến.

Kết luận, Brown bày tỏ sự lạc quan và nói rằng ông tự tin tiền điện tử sẽ “sống lâu dài”.

Nguồn: Blog tiền ảo

Pages: 1 ... 808 809 [810] 811 812 ... 1068
ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod