follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here

Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Topics - new.b

Pages: [1] 2 3
1
Vào ngày 6/3/2024, Binance Launchpool đã thông báo dự án thứ 48 mang tên Aevo. Vậy Aevo là gì? Dự án này có gì nổi bật? Tokenomics là gì?

Aevo là gì?
Aevo là nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung (Perpetual DEX), được xây dựng trên Aevo Chain - một giải pháp Layer 2 sử dụng bộ công cụ OP Stack. Vì vậy, Aevo đang nhắm tới việc tối ưu hóa trải nghiệm và gia tăng tốc độ xử lý khi người dùng giao dịch option và perpetual on-chain.

Bên cạnh đó, nền tảng cũng cung cấp bộ sản phẩm như margin, otc… để hỗ trợ quá trình giao dịch của nhà đầu tư trở nên tối ưu bằng cách gia tăng tốc độ giao dịch, tiết kiệm chi phí và hạn chế khả năng bị thanh lý cho người dùng.

Người dùng có thể truy cập trang chủ Aevo tại: https://www.aevo.xyz

Điểm nổi bật của Aevo
Hiện tại, sàn Perp DEX cũng đang phát triển ngày càng mạnh với số lượng gia tăng chóng mặt như GMX, DYDX... Tuy vậy, Aevo đã trở nên nổi bật và được cộng đồng hưởng ứng tích cực nhờ những đặc điểm sau:
  • Hiệu suất xử lý giao dịch cao: Bằng cách sử dụng bộ công cụ OP Stack, mạng lưới Aevo có thể xử lý các giao dịch perpeptual và option nhanh hơn với tốc độ xử lý 5,000 TPS cùng mức phí thấp.
  • Sản phẩm đa dạng: Aevo cung cấp đa dạng các sản phẩm như Aevo Perp, Aevo Options, Aevo OTC, Portfolio… giúp người dùng có thể linh hoạt sử dụng, phù hợp với chiến lược và khẩu vị đầu tư của từng người.
  • Giao diện thân thiện: Theo dự án, nền tảng sẽ thiết kế giao diện giúp người dùng có thể trải nghiệm tương tự như ở sàn CEX, với các bước đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng trong thị trường.
Giao diện giao dịch của Aevo trực quan và dễ sử dụng

Token của Aevo là gì?
Vào tháng 7/2023, đề xuất về việc tích hợp Ribbon với Aevo đã được thông qua. Theo đó, Aevo sẽ ra mắt token quản trị là AEVO, nhưng được phát triển và cải tiến dựa trên đồng token RBN của Ribbon. Người dùng nắm giữ token RBN có thể được hỗ trợ chuyển đổi qua token AEVO theo tỷ lệ 1:1.

AEVO Token Key Metrics
  • Token Name: Aevo
  • Ticker: AEVO
  • Blockchain: Ethereum
  • Token type: Governance
  • Total Supply: 1,000,000,000 AEVO
  • Initial Supply: : 110,000,000 AEVO
AEVO Token Allocation
Theo dự án, tỷ lệ phân bổ token AEVO như sau:
  • DAO Treasury: 36%
  • Team: 23%
  • Private Sale: 18.5%
  • Remain RNB in Circulation: 10.3%
  • Binance Launchpool: 4.5%
  • Airdrop: 3%
  • Company Treasury: 2.7%
  • Market Maker: 2%
Tỷ lệ phân bổ token AEVO tập trung phần lớn vào DAO Treasury

AEVO Token Use Case
Theo dự án, người dùng nắm giữ token AEVO sẽ có thể sử dụng cho hai trường hợp sau:
  • Governance: Có quyền quyết định về việc nâng cấp, thay đổi và các chính sách của dự án.
  • Staking: Người dùng stake token AEVO sẽ được giảm phí giao dịch trên sàn giao dịch và nhận phần thưởng tích luỹ.
AEVO Token Release Schedule
Lịch phát hành token AEVO như sau:
  • Mở khoá đầy đủ 18.5 % tỷ lệ token cho nhà đầu tư tại vòng Private Sale vào tháng 5/2024.
  • Người dùng nắm giữ token RBN có thể chuyển sang AEVO theo tỷ lệ 1:1 với thời gian khoá trong vòng 2 tháng (Chi tiết thời gian cho phép chuyển đổi chưa công bố).
  • Phân bổ 16% FDV cho người dùng và hệ sinh thái trong vòng 4 năm.
AEVO Token Sale
Ngày 06/03/2024, Binance Launchpool thông báo sẽ niêm yết token AEVO. Cụ thể, người dùng có thể stake BNB và FDUSD để nhận AEVO trong thời gian từ 7h00 sáng ngày 8/3/2024 đến 7h00 sáng ngày 13/3/2024.
Số lượng AEVO được phân bổ cho từng pool như sau:
  • BNB pool: 36,000,000 AEVO
  • FDUSD pool: 9,000,000 AEVO
Roadmap
Theo thông báo, hành trình phát triển của Aevo trong năm 2024 như sau:
Q1 2024:
Ra mắt và airdrop token AEVO
Q2 2024:
  • Ra mắt Trading Incentives
  • Ra mắt Aevo Strategies
  • Ra mắt spot và derivatives RFQ
Q3 2024:
  • Triển khai Permissionless trên Aevo L2
  • Xây dựng hệ sinh thái cho Aevo L2
Đội ngũ phát triển và Nhà đầu tư Aevo
Đội ngũ phát triển
Mặc dù Aevo không công bố thông tin về đội ngũ phát triển, tuy nhiên theo thông báo có một số thành viên đến từ Ribbon Finance vì hai dự án này sáp nhập với nhau.

Nhà đầu tư
Theo thông báo, Aevo đã gọi vốn thành công 16.6 triệu USD qua 3 vòng từ các quỹ đầu tư lớn trong thị trường crypto như Paradigm, Dragonfly Capital, Ethereal Ventures, Coinbase Ventures, Nascent, Robot Ventures, Scalar Capital và Alliance. Cụ thể:

Aevo đã trải qua 3 vòng gọi vốn thành công với số tiền 16.6 triệu USD

Đối tác dự án
Aevo đã phát triển mối quan hệ đối tác với 3 dự án sau, cụ thể:
  • Hợp tác với Socket để hỗ trợ quy trình gửi và rút tiền cross-chain.
  • Hợp tác với Conduit để hỗ trợ Aevo L2.
  • Hợp tác với Celestia để hỗ trợ Data Availability cho Aevo L2.
Dự án tương tự
Một số dự án tương tự Aevo có thể kể đến như:
  • GMX: Là sàn giao dịch spot và perpetual phi tập trung trên Arbitrum. Với danh nghĩa là một trong những sàn giao dịch hợp đồng vĩnh cửu đầu tiên trên Arbitrum, GMX đã thu hút được rất nhiều người dùng, sau đó tiếp tục mở rộng sang Avalanche.
  • dYdX: Là nền tảng trading phi tập trung với nhiều tính năng hỗ trợ v, bao gồm giao dịch Spot (giao ngay), Margin (ký quỹ) và Perpetuals (hợp đồng không kỳ hạn).
Nguồn: Coin98 - Aevo là gì? Dự án thứ 48 trên Binance Launchpool

2
Moby, nền tảng Launchpad với kỳ vọng sẽ đưa hình thức đầu tư ICO quay trở lại và bùng nổ hơn nữa với sự đa dạng trong cơ chế gọi vốn. Moby có gì nổi bật nổi bật? Tokenomics của Moby là gì?


Moby là gì?
Moby là nền tảng gây quỹ (launchpad), cho phép các dự án có thể huy động vốn từ cộng đồng theo hình thức ICO. Điểm chung của các dự án hoạt động trên Moby là định hướng tập trung vào cộng đồng, hướng đến khả năng kết nối, giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn về dự án muốn đầu tư.

Người dùng có thể truy cập Moby tại: https://launchmoby.com

5 cơ chế gọi vốn của Moby
Launchpad của Moby hoạt động dựa trên 5 cơ chế để phù hợp với định hướng và cách thức tiếp cận của từng dự án, bao gồm: 
  • Bonding Curve: Là cơ chế hoạt động dựa trên đường cong toán học, xác định mối quan hệ giữa giá của token và tổng cung lưu thông. Bonding curve phù hợp với dự án có chiến lược huy động vốn linh hoạt và không muốn phụ thuộc vào nhà đầu tư. Mặc dù vậy, cần lưu ý, nếu sử dụng cơ chế trên, giá token có thể biến động mạnh nếu nhu cầu của người mua tăng hoặc giảm mạnh.
  • Liquidity Bootstrapping Pools (LBP): Là smart pool của Moby, cho phép dự án có thể điều chỉnh tỷ trọng và giá token dựa trên tổng cung - cầu theo thời gian được định sẵn. Cách tiếp cận này giúp dự án có thể thu hút thanh khoản ngay sau khi ICO kết thúc. Tuy nhiên, LBP khá phức tạp để quản lý, đòi hỏi dự án cần phải tính toán và xác định tỷ lệ trong pool một cách phù hợp.
  • Fixed Capped - Capped: Là mô hình phù hợp với các dự án có nhu cầu kiểm soát nguồn vốn có thể huy động, nhằm đảm bảo rằng tổng số vốn sẽ không vượt quá số vốn cần gọi (over-funding). Tuy nhiên, nhược điểm là có thể hạn chế khả năng hoạt động của dự án nếu tính toán nguồn vốn chưa hợp lý, thiếu hụt ngân sách để hoạt động.
  • Uncapped Market-cap Launch: Cho phép dự án muốn gia tăng số tiền tối đa có thể huy động được từ nhà đầu tư mà không cần thực hiện các vòng gọi vốn khác. Điều này giúp dự án có thể linh hoạt và chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên, cơ chế trên có thể xảy ra tình trạng over-funding, dẫn đến một số thách thức như: quản lý vốn kém hiệu quả hay token bị giảm giá trị.
  • Customizable Launch: Là chiến lược cho phép các dự án có thể tùy chỉnh các thông số của ICO theo nhu cầu riêng, ví dụ như: giá token, lịch trình bán, tỷ lệ phân bổ token… để đáp ứng mục tiêu dự án đề ra dựa trên tình hình của thị trường.
Điểm nổi bật của Moby
So với nhiều dự án launchpad khác trên thị trường, Moby nổi bật với những đặc điểm sau:
  • Hướng đến cộng đồng: Moby tập trung vào mục tiêu xây dựng một cộng đồng tích cực và gắn kết, nơi các nhà đầu tư và dự án có thể tương tác với nhau. Điều này giúp nhà đầu tư có thể hiểu hơn về dự án, đồng thời dự án cũng sẽ cung cấp được các thông tin minh bạch và rõ ràng hơn, chẳng hạn như tokenomics, lộ trình phát triển…
  • Mô hình huy động vốn đa dạng: Moby cung cấp 5 mô hình gọi vốn khác nhau, bao gồm: Bonding Curve, Liquidity Bootstrapping Pools (LBP), Fixed Capped - Capped, Uncapped Market-cap Launch và Customizable Launch nhằm đáp ứng nhu cầu và chiến lược gọi vốn của từng dự án.
Token của Moby là gì?
Token của Moby là MOBY (utility & governance token của dự án).
MOBY Token Key Metrics
  • Token Name: Moby
  • Ticker: MOBY
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: 0x40a7df3df8b56147b781353d379cb960120211d7
  • Token type: Utility & Governance
  • Total Supply: 100,000,000 MOBY
  • Circulating Supply: 17,948,439 MOBY
MOBY Token Allocation
Theo dự án, token MOBY được phân bổ với tỷ lệ sau:
  • Public Sale: 59%
  • Contributor: 28%
  • Ecosystem Growth: 10%
  • Advisors & Partnerships: 2%
  • Angle Investor: 1%
Tỷ lệ phân bổ token MOBY tập trung phần lớn tại vòng Public Sale

MOBY Token Release Schedule
MOBY Token Release Schedule

Lịch phát hành token MOBY diễn ra tối đa trong vòng 18 tháng

MOBY Token Sale
Moby đã tổ chức vòng public sale cho cộng đồng, với thời gian mở bán từ từ 21h ngày 1/2/2024 đến 21h ngày 3/2/2024. Theo đó, vòng public sale diễn ra theo mô hình FCFS (First Come First Serve), cụ thể:

Tổng số token được mở bán trong đợt Public Sale: 59,000,000 MOBY (tương đương 59% tổng cung)
  • Giá bán: 0.25 USD
  • FDV: 25 triệu USD
  • Thời gian Vesting: 50% tại TGE, sau đó vesting trong 3 tháng
MOBY Token Use Cases
Người dùng nắm giữ token MOBY có thể sử dụng cho các trường hợp sau:
  • Staking: Trong đó 50% phí trên nền tảng launchpad sẽ được chia sẻ lại cho người dùng. Ngoài ra, staker trên Moby sẽ được thêm vào danh sách whitelist để tham gia các ICO trên nền tảng. Đặc biệt, 1% tổng cung token MOBY sẽ được phân bổ cho staker trong giai đoạn ICO của các dự án.
  • Governance: Người dùng stake token MOBY sẽ được tham gia biểu quyết quản trị trên Moby.
Nhà đầu tư Moby
Moby nhận được sự đầu tư từ dự án như: ModularLabs, X1Network, Founder dự án Story Protcol, GuildFi…

Các nhà đầu tư vào Moby đến từ nhiều dự án khác nhau

Dự án tương tự
Một số dự án tương tự Moby có thể kể đến như:
  • Starship: Là nền tảng gây quỹ trên nhiều mạng lưới như Viction, BNB Chain… (multichain launchpad), được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ Ninety Eight
  • Binance Launchpad: Là nền tảng gây quỹ độc quyền của Binance nhằm giúp các dự án Blockchain có thể kêu gọi vốn đầu tư.
Nguồn: Coin98 - Moby (MOBY) là gì? Nền tảng Launchpad theo hình thức ICO

3
Quảng cáo có thưởng (rewarded ads) là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực tiếp thị (marketing) và ghi nhận mức tăng trưởng mạnh hàng năm trong nhiều năm qua.


Trong thế giới crypto, Everyworld là dự án tiên phong trong lĩnh vực này, cung cấp nền tảng cho phép người dùng xem video và chơi game để nhận được phần thưởng. Vậy dự án Everyworld có gì nổi bật và thiết kế như thế nào?

Everyworld là gì?
Everyworld là giao thức quảng cáo có tặng thưởng (rewarded ads) xây dựng dựa trên công nghệ blockchain, cho phép người dùng có cơ hội nhận thưởng bằng cách xem quảng cáo dưới dạng video hoặc chơi trò chơi. Mục tiêu của Everyworld là thay thế các nền tảng truyền thống như chương trình truyền hình và mạng xã hội.

Ban đầu, giao thức được tích hợp trên Discord và phần thưởng sẽ được phân phối dưới dạng điểm. Càng kiếm nhiều điểm, người chơi càng có cơ hội chiến thắng giải thưởng độc đắc từ nền tảng.

Trang web chính của Eveyrworld: https://www.everyworld.com

Giao diện website Everyworld

Everyworld hiện trong giai đoạn truy cập sớm (early access). Trong thời gian này, phần thưởng cho người chơi sẽ được thanh toán bằng điểm. Trong tương lai, điểm thưởng sẽ được quy đổi thành token EVERY. Bên cạnh đó, Everyworld có kế hoạch dài hạn về chính sách phân quyền, theo đó, người tham gia sẽ nhận thưởng từ chính tương tác của mình, cùng nhiều lợi ích khác khi đóng góp, xây dựng cho mạng lưới.

Tuy chỉ mới ra mắt một tuần, nhưng tính đến ngày 22/02/2024, Everyworld đã thu hút hơn 60,000 thành viên trên toàn thế giới cùng tham gia trải nghiệm trên Discord.

Trong tương lai, điểm thưởng sẽ được quy đổi thành token EVERY.

Cách hoạt động của Everyworld
Thiết kế của Everyworld hoạt động theo cơ chế đa lợi ích (dual incentivization) mà trong đó, động lực tham gia từ người dùng không chỉ đến từ lợi ích cá nhân, mà còn đến từ mong muốn đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng.

Mô hình hoạt động của Everyworld là sự kết hợp các yếu tố:
  • Trao quyền cho người dùng: Nền tảng cho phép người dùng kiểm soát trải nghiệm xem quảng cáo trực tuyến bằng cách cung cấp phần thưởng bằng tài sản crypto, nhờ đó khiến việc tiêu thụ quảng cáo thụ động thành một hoạt động thực tế hơn và có khả năng sinh lời.
  • Mô hình doanh thu đổi mới & hai chiều: Không chỉ người dùng, mà những người sáng tạo nội dung và nhà quảng cáo trên Everyworld cũng được hưởng lợi từ mức độ tương tác của người dùng, nhờ đó mang lại thu thập cao hơn từ quảng cáo.
  • Sự bảo tồn môi trường: Đây là một trong những vấn đề cấp bách đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Với Everyworld, dự án sẽ trích một phần điểm thường mà người dùng kiếm được và quy đổi sang token EVERY để quyên góp cho các tổ chức bảo tồn môi trường. Như vậy, mỗi cú nhấp chuột của người dùng sẽ trở thành một đóng góp trong nỗ lực bảo vệ môi trường trên toàn cầu.
Quy trình hoạt động của Everyworld như sau:
Người dùng xem nội dung video và chơi game show để kiếm điểm thưởng (point). Tất cả số điểm sẽ được tích luỹ vào một giải độc đắc. Sau đó, Everyworld sẽ tổ chức chương trình quay số tặng thưởng (drawing) khoảng vài ngày một lần để chọn ra một người chiến thắng. Người chơi kiếm được nhiều điểm hơn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.

Ở thời điểm viết bài, Everyworld đang trong giai đoạn đầu, cho phép người dùng thử nghiệm, phần thưởng dành cho người chiến thắng sẽ được thanh toán dưới dạng điểm. Trong lần quay thưởng gần đây nhất (tính đến thời điểm ngày 22/02/2024), người thắng cuộc đã nhận được 21 triệu điểm thưởng.

Trong tương lai, điểm này sẽ được quy đổi thành token EVERY (khi dự án ra mắt token). Việc này sẽ góp phần tạo nên tính ổn định và bền vững cho giá trị token. Theo đó, tỷ lệ phân phối phần thưởng token EVERY trong mỗi đợt drawing như sau:
  • 40% cho những người chiến thắng cá nhân.
  • 40% cho các tổ chức bảo tồn môi trường.
  • 10% cho chương trình giới thiệu (referral).
  • 10% bị đốt.
Tổng số lượng token EVERY mà người chiến thắng nhận sẽ được mở khoá dần dần theo từng tháng, với lần mở khoá ban đầu là ngay lần thanh toán đầu tiên.

Phân bổ thưởng dưới dạng token EVERY trong từng đợt Drawing.

Bên cạnh đó, dự án cũng chia sẻ rằng họ đã có một kế hoạch dài hạn về chính sách phân quyền (decentralize), theo đó, người tham gia sẽ nhận thưởng từ chính tương tác của mình, cùng nhiều lợi ích khác khi đóng góp, xây dựng cho mạng lưới.

Điểm nổi bật của Everyworld
Với thông điệp “Play the Game. Be The Winner. Save the Planet, too.” - “Chơi game. Chiến thắng. Giải cứu hành tinh.”, giao thức Everyworld kết hợp giữa việc giải trí thường ngày của con người và mục tiêu mang tính vĩ mô hơn, đó là bảo vệ môi trường.

Thông điệp của Everyworld.

Mô hình xem quảng cáo nhận phần thưởng
Trên thực tế, nhiều nền tảng với mô hình xem quảng cáo để nhận thưởng đã thành công nhận được lượng lớn người dùng và doanh thu khủng, có thể kể đến như Mistplay, Influence Mobile, MPL, Winzo… Một số con số nổi bật như:
  • Quảng cáo video có thưởng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 43% so với quảng cáo video không có thưởng.
  • Tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn lần lượt 45% và 33%.
  • 62% người dùng thường xuyên tương tác với quảng cáo video thưởng.
Những nhà quảng cáo thường ưa chuộng các quảng cáo có thể mang lại phần thưởng cho người dùng, vì họ có thể kiếm được nhiều người dùng trung thành hơn so với các hình thức quảng cáo thông thường, từ đó có thể bù đắp lại một phần (hoặc thậm chí có lợi nhuận cao hơn) chi phí quảng cáo. Vì vậy, Everyworld đã tận dụng mô hình quảng cáo có thưởng cùng với công nghệ của crypto để khiến nó trở nên hiệu quả hơn.

Hơn nữa, Everyworld hoạt động trên Discord, một trong những nền tảng giao tiếp online phổ biến nhất, thu hút cộng đồng game thủ và những người yêu thích tiền điện tử trên toàn thế giới. Dự án đang tập trung vào việc mở rộng mạng lưới người dùng và nhà quảng cáo game nhằm gia tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.

Hướng đến vấn đề bảo vệ môi trường
Everyworld là một trong số ít các dự án crypto dành sự quan tâm và ưu tiên đối với vấn đề bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Theo đó, 40% token được trả trong từng đợt quay thưởng sẽ trích ra để ủng hộ cho các tổ chức bảo tồn môi trường trên thế giới do Everyworld lựa chọn.

Cho đến nay, Everyworld đã có hai lần đóng góp cho The Ocean Cleanup, một tổ chức tập trung vào việc loại bỏ các loại rác thải nhựa trôi nổi trong đại dương. Tổ chức này đã tạo nên nhiều tác động tích cực tới hệ sinh thái sông Cần Thơ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khi ứng dụng công nghệ giúp ngăn chặn rác thải trên sông.

Việc lựa chọn tổ chức nào để quyên góp sẽ dựa trên hệ thống bỏ phiếu phi tập trung nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và nhất quán.

Everyworld hướng sự tập trung đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Web3 Technology
Về bản chất, Everyworld là một trò chơi trúng thưởng may mắn, xen kẽ với các quảng cáo cho trò chơi điện tử.

Giao thức Everyworld tận dụng sức mạnh của công nghệ Web3 và blockchain để đảm bảo tính minh bạch, bảo mật và công bằng trong quy trình hoạt động. Tuy nhiên, nền tảng không chỉ giới hạn ở các trò chơi blockchain, mà còn có thể kết hợp các nội dung quảng cáo video cho trò chơi độc lập, ở tất cả thể loại, bao gồm cả trò chơi truyền thống và Web3.

Hơn nữa, việc trả thưởng bằng token trong tương lai sẽ giúp mang lại lợi ích cho cả người dùng và dự án trên Everyworld, trong đó:
  • Người dùng có thể tham gia nền tảng Everyworld và kiếm thưởng một cách dễ dàng, linh hoạt hơn.
  • Dự án có thể dễ dàng tiếp cận được lượng người dùng lớn trên toàn cầu, ngoại trừ người dùng ở một số quốc gia bị hạn chế như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Canada, Singapore…
Token EVERY là gì?
Hiện dự án chưa có thông tin về tokenomics của token EVERY.

Đội ngũ dự án, Nhà đầu tư & Đối tác của Everyworld
Đội ngũ dự án
Everyworld được phát triển bởi đội ngũ đứng sau Everyrealm, nền tảng Web3 tạo ra các video game và thế giới trò chơi hoá dành cho các nhà sáng tạo nội dung và người chơi.

Quote
Tầm nhìn của Everyworld là xây dựng một mạng quảng cáo phi tập trung đầu tiên trên thế giới, được thiết kế nhằm mang lại lợi ích bình đẳng cho người dùng và cả hành tinh.
Đại diện Everyworld chia sẻ

Nhà đầu tư & Đối tác
Nhà đầu tư của Everyworld bao gồm những quỹ đầu tư lớn như a16z, Coinbase Ventures, Hashed, Dragonfly Capital… cùng với các dự án khác như Avalanche, Polygon, Dapper…

Các nhà đầu tư của Everyworld bao gồm nhiều VC lớn.

Ngoài ra, Everyworld cũng đã hợp tác với nhiều công ty và dự án từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong crypto, trong đó phần lớn các dự án về game và NFT có thể kể đến như The Sandbox, Decentraland, Highstreet, Star Atlas…

Nguồn: Coin98 - Everyworld (EVERY) là gì? Mạng lưới quảng cáo có tặng thưởng Web3 đầu tiên trên

4
Khác với các nền tảng blockchain trên thị trường khi sử dụng hai cơ chế đồng thuận phổ biến là PoW và PoS, Spacemesh đã phát triển cơ chế của riêng mình mang tên PoST nhằm giải quyết các nhược điểm về chi phí cao, ảnh hưởng môi trường...


Spacemesh là gì?
Spacemesh là blockchain layer 1, sử dụng cơ chế đồng thuận tự phát triển mang tên Proof of Space Time (PoST) để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng, bảo mật và chi phí cao của các blockchain hiện tại.

Thông qua việc phát triển PoST, Spacemesh cho phép người dùng có thể tận dụng dung lượng bộ nhớ không sử dụng trên ổ cứng để tham gia trở thành thợ đào (miner) của mạng lưới, bằng cách chứng minh họ chỉ sử dụng dung lượng đó cho việc mining trên Spacemesh trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 2 tuần).

Cơ chế PoST của Spacemesh nổi bật nhờ khả năng giảm được lượng tiêu thụ điện năng vì không sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính để xác minh giao dịch như cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) và không yêu cầu lượng tài sản phải stake vào mạng lưới nhiều như Proof of Stake (PoS).

Người dùng có thể truy cập trang chủ Spacemesh tại: https://spacemesh.io/about/

Điểm nổi bật của Spacemesh
Spacemesh được phát triển với định hướng mang công nghệ blockchain có thể tiếp cận tới người dùng mới một cách dễ dàng hơn mà không gặp quá nhiều rào cản về khả năng mở rộng hay chi phí cao thông qua một số điểm nổi bật sau:
  • Khả năng tiếp cận cao: Spacemesh cho phép người dùng mới, chưa có nhiều vốn vẫn có thể trở thành miner của nền tảng để nhận về phần thưởng khối thông qua cơ chế PoST khi chỉ yêu cầu không gian lưu trữ trống trên máy tính cá nhân. Điều này giúp người dùng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí để trở thành miner nếu so sánh với hai cơ chế đồng thuận phổ biến hiện nay là PoW và PoS, nhưng vẫn kiếm được lợi nhuận ổn định theo thời gian.
  • Cơ chế phần thưởng khối: PoST cho phép tất các thợ đào của mạng lưới đều có thể nhận phần thưởng khối nếu tham gia vào quá trình xác thực giao dịch. Phần thưởng khối trên Spacemesh sẽ tỉ lệ thuận với dung lượng lưu trữ trong ổ cứng mà người dùng dành vào việc mining trên mạng lưới.
  • Thân thiện với môi trường: Vì hạn chế được lượng lớn năng lượng tiêu thụ, cơ chế PoST giúp Spacemesh trở thành nền tảng blockchain có thể giảm được những ảnh hưởng tiêu cực mà blockchain có thể gây ra với môi trường (Theo Đại học Cambridge và Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc miner sử dụng cơ chế PoW để đào đồng tiền điện tử Bitcoin đã tiêu tốn năng lượng tương đương với lượng điện nước Hà Lan sử dụng năm 2019).
Token của Spacemesh là gì?
Token của Spacemesh là SMH (utility token).
SMH Token Key Metrics
  • Token Name: Spacemesh
  • Ticker: SMH
  • Blockchain: Updating…!
  • Token Standard: Updating…!
  • Contract: Updating…!
  • Token type: Utility
  • Total Supply: 2,400,000,000 SMH
SMH Token Allocation
Theo dự án, token SMH được phân bổ như sau:
  • Mining: 93.75%
  • Team: 6.25%
Spacemesh thông báo về tỷ lệ phân bổ token SMH

SMH Token Release Schedule
Theo dự án, số lượng token SMH sẽ bắt đầu mở khóa sau 1 năm mainet và được phát hành tuyến tính trong vòng 3 năm. Cụ thể số lượng token SMH phát hành trong vòng 200 năm đầu tiên như sau:

Lịch phát hành token SMH của Spacemesh

SMH Token Use Case
Người dùng nắm giữ token SMH có thể được sử dụng cho các mục đích sau:
  • Trả phí gas khi giao dịch
  • Phần thưởng cho thợ đào khi tham gia vào mạng lưới.

Đội ngũ dự án
Spacemesh được thành lập và phát triển bởi đội ngũ gồm những thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau, đứng đầu gồm:
  • Aviv Eyal: Co-founder
  • Rami Kasterstein: Co-founder
  • Tomer Afek: CEO, Co-founder
Đội ngũ phát triển nền tảng Spacemesh đến từ nhiều nơi và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau

Dự án tương tự
Một số dự án tương tự Spacemesh có thể kể đến như:
  • Filecoin: Là mạng lưới dự trữ phi tập trung, được thiết kế để lưu trữ những thông tin quan trọng của người dùng. Trong Filecoin, miner được thưởng vì cung cấp dung lượng lưu trữ, không phải để thực hiện các phép tính lãng phí.
  • Arweave: Là nền tảng blockchain layer 1 được phát triển dựa trên thuật toán đồng thuận thế hệ mới Proof of Access để tạo ra kho lưu trữ dữ liệu thực sự vĩnh viễn đầu tiên.
Nguồn: Coin98 - Spacemesh (SMH) là gì? Blockchain Layer 1 với cơ chế đồng thuận PoST

5
Portal – cái tên tiếp theo thuộc mảng GameFi đã chính thức ra mắt token trên thị trường.

Với cách tiếp cận mới, giao thức đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng. Vậy liệu dự án game này có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai?

Portal là gì?
Portal là một nền tảng tiên tiến giúp người dùng tham gia vào các trò chơi trên nhiều blockchain khác nhau chỉ thông qua một giao diện duy nhất.

Với sứ mệnh giảm bớt các rào cản kỹ thuật từ Web2 sang Web3, dự án mảng Gaming này là dự án cơ sở hạ tầng game liên chuỗi, sử dụng công nghệ LayerZero.

Người dùng có thể sử dụng token $PORTAL như một loại tiền tệ chung khi nền tảng này tích hợp công nghệ Omnichain của LayerZero, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và mua bán tài sản giữa các blockchain.

Portal đơn giản là cầu nối giữa mọi tựa game trên mọi blockchain.


Đặc điểm nổi bật của dự án
Cross-chain functionality
Portal được xây dựng trên giao thức LayerZero, nhằm mục đích liên kết các trò chơi trong mạng lưới bằng cách sử dụng hệ thống cross-chain tương thích với các blockchain khác nhau, chấp nhận $PORTAL làm loại tiền mặc định.

Giao thức LayerZero tăng cường hiệu ứng mạng, bảo mật, tốc độ, khả năng mở rộng và tính thanh khoản, tạo điều kiện cho các giao dịch giữa các trò chơi trở nên mượt mà.

Ngoài ra, dự án cung cấp một giải pháp Omnichain, nổi bật với phương pháp tiếp cận nút siêu nhẹ kết hợp bảo mật và hiệu quả về chi phí cho việc chuyển dữ liệu qua chuỗi khối.


Nodes
Mạng lưới các Node của Portal tạo thành một lớp đồng bộ hóa kết hợp giữa Portal Web3 Engine và Oracle/Relayers của LayerZero.

Các Node cung cấp một lớp xác nhận thứ hai cho các giao dịch qua chuỗi được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng phân tán thuộc sở hữu và điều hành bởi cộng đồng.

Nodes có thể hoạt động trên đám mây hoặc cục bộ để nhận được phần thưởng, nhận được các quyền truy cập VIP từ đối tác, quyền biểu quyết cho giao thức và NFTs khi kết thúc 1 epoch kéo dài 24 giờ.


Thông tin về token
$PORTAL thực hiện một chức năng quan trọng là một token thanh toán và phí trên mạng lưới Portal.

Các phí giao dịch trên mạng lưới xuất phát từ các giao dịch giữa các chuỗi được xác thực bởi các node Portal và các khoản phí cố định của mạng lưới Portal. Cấu trúc phí sẽ được điều chỉnh sau khi được kiểm tra để cho phép mở rộng kinh tế có thể thực hiện được.

Tất cả các trò chơi thuộc mạng lưới của nền tảng đều chấp nhận $PORTAL là một trong các phương tiện thanh toán trong trò chơi hoặc trên các thị trường liên quan đến trò chơi, và tất cả các khoản phí liên quan đến bất kỳ giao dịch giữa các chuỗi nào thông qua mạng lưới của dự án đều được tính bằng $PORTAL.

Token Metrics
  • Token name: Portal Token
  • Ticker: PORTAL
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: Updating…
  • Token Type: Utility, Governance
  • Total Supply: 1,000,000,000 PORTAL
  • Initial Supply: 167,134,615 (16.71% of total supply)
Phân bổ của token

  • Binance Launchpool: 5%
  • Team & Advisors: 23%
  • Treasury: 23%
  • Private Sale Investors: 22%
  • Public Sale Investors: 11%
  • Community Incentive – 1: 10%
  • Community Incentive – 2: 4%
  • Liquidity Reserve: 2%
Lịch trả token


Tiện ích token
  • Staking: $PORTAL có thể được sử dụng để stake trên platform để nhận phần thưởng. Ngoài ra, Stake $PORTAL để có thể truy cập vào Portal Launchpad.
  • Voting: Ngươi dùng cũng có thể stake token PORTAL để đề xuất những dự án game trong hệ sinh thái
  • Đảm bảo chức năng của nền kinh tế Portal: $PORTAL có thể được đốt thông qua phí giao dịch nhằm giảm thiểu lạm phát
  • Node: Người dùng có thể nhận được phần tưởng token $PORTAL khi chạy node trên nền tảng
  • $PORTAL được sử dụng để làm phí giao dịch và phí cross-chain
Roadmap
Q1 2024:
  • $PORTAL TGE – Ra mắt $PORTAL trên thị trường trên các sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Ra mắt trên Mainnet ETH.
  • Kích hoạt Trò chơi Web2
  • Quỹ – Ra mắt Quỹ Portal cho nền tảng và hệ sinh thái của Portal
  • Staking – Nền tảng Stake-To-Access ra mắt để stake $PORTAL để nhận điểm sử dụng trong Launchpad của Portal.
  • Các Node – Triển khai mạng lưới Node và khả năng cho các chủ sở hữu $Portal trở thành các validator trong mạng lưới của Portal.
  • Discovery Platform – Ra mắt nền tảng Discovery, giới thiệu những trò chơi tốt nhất của Web3 trong hệ sinh thái của Portal.
  • Launchpad – cho phép chủ sở hữu $Portal truy cập vào các token GameFi và NFT tiếp theo quan trọng nhất từ trong mạng lưới.
Q2 2024:
  • Game Wallet – Ra mắt Game Wallet.
  • Marketplace SDK – Ra mắt Marketplace SDK của Portal cho giao dịch tài sản cross-chain.
  • Mở rộng Cross-chain – Mở rộng $PORTAL và nền tảng chơi game sang các chuỗi mới.
  • Kích hoạt Trò chơi Web2 – Kích hoạt IP Web2 cho Esports + Bộ sưu tập số.
Q3 2024:
  • NEXUS (DEX) – Ra mắt sàn giao dịch trò chơi thanh khoản qua chuỗi của Portal.
  • Kích hoạt Trò chơi Web2 – Kích hoạt IP Web2 cho Esports + Bộ sưu tập số.
  • Mở rộng Cross-chain – Mở rộng $Portal và nền tảng chơi game sang các chuỗi mới.
Q4 2024:
  • Mở rộng Cross-chain – Mở rộng $Portal và nền tảng chơi game sang các chuỗi mới.
  • Kích hoạt Trò chơi Web2 – Kích hoạt IP Web2 cho Esports + Sưu tập số.
Đội ngũ của dự án
Updating…

Nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư
Updating…

Đối tác
Nhóm đối tác của nền tảng gồm nhiều cái tên lớn như MagicEden, LayerZero, WME, Solana, Avalanche, Polygon, Kalyton và M80 Esports.

Nhận định
Dự án game này đang mở ra một hướng đi mới đối với thị trường Game Crypto. Nền tảng mang lại thanh khoản cùng với cơ hội tiếp cận mình chỉ với token $PORTAL.

Portal đang nắm giữ một vị thế quan trọng trong việc tiến xa hơn vào thế giới của Web3 Gaming. Với sự kết hợp của công nghệ tiên tiến LayerZero và tính thanh khoản của token $PORTAL, dự án đang tạo ra một cầu nối mạnh mẽ giữa các trò chơi trên nhiều blockchain khác nhau.

Bằng cách giảm bớt các rào cản kỹ thuật và cung cấp một môi trường đa chuỗi linh hoạt, dự án định hình lại cách mà người chơi tham gia và tương tác với trò chơi. Đồng thời, việc triển khai mạng lưới Node và các tính năng như Staking và Voting cũng đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển của dự án.

Với một roadmap rõ ràng và các kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, Portal đang dần khẳng định vị thế của mình như một nền tảng tiên tiến trong ngành công nghiệp game trên blockchain.

Câu hỏi thường gặp
Kênh thông tin chính thức của dự án là gì?
Làm thế nào để đăng ký chạy node của dự án?
Tổng kết
Allinstation đã giải đáp cho anh em câu hỏi Portal là gì và cung cấp thông tin xoay quanh dự án. Anh em hãy cùng tìm hiểu và đánh giá để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất. Chúc anh em may mắn!!!

Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư.

Nguồn: allinstation - Portal là gì? Nền tảng GameFi đáng chú ý của năm 2024

6
Nền tảng DeFi Ondo Finance trước đây đã công bố huy động vốn thành công 20 triệu USD từ những quỹ lớn như Pantera, Founders Fund… và đồng thời cũng được mở bán trên Coinlist vào tháng 5/2022.

Gần đây token ONDO cũng dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn Crypto hàng đầu là Coinbase.

Ondo Finance là gì?
Ondo Finance là một giao thức DeFi cho phép các nhà đầu tư crypto trao đổi lợi nhuận và rủi ro trong một pool thanh khoản một cách an toàn thông qua các Vault. Qua đó Ondo mở rộng các sản phẩm để hỗ trợ các nhà đầu tư thiết lập một vị thế yield cố định mà vẫn đảm bảo giảm mức độ rủi ro.

Cụ thể hơn, lợi nhuận của việc đầu tư luôn là một con số biến động bởi chịu ảnh hưởng của nhiều biến số, Ondo Finance giúp các nhà đầu tư bằng cách cung cấp và hỗ trợ sử dụng phương tiện tài chính để quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn. Trong đó, sản phẩm dựa theo khẩu vị đầu tư sẽ được chia thành 2 nhóm:
  • Vị thế Yield cố định cho những người thích lợi nhuận ổn định.
  • Vị thế Yield thay đổi cho những người thích rủi ro và lợi nhuận cao.

Qua đó mục tiêu của Ondo Finance là trở thành một ngân hàng đầu tư phi tập trung trong thế giới DeFi.
Đáng chú ý Ondo Finance đã lọt top ngôi sao hàng tháng của MVB III, một chương trình tài trợ của Binance nhằm hỗ trợ phát triển các dự án.

Điểm nổi bật của dự án
USDY Token
USDY là một loại tiền được mã hóa được bảo đảm bằng Kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. USDY có thể tiếp cận được đối với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức không phải người Hoa Kỳ và được thiết kế để kết hợp khả năng tiếp cận của một stablecoin với lợi suất chất lượng cao bằng đô la Mỹ.

Giống như stablecoin, USDY hoạt động như một tài sản vô danh có thể được chuyển giao cho các nhà đầu tư mà không cần phải đăng ký với tổ chức phát hành, mặc dù việc tích hợp là cần thiết để đúc tiền hoặc mua lại. Tuy nhiên, không giống như stablecoin, người nắm giữ USDY kiếm được gần như toàn bộ lợi nhuận từ tài sản hỗ trợ USDY.

USDY được phát hành bởi Ondo USDY LLC, một công ty được thiết kế để tránh phá sản khỏi bất kỳ thực thể nào khác, bao gồm cả các công ty điều hành Ondo.

Thêm vào đó, tài sản còn được đảm bảo bởi các tài sản chất lượng cao: Người nắm giữ USDY nhận được lợi nhuận được tạo ra từ tài sản cơ bản trong khi các tài sản khác không được công ty phát hành đảm bảo.


OUSG Token
OUSG token của Ondo là một token của Trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ Mỹ.
Tham gia vào quy trình này có nhiều bên liên quan tham gia:
  • Ondo I GP: Đơn vị đầu mối điều phối chung
  • Ondo Capital Management: Đơn vị quản lý đầu tư
  • Ondo Finance Inc.: Đơn vị công nghệ thực hiện token hoá ETF
  • Ondo I LP: Đơn vị thu gom vốn của nhà đầu tư
  • Qualified custodian: Đơn vị giám sát tài sản của khách hàng
  • Clear Street: Đơn vị môi giới chứng khoán, thực hiện các lệnh mua, bán ETF
  • Coinbase: Đơn vị giám sát và quản lý tài sản on-chain
  • NAV Consulting: Đơn vị tư vấn về ETF
Mô hình hoạt động của Ondo Finance
Ondo Finance cung cấp các Vault để người dùng thêm thanh khoản và cùng chia sẻ các mức lợi nhuận hoặc rủi ro. Khác với mô hình truyền thống là 1 pool 2 token, Ondo chia pool làm 2 pool riêng biệt với lợi ích, rủi ro khác nhau, cụ thể như sau:
  • Fixed Tranche pool: Pool này sẽ cung cấp cho anh em nguồn APY (Annual Percentage Yield hay tỷ suất thu nhập năm) cố định. Điều này giúp anh em có thể dự đoán trước được lợi suất và rủi ro trong tương lai.
  • Variable Tranche pool: Ở Pool này APY sẽ biến động dựa vào hiệu suất của pool thanh khoản. Cụ thể anh em nhận được yield từ những lợi ích còn lại của việc cung cấp thanh khoản (ví dụ như phí giao dịch, incentives từ AMM,…) sau khi đã trừ đi phần Yield cố định của fixed tranche.

Quy trình hoạt động của Ondo Finance sẽ diễn ra sau đây, để cho dễ hiểu thì mình xin lấy ví dụ về Ondo Vault có 2 đồng USDC và ETH với lợi tức tối thiểu là 10% và thời gian khoá là 30 ngày:

Bước 1: Do Ondo Finance cho phép cung cấp thanh khoản một phía, anh em có thể chọn cung cấp ở Fixed Tranche hoặc Variable Tranche. Cụ thể:
  • Tài sản ở Fixed tranche thường là stablecoin như USDC, có nguồn yield thấp.
  • Tài sản ở Variable tranche thường là native token từ các dự án như ETH với nguồn yield lớn hơn những biến động.
Anh em sẽ đóng góp vào những pool này trong thời gian 7 ngày. Sau khi chốt, 2 pool này có giá trị USD bằng nhau ghép lại sẽ được 1 pool hoàn chỉnh để đem đi cung cấp thanh khoản.

Bước 2: Sau khi gộp lại pool tổng sẽ được đem đi cung cấp thanh khoản ở nền tảng Defi AMM như Uniswap v2 hoặc Sushiswap. Sau đó, thanh khoản cũng sẽ được khóa trong 30 ngày, anh em chỉ có thể rút thanh khoản và phần thưởng sau khi đã kết thúc thời gian chờ trên.

Bước 3: Sau khi hết thời gian cung cấp thanh khoản, tổng số tiền nhận về (bao gồm LP token, phí giao dịch, incentives) sẽ được chuyển đổi sang 2 token ban đầu để trả lại cho 2 tranche. Trong đó người cung cấp cho Fixed tranche sẽ nhận về đầy đủ token (USDC) + khoản yield 10% còn người chọn Variable tranche sẽ nhận toàn bộ số yield còn lại sau khi trừ đi phần của fixed tranche.


Sản phẩm của Ondo Finance
Với mô hình Ondo Vault bao gồm 2 tranche như trên, dự án hiện đang triển khai 2 sản phẩm chính:
  • Flipped Vault: Dịch vụ cho người dùng, giúp họ cung cấp thanh khoản.
Một số Flipped Vault trên Ondo
  • Liquidity as a Service (LaaS): Dịch vụ cung cấp thanh khoản cho các DAO do Ondo hợp tác thực hiện. Hiện tại dự án đã hợp tác được với 10 DAO khác nhau với các tên tuổi lớn như Near, Synapse, UMA, Terra, Fei, Frax…
Một số LaaS trên Ondo

2 sản phẩm này tuy có vẻ khác nhau nhưng đều là Ondo Vault, chỉ khác ở chỗ người sử dụng là 2 đối tượng khác nhau, với Flipped Vault người sử dụng là nhà đầu tư cá nhân thông thường, người dùng nhỏ lẻ trong khi đối tượng của LaaS là những dự án DAO.

Nhận xét về mô hình hoạt động
Có thể nói đây là 1 sản phẩm tài chính có cấu trúc (structured-finance). Trong thời điểm ra mắt, bằng việc phân chia lại lợi nhuận và rủi ro của việc cung cấp thanh khoản Ondo có thể nói là mở ra 1 thị trường mới với nhiều tính năng hấp dẫn.

Theo mình thì mô hình này có điểm hay khi đã giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn để quản lý tốt lợi nhuận và rủi ro của mình. Cụ thể với fixed tranche, Ondo đã giúp cho nhà đầu tư ưa ổn định có sự lựa chọn an toàn tránh được rủi ro Impermanent Loss khi cung cấp thanh khoản và đồng thời cho họ khoản APY kha khá là lên tới 36.01%. Đổi lại điều này cũng thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Ondo Finance hơn, qua đó cung cấp một nguồn thanh khoản ổn định mà không phụ thuộc quá nhiều vào những chương trình thúc đẩy người dùng khác như Liquidity Mining vốn tốn không ít chi phí của người dùng.

Thông tin cơ bản về token
  • Token Name: Ondo Finance Token.
  • Ticker: ONDO
  • Blockchain: Ethereum
  • Contract: 0xfAbA6f8e4a5E8Ab82F62fe7C39859FA577269BE3
  • Token type: Governance
  • Token Standard: ERC-20
  • Total Supply: 10,000,000,000 ONDO
  • Circulating Supply: Updating…
Tiện ích token
Quản trị DAO, bỏ phiếu…

Phân bổ token
  • Coinlist Tranche 1: ~ 1% (khoá 1 năm và phân bổ dần trong 18 tháng)
  • Coinlist Tranche 2: ~ 4% (khoá 1 năm và phân bổ dần trong 6 tháng)
  • Seed Investors: < 7% (khoá 1 năm và phân bổ dần trong 24 tháng)
  • Series A Investors: < 7% (khoá 1 năm và phân bổ dần trong 24 tháng)
Thông tin cụ thể về những bên còn lại dự án sẽ update sau

Roadmap
Updating…

Thông tin về săn Airdrop dự án Ondo Finance
Anh em có thể tham khảo thêm tại bài viết này của Allinstation.


Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
Đội ngũ dự án

CEO của Ondo Finance

CEO của dự án là ông Nathan Allman từng tốt nghiệp Brown University và đã có thời gian làm việc tại Goldman Sachs.
Cùng với CEO, đứng sau dự án Ondo là cũng những cái tên nổi bật đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ thiết kế UI/UX, phát triển phần mềm, công nghệ blockchain, marketing, tài chính, kinh doanh… Mục tiêu chung của họ là tạo ra một nền tảng DeFi mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu và góp phần đưa lĩnh vực này đến gần với cộng đồng hơn.

Bên cạnh đó dự án có kế hoạch sẽ mở rộng đội ngũ lên 20 người với nhiều chức vụ trải dài từ kỹ thuật, marketing, thiết kế đến chuyên viên phát triển kinh doanh.

Nhà đầu tư

Một số những nhà đầu tư & đối tác của Ondo Finance

Tháng 8/2021, Ondo Finance đã gọi vốn 4 triệu USD trong vòng seed round bởi Pantera Capital cùng với một số nhà đầu tư khác như Genesis, Digital Currency Group, CMS, CoinFund, Chapter One, Bixin, Divergence, Protoscale Capital, The LAO, Stani Kulechov, Josh Hannah, Richard Ma, Diogo Monica, và Christy Choi.

Gần đây Ondo Finance cũng đã gọi vốn thành công 20 triệu USD vòng Series A dẫn đầu bởi Pantera Capital và Founders Fund của Peter Thiel. Ngoài ra vòng này cũng có sự góp mặt của Coinbase Ventures, Tiger Global, GoldenTree Asset Management, Wintermute, Flow Traders và Steel Perlot.

Đối tác
Ondo chỉ hợp tác với những đối tác uy tín, có danh tiếng tốt trên tất cả các chức năng như một quỹ của dự án là OUSG, đầu tư vào một quỹ giao dịch trên sàn (ETF) được bảo đảm bằng Trái phiếu Mỹ ngắn hạn. Chính quỹ ETF này được quản lý bởi BlackRock, quản lý tài sản lớn nhất thế giới, với 10 nghìn tỷ đô la quản lý (khoảng một phần tư số tiền lưu thông ngày nay). Trái phiếu Mỹ này được giữ bởi một trong những người giữ quỹ ưa thích của BlackRock: BNY Mellon, Citi, JP Morgan và State Street. Và tất nhiên, Trái phiếu Mỹ được bảo đảm bởi sự tin cậy đầy đủ và tín dụng của Chính phủ Hoa Kỳ, mà được coi là một trong những tài sản có rủi ro thấp nhất trên thế giới.

Nhận định
Ondo Finance là một dự án hàng đầu thuộc mảng DeFi kết hợp với yếu tố Real-World Assets. Theo DeFiLlama, TVL của dự án hiện đang đứng thứ 3 trong số các nền tảng RWA với 179 triệu USD tài sản đổ vào.


Như Allinstation đã từng đưa thông tin rằng Ondo Finance có tiềm năng lớn trở thành một nền tảng có khả năng lead Narrative RWA trong dài hạn, tham khảo thêm tại RWA sẽ là xu hướng tăng trưởng trong dài hạn?. Với việc tận dùng nguồn tiền nhàn rỗi để gia tăng tài sản cho người dùng mà ít phải chịu nhiều rủi ro trong thị trường crypto như các nền tảng khác, rõ ràng Ondo hội tụ nhiều yếu tố để thu hút dòng tiền trong tương lai.

Ngoài ra, với việc được list Coinbase, Ondo càng cho thấy định hướng phát triển của dự án đang tiếp tục đi đúng hướng.

Lời kết
Allinstation đã cung cấp cho anh em những thông tin chi tiết về dự án Ondo Finance. Anh em hãy cùng tìm hiểu và đánh giá dự án để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất, chúc anh em may mắn!!!

Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư!

Nguồn: allinstation - Ondo Finance (ONDO) là gì? Toàn bộ thông tin về dự án Ondo Finance

7
MVB là chương trình được Binance Labs tổ chức nhằm mục đích tìm ra những dự án tiềm năng trên BNB Chain. KiloEx là một trong những dự án nổi bật lọt top trong lần thứ 6 của MVB. Vậy KiloEx là gì? Tokenomics của dự án như thế nào?


KiloEx là gì?
KiloEx là sàn giao dịch hợp đồng vĩnh cửu phi tập trung (perpetual DEX), được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái BNB Chain, cung cấp cho người dùng đa dạng các tính năng như: giao dịch phái sinh, earn, bridge, copy trading… với mức đòn bẩy lên đến 100x.

Khác với hầu hết các sàn giao dịch khác, KiloEx hoạt động theo mô hình Peer-to-Pool, với sự tham gia của hai thành phần chính, bao gồm: Trader và Liquidity Provider, trong đó:
  • Trader: Là những người tham gia giao dịch trên sàn để kiếm lợi nhuận từ hoạt động giao dịch.
  • Liquidity Provider: Là những người cung cấp thanh khoản cho sàn và kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch.


Người dùng có thể truy cập trang chủ KiloEx tại: https://www.kiloex.io

Điểm nổi bật của KiloEx
KiloEx là sàn giao dịch phi tập trung tham gia vào chương trình MVB lần thứ 6 do Binance Labs tổ chức và lọt top dự án trong năm 2023 với một số điểm nổi bật sau:
  • Giao diện thân thiện: Mục tiêu của KiloEx là tập trung vào trải nghiệm giao dịch của người dùng, do đó, giao diện nền tảng được thiết kế một cách trực quan và thân thiện, cho phép bất kỳ ai cũng có thể sử dụng với các thao tác đơn giản.
  • Phí giao dịch thấp: So với nhiều sàn DEX khác trên thị trường, mức phí giao dịch của KiloEx khá thấp, chỉ khoảng 0.1% trong khi Uniswap là 0.15%, hay Pancakeswap là 0.2%... Việc KiloEx tính phí giao dịch thấp có thể thu hút thêm người dùng mới, giúp họ tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận khi sử dụng nền tảng.
  • Cơ chế khớp lệnh nhanh: Việc sử dụng mô hình Peer-to-Pool, nền tảng cho phép tốc độ khớp lệnh diễn ra nhanh hơn, từ đó đảm bảo được các chiến lược và hoạt động giao dịch của người dùng.
  • Đa dạng phương thức giao dịch: Điểm nổi bật khác của KiloEx là cung cấp cho người dùng các phương thức giao dịch linh hoạt như market, limit, conditional với nhiều loại tài sản hỗ trợ, bao gồm: crypto, ngoại hối (hỗ trợ trong tương lai)... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Hướng dẫn săn airdrop KiloEx
Theo tokenomics của dự án, KiloEx sẽ trích ra 10% để tiến hành airdrop token cho người dùng sớm của nền tảng, do đó, người dùng có thể tham gia trải nghiệm để gia tăng cơ hội nhận token trong tương lai theo các cách sau:

Cách 1:  Tham gia giao dịch trên KiloEx
  • Bước 1: Truy cập vào sàn KiloEx tại đây.
  • Bước 2: Kết nối ví với nền tảng, hiện KiloEx hỗ trợ đa dạng các loại ví cho người dùng như Coin98 Super Wallet, MetaMask, OKX Wallet…
  • Bước 3: Thực hiện các bước giao dịch phái sinh. Người dùng nên giao dịch với tổng volume tối thiểu là 10,000 USD để gia tăng cơ hội nhận airdrop.
Cách 2: Cung cấp thanh khoản
  • Bước 1: Truy cập vào vault của KiloEx tại đây.
  • Bước 2: Chọn Deposit và nhập số lượng USDT muốn cung cấp thanh khoản. Sau khi gửi USDT, người dùng sẽ được nhận lại kUSDT theo tỷ lệ 1 USDT = 0.83 kUSDT. Người dùng có thể rút USDT bất kỳ lúc nào.
Cách 3: Đóng góp ý kiến
Trong quá trình trải nghiệm nền tảng, người dùng có thể gửi các phản hồi tích cực hoặc những điểm chưa tốt của KiloEx theo các bước sau:
  • Bước 1: Truy cập vào Form KiloEx Feedback tại đây.
  • Bước 2: Điền các thông tin người dùng muốn đóng góp và chọn nút Submit (gửi).
Form điền thông tin phản hồi của khách hàng từ KiloEx

Cách 4: Tham gia mạng xã hội
Người dùng có thể tương tác và trò chuyện trực tiếp với nền tảng bằng cách gia nhập vào Discord của KiloEx, hoặc và tham gia các sự kiện do KiloEx tổ chức tại Galxe. Hiện Galxe có 3 sự kiện để người dùng KiloEx có thể tham gia, bao gồm: KiloEx Vault Role, KiloEx Trading Role Campaign, KiloEx Bug Contributor.

Nhiệm vụ của KiloEx tại Galxe

Token KiloEx là gì?
KiloEx có hai loại token, bao gồm: utility token (KILO) và escrowed token (xKILO). xKILO là token ký quỹ của nền tảng, có tính thanh khoản thấp hơn so với KILO và không thể chuyển nhượng. Người dùng có thể sử dụng xKILO để gửi vào staking pool của nền tảng và kiếm phần thưởng được phân phối bằng USDT.

KILO Token Key Metrics
  • Token Name: KiloEx
  • Ticker: KILO
  • Blockchain: BNB Chain
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: Updating…!
  • Token type: Utility
  • Total Supply: 1,000,0000,000 KILO
  • Circulating Supply: Updating…!
KILO Token Allocation
KiloEx thông báo tỷ lệ phân bổ token KILO như sau:
  • Ecosystem: 34%
  • Team: 20%
  • Airdrop: 10%
  • Staking Reward: 10%
  • Private Sale: 10%
  • Strategic Investment: 10%
  • Advisor: 5%
  • Liquidity Provider: 1%
KiloEx công bố thông tin phân bổ token KILO

KILO Token Release Schedule
KiloEx thông báo lịch phát hành token KILO như sau:

Lịch mở khoá token KILO kéo dài trong vòng 4 năm

Roadmap
Theo dự án, lộ trình phát triển trong năm 3 quý 2024 như sau:
  • Q1 2024: Click-trading/Multi-asset Vault/TPSL system upgrade/Hedge Tool V1.
  • Q2 2024: Forex Trading/Fee Discount Coupon/KiloEx APP/KiloEx Genesis Pass.
  • Q3 2024: Hedge Tool V2/Decentralized Copy Trading/Multi-asset Margin.
Đội ngũ, Đối tác, Nhà đầu tư dự án
Đội ngũ dự án
KiloEx được phát triển bởi nhà sáng lập Zhebin (Joey) Ni, người tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Vật lý của Đại học Hạ Môn, Hồng Kông.

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2018, Ni liên tục nhận các bằng chứng nhận về Tài chính, công nghệ. Đến năm 2018, Ni làm việc tại MSQ với vai chức vụ Quản lý, Nghiên cứu và Đầu tư Blockchain.

Sau đó, từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019, Ni trở thành Giám đốc kinh doanh cao cấp tại Blue Helix.

Tháng 4/2020, Ni chuyển sang làm Giám đốc phát triển kinh doanh cao cấp tại OKX.

Vào tháng 2/2023, Ni xây dựng và phát triển KiloEx.

Nhà đầu tư
KiloEx là sàn giao dịch đã đạt giải cuộc thi MVB do Binance Labs tổ chức và nhận được khoản đầu tư, với số tiền chưa được tiết lộ.

KiloEx được hậu thuẫn chính bởi Binance Labs

Dự án tương tự
  • GMX: Là sàn giao dịch spot và perpetual phi tập trung, ban đầu hoạt động trên BNB Chain, sau khi phát triển sản phẩm thành công trên Arbitrum đã chuyển hẳn hoạt động sang Arbitrum.
  • Vela Exchange: Là sàn giao dịch tương lai phi tập trung phục vụ nhu cầu giao dịch chuyên nghiệp cho nhiều loại tiền mã hóa khác nhau trên Arbitrum.
Nguồn: Coin98 - KiloEx (KILO) là gì? Hướng dẫn săn airdrop dự án lọt top MVB VI của Binance Labs

8
Trong chương trình Incubation Program lần thứ 5, zkPass là dự án được Binance Labs lựa chọn để đầu tư cùng sự tham gia của nhiều quỹ lớn khác trong thị trường. Vậy zkPass là gì? zkPass có điểm gì nổi bật? Ai là người đứng sau dự án tiềm năng này?


zkPass là gì?
zkPass là giao thức bảo mật (privacy protocol), cho phép các dự án Web3 có thể tăng cường bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng thông qua việc cung cấp giải pháp xác minh danh tính (KYC) nâng cao, nhờ việc kết hợp sử dụng 3 công nghệ chính: Multi-party computation (MPC), Zero-knowledge Proof (ZKP) và Three-party transport layer security (3P-TLS).

Bên cạnh đó, nền tảng cũng cung cấp giải pháp TransGate giúp người dùng có thể xác minh những dữ liệu nhạy cảm như danh tính pháp lý, hồ sơ tài chính, thông tin sức khoẻ… một cách an toàn và bảo mật,

Bằng cách cung cấp các giải pháp trên, zkPass có thể tích hợp vào nhiều ứng dụng khác nhau, như nhận dạng phi tập trung Decentralized Identifiers (DID), hệ thống chăm sóc sức khỏe, giao thức cho vay…


Người dùng có thể truy cập trang chủ zkPass tại: https://zkpass.org

Điểm nổi bật của zkPass
Thông qua việc kết hợp sử dụng 3 công nghệ nổi bật trong lĩnh vực công nghệ hiện nay như MPC, ZKP và 3P-TLS, zkPass nổi bật giữa vô vàn các giao thức khác với những điểm sau:
  • Bảo vệ quyền riêng tư: Bằng cách sử dụng công nghệ ZKP, zkPass cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân và chỉ tiết lộ những gì họ muốn thay vì phải cung cấp toàn bộ thông tin, điều này giúp người dùng có thể bảo vệ những thông tin nhạy cảm trên nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
  • Bảo mật cao: zkPass sử dụng mạng phi tập trung MPC, nơi các node đảm nhận vai trò xác thực tính đúng đắn của dữ liệu, nhằm đảm bảo dữ liệu toàn vẹn và hợp lệ, từ đó hạn chế tối đa các trường hợp lừa đảo hoặc mạo danh danh tính người dùng có thể xảy ra.
  • Khả năng tương thích cao: Với công nghệ 3P-TLS, zkPass có thể tương thích với bất kỳ trang web nào sử dụng giao thức HTTPS mà không cần tích hợp API hoặc yêu cầu giấy phép phức tạp.
  • Ứng dụng đa dạng: Có thể thấy, giải pháp của zkPass cung cấp không chỉ ứng dụng trong thế giới Web3 mà còn có thể tích hợp vào các trường hợp sử dụng ở Web2 như y tế, giáo dục, thương mại điện tử… từ đó mở ra “con đường” giúp kết nối người dùng mới một cách dễ dàng hơn.
Token của zkPass là gì?
Tại thời điểm hiện tại, dự án chưa công bố thông tin chính thức về token zkPass, Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông báo.

Roadmap
zkPass ra mắt người dùng lần đầu vào năm 2022, thời điểm hiện tại, lộ trình phát triển của dự án trong năm 2024 vào Q1-Q2 là khởi chạy giao thức V1.

Đội ngũ, Nhà đầu tư và Đối tác
Đội ngũ dự án
zkPass được phát triển bởi một nhóm các kỹ sư về công nghệ, blockchain và chuyên gia marketing tại Châu Á, một số thành viên nổi bật có thể kể đến như:
  • Bing Jiang: Từng giữ vị trí kỹ sư và phó chủ tịch công nghệ, phát triển di động của NTT DoCoMo, Nhật Bản. Sau này, ông là một kỹ sư toàn diện và hiện là trưởng nhóm kỹ thuật của zkPass.
  • Joshua Peng: Ông nhận bằng Ph.D. trong Kỹ thuật kết cấu và Điện toán, Đại học Missouri, hiện phụ trách thiết kế chiến lược và kiến ​​trúc tại zkPass.
  • Annie Muser Z: Trước đây từng làm việc tại PWC, Citi Global Markets Asia, Mason Stevens… Tại zkPass, cô chịu trách nhiệm phân tích thị trường vĩ mô, phát triển token, tình hình tài chính của dự án.
Đội ngũ phát triển zkPass đều lf những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau

Nhà đầu tư
Vào ngày 03/08/2023, zkPass đã thông báo với cộng đồng về việc gọi vốn thành công 2.5 triệu USD tại vòng Seed Round với sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn trong thị trường, dẫn đầu bởi Binance Labs cùng sự góp mặt của OKX Ventures, SEQUOIA, dao5, SIG DT Investments, Inc., lelandventures, cypher_capital, BlockchainFF.


Đối tác
zkPass công bố đã phát triển đối tác với nhiều dự án có công nghệ nổi bật trong thị trường crypto như CyberConnect, Linea, zkSync…

Đối tác của zkPass là những tên tuổi lớn trong thị trường

Dự án tương tự
Một số dự án tương tự zkPass có thể kể đến như:
  • Mina Protocol: Là blockchain Layer 1 sử dụng zk-SNARKs để cung cấp khả năng mở rộng và bảo mật cho các ứng dụng phi tập trung (dApps).
  • StarkNet: Là giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum sử dụng zk-STARKs với mục đích cung cấp khả năng mở rộng và bảo mật cho các dApps.
Nguồn: Coin98 - zkPass là gì? Giao thức bảo mật được hậu thuẫn bởi Binance Labs

9
Vừa qua, Polymer Labs thông báo đã gọi vốn thành công 23 triệu USD với sự tham gia của các tên tuổi lớn trong thị trường crypto cho việc phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng của Polymer. Vậy Polymer là gì? Nền tảng này có gì nổi bật?


Polymer là gì?
Polymer là giải pháp Layer 2 (L2) được phát triển bởi Polymer Labs, với mục tiêu trở thành trung tâm tương tác trên Ethereum thông qua khả năng kết nối các L2 trong hệ sinh thái, bằng cách sử dụng giao thức giao tiếp xuyên chuỗi Inter-Blockchain Communication Protocol (IBC) của Cosmos.

Bên cạnh đó, Polymer cũng kết hợp sử dụng bộ công cụ OP Stack, dịch vụ Data Availability của EigenLayer để mang đến giải pháp tương tác an toàn và bảo mật cho người dùng.

Người dùng có thể truy cập trang chủ Polymer tại: https://www.polymerlabs.org

Điểm nổi bật của Polymer
So với nhiều dự án khác trên thị trường, Polymer kết hợp sử dụng 3 giải pháp công nghệ để mang đến một số điểm nổi bật sau:
  • Khả năng tương tác: Polymer sử dụng giao thức IBC của Cosmos, cho phép các giải pháp L2 trên Ethereum có thể tương tác và trao đổi thông tin với nhau một cách liền mạch. Điều này cho phép Ethereum xử lý nhiều giao dịch hơn mà không làm giảm hiệu suất.
  • Khả năng mở rộng: Polymer tập trung hướng đến việc đáp ứng khả năng mở rộng của các ứng dụng phi tập trung (dApp) xây dựng trên Polymer bằng việc sử dụng bộ công cụ OP Stack. So với mạng chính Ethereum, OP Stack có khả năng xử lý giao dịch cao hơn nhưng với chi phí thấp hơn, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí và cải thiện khả năng mở rộng của mạng lưới.
  • Khả năng bảo mật: Với việc sử dụng Data Availability của EigenLayer, dữ liệu hệ thống được lưu trữ trên một mạng lưới riêng biệt, giảm thiểu các rủi ro mất dữ liệu có thể xảy ra do sự cố trên Ethereum.
Token Polymer là gì?
Dự án chưa công bố thông tin chi tiết về token, Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông báo.

Đội ngũ và Nhà đầu tư
Đội ngũ dự án
Polymer được phát triển bởi các kỹ thuật viên có nhiều năm trong lĩnh vực công nghệ, Web3, một số thành viên nổi bật như:
  • Bo Du: Technical Staff, từng là kỹ sư cơ sở hạ tầng tại Uber và Capsule8.
  • Peter Kim: Operational Staff, từng thuộc bộ phận tư vấn chiến lược cho Ernst & Young.
  • Wenwei Xiong: Technical Staff, từng cung cấp nền tảng cơ sở dữ liệu tại Paradigm 4 cho các công ty dược phẩm hàng đầu, với mục đích xác định các dấu hiệu sinh học cho các bệnh lý, bao gồm cả COVID-19.
Và rất nhiều thành viên khác đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Polymer được phát triển bởi nhiều thành viên ở khắp nơi trên thế giới

Nhà đầu tư
Vào ngày 23/1/2024, Polymer Labs thông báo đã gọi vốn 23 triệu USD thành công cho Polymer với sự dẫn đầu của nhiều tên tuổi lớn trong thị trường crypto nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của giao thức, như: Blockchain Capital, Distributed Global, Maven11, North Island Ventures, Coinbase Ventures, Placeholder, Wintermute, Signum Capital, Digital Currency Group.


Trước đó, Polymer cũng đã gọi vốn thành công 3.6 triệu USD ở vòng Seed diễn ra vào 2 năm trước, các thông tin về nhà đầu tư tại vòng này không được dự án tiết lộ.

Polymer đã trải qua 2 vòng gọi vốn, vòng gần nhất được tiết lộ lên tới 23 triệu USD

Dự án tương tự
Một số dự án tương tự Polymer có thể kể đến như:
  • zkSync: Là giải pháp mở rộng L2 do Matter Labs phát triển, tập trung vào việc giảm chi phí, tăng nhanh tốc độ giao dịch và đem lại sự bảo mật trên Ethereum bằng cách sử dụng công nghệ ZK Rollups.
  • Arbitrum: Là giải pháp mở rộng L2 ra đời nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tắc nghẽn trên Ethereum.
Nguồn: Coin98 - Polymer là gì? Giao thức kết nối Layer 2 trên Ethereum

10
Particle Network là dự án Web3 chuyên về cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng ví. Vậy Particle Network là gì? Liệu dự án còn sản phẩm khác không?


Particle Network là gì?
Particle Network là dự án cung cấp dịch vụ, bộ công cụ và cơ sở hạ tầng để xây dựng ví tiền điện tử Web3 (Wallet-as-a-Service). Mục đích của Particle Network là tạo một sản phẩm ví tiền điện tử Web3 có tính linh hoạt cao, giao diện dễ sử dụng thông qua việc kết hợp hai công nghệ Social LoginAccount Abstraction.

Tại thời điểm viết bài, dự án Particle Network hiện đang phát triển hai công nghệ Fusion Protocol và Confidential zkStack nhằm mục đích nâng cao khả năng bảo mật, ẩn danh và độ hiệu quả khi tương tác với mạng lưới Web3.

Giao diện Particle Network.

Sản phẩm của Particle Network
Hiện tại, Particle Network phát triển bộ ba công nghệ chính gồm:
Wallet-as-a-Service (WaaS)
Công nghệ ví Web3 của Particle Network tập trung vào khía cạnh thân thiện với nhà phát triển dApp và người dùng. Cụ thể, dịch vụ WaaS cho phép nhà phát triển có thể tự do triển khai Account Abstraction (AA) trên dApp của họ mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu về AA.

Ngoài ra, WaaS còn hỗ trợ nhà phát triển xây dựng tính năng Social Login, loại bỏ rào cản tiếp cận Web3 với người dùng mới.

Về tính bảo mật của ví, WaaS cho phép nhà phát triển sử dụng giao thức MPC - TSS, giúp việc ký giao dịch trở nên bảo mật hơn khi cần tới hai ví để xác thực giao dịch.

Mô hình hoạt động của Particle Network.

Confidential zkStack
Confidential zkStack là công nghệ đang được phát triển bởi Particle Network, với mục tiêu hướng tới tính ẩn danh trong không gian Web3. Theo Particle Network, blockchain là nơi mọi giao dịch, hành động đều được minh bạch, dẫn đến câu hỏi:

“Nếu một ví Web3 liên kết với tài khoản mạng xã hội thông qua Social Login, liệu dữ liệu trên mạng xã hội có khả năng rò rỉ không?”

Đã từng có những trường hợp tương tự như việc người dùng liên kết tài khoản mạng xã hội trên các sàn giao dịch CEX, dẫn đến email của người dùng luôn nhận phải những đường link phishing attack. Vì vậy, Particle Network đã phát triển Confidential zkStack trên bộ công cụ WaaS của họ, nhằm mục đích Social Login không khiến dữ liệu mạng xã hội bị lộ.

Ngoài ra, Particle Network sử dụng smart contract AA để bảo đảm giao dịch của người dùng ẩn danh. Cụ thể, Particle Network kết hợp AA và zkStack tạo một tài khoản Stealth Smart Account, đây là ví giúp người dùng giao dịch lẫn nhau trên blockchain với tính ẩn danh.

Mô hình hoạt động của Confidential zkStack.

Intent Fusion Protocol
Intent Fusion Protocol cũng là một trong những công nghệ Particle Network đang tập trung phát triển, với mục đích dễ dàng thực thi ý định của người dùng (intent-centric) theo bộ công cụ nhất định.

Để dễ hình dung, công nghệ Intent Fusion Protocol giúp người dùng rút gọn “bước" trong Web3. Ví dụ chơi một tựa game Web3 trên Base cần mint NFT bằng ETH, nhưng họ chỉ có MATIC trên Polygon, do đó người dùng phải trải qua 4 bước:
  • Tìm cầu nối để chuyển MATIC từ mạng Polygon sang mạng Base.
  • Tìm sàn DEX để swap từ MATIC sang ETH.
  • Mint NFT.
  • Chơi game.
Có thể thấy, khi chơi một tựa game trên Web3, tính trải nghiệm và độ phức tạp là rào cản khiến nhiều người mới không muốn tham gia. Vì vậy, Particle Network đã và đang xây dựng Intent Fusion Protocol với tham vọng tăng tính trải nghiệm của người dùng trong Web3 bằng việc “cắt bớt" hành động.

Mô hình hoạt động của Intent Fusion.

Theo đội ngũ dự án, Intent Fusion Protocol sử dụng Domain Specific Language (DSL) - giao thức được sử dụng để áp dụng cho những mục đích cụ thể, để diễn giải Input và Output của một số hành động nhất định, từ đó Particle Network có thể tạo một bộ công cụ để rút gọn hành động này.

Với ba sản phẩm trên, Particle Network hướng tới tham vọng Account Abstract Omnichain nhằm mục đích đơn giản hoá trải nghiệm của người dùng ở đa mạng lưới mà không phải chỉ riêng một mạng như Starknet, zkSync…

Khác với AA thông thường, Omichain AA không phải ERC-4337 (tiêu chuẩn AA) mà là sự kết hợp giữa các công nghệ cross-chain messaging (LayerZerro, Axelar, Connext…) với khả năng tương thích EVM.

Mô hình Omnichain của Particle Network.

Ngoài ra, Particle Network hiện còn ra mắt một sản phẩm thử nghiệm là BTC Connect, với mục đích áp dụng AA trên mạng lưới Bitcoin.

Mô hình hoạt động của BTC Connect tương đối đơn giản khi Particle Nework sử dụng ví Ethereum kết nối với ví Bitcoin như UniSat, sau đó những hoạt động như Ordinals, BRC-20… đều có thể tương tác trên ví Ethereum.

Mô hình hoạt động BTC Connect.

Token của Particle Network là gì?
Hiện tại, Particle Network chưa ra mắt token dự án. Tuy nhiên, Particle Network đã có thông báo về sử dụng token để hoạt động trên mạng lưới Particle Chain của họ.

Theo đó, Particle Chain là mạng lưới sử dụng công nghệ zkEVM, với tính thích cao với EVM cùng khả năng mở rộng tốt với Omnichain AA.

Roadmap và cập nhật
Dưới đây là một số cột mốc nổi bật của dự án:
  • 6/10/2022: Tích hợp tính năng Social Login.
  • 18/4/2023: Hợp tác với BNB Chain để ra mắt AA và Social Login trên mạng lưới OpBNB.
  • 1/5/2023: Tích hợp thành công mạng lưới zkSync Era.
  • 27/9/2023: Tích hợp thành công mạng lưới Klaytn.
  • 2/1/2024: Trở thành một trong 55 dự án trong cộng đồng People's Alliance. Một số tên tuổi khác như OneID, 1inch, Polyhedra…
  • 24/1/2024: Ra mắt BTC Connect.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
Đội ngũ đằng sau Particle Network bao gồm:
  • Pengyu Wang: Founder tại Particle Network, anh từng ceo tại MiniJoy và phân tích viên tại quỹ đầu tư China Renaissance.
  • Carlos Maximiliano Cano: Content Manager tại Particle Network, anh có khá nhiều kinh nghiệm trong Web3 khi từng làm tại D-Core, Fringe Finance, Panther Protocol.
  • Tao Pan: CTO tại Particle Network, ông từng tốt nghiệp tại đại học Tsinghua và có nhiều năm làm việc tại lĩnh vực blockchain. Ông cũng từng khởi nghiệp với một số dự án gaming và huy động thành công 15 triệu USD từ Alibaba.
Nhà đầu tư
Particle Network hiện đã trải qua ba vòng gọi vốn với tổng số tiền hơn 8.5 triệu USD:
  • 4/5/2022: Gọi vốn 1.5 triệu USD vòng Pre-Seed, dẫn đầu bởi LongHash Ventures.
  • 25/3/2023: Gọi vốn 7 triệu USD vòng Seed, dẫn đầu bởi quỹ đầu tư ABCDE.
  • 14/4/2023: Nhận được sự đầu tư chiến lược từ quỹ Cobo.
Các vòng gọi vốn của Particle Network.

Đối tác
Hiện tại, đối tác chiến lược của Particle Network tương đối lớn trong không gian Web3, một số tên tiêu biểu như Taiko, Linea, Mantle…

Ngoài ra, đối với sản phẩm BTC Connect, Particle Network còn có sự hỗ trợ từ những dự án gồm UniSat Wallet, B² Network, BRC420, BEVM…

Một số dự án tương tự
Dưới đây là một số dự án tương tự:
  • Coin98 Super Wallet: Ứng dụng tiền điện tử được thiết kế để kết nối một tỷ người dùng đến với thế giới tiền điện tử an toàn và bảo mật
  • Ramper: Ví tiền điện tử với tính năng Social Login, cho phép người dùng tạo ví, đăng nhập ví thông qua mạng xã hội
Nguồn: Coin98 - Particle Network là gì? Dự án kết hợp Social Login và AA

11
Pandora (PANDORA) là token đầu tiên được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ERC-404.

Pandora là gì?
Pandora (PANDORA) là token đầu tiên được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ERC-404 và được tạo ra bởi team đã đề xuất phát triển ERC-404 nhằm thử nghiệm cho các nhà sáng tạo và developer.

Cụ thể hơn, ERC-404 một tiêu chuẩn token mới kết hợp đặc điểm của hai chuẩn gồm ERC-20ERC-721 (NFT). Ví dụ với dự án Pandora, họ sẽ có 2 loại token là:
Khi nhà đầu tư/người dùng mua 1 token PANDORA, ví họ sẽ tự động nhận được 1 NFT Pandora. Ngược lại, khi người dùng bán 1 token PANDORA, 1 NFT Pandora tương ứng cũng sẽ bị burn (đốt) theo. Điều này cũng xảy ra tương tự nếu như người dùng mua Pandora NFT thay vì token, chúng sẽ luôn đi đôi với nhau.

Điều này cho phép các nhà đầu tư có thể mua 0.5 token PANDORA để đầu tư trước và mua thêm 0.5 token PANDORA sau này để nhận được 1 NFT Pandora mà không thiếu vốn để đầu tư 1 NFT nguyên.

Điều thú vị là trước khi tạo ra Pandora, các developer của dự án đã tạo ra đồng token EMERALD nhằm giới thiệu một khái niệm mới về NFT được ghép nối với token trước khi ra mắt Pandora (PANDORA).


Điểm nổi bật của Pandora
Pandora là dự án đầu tiên tạo trên tiêu chuẩn ERC-404 nên điểm nổi bật của Pandora cũng được thừa hưởng từ tiêu chuẩn này. Một số điểm nổi bật của tiêu chuẩn ERC-404 là:
  • Giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản của NFT/Fractional NFT.
  • Tạo cơ hội cho thị trường NFT Lending và NFT được giao dịch trên Orderbook/AMM.
  • Tạo ra thị trường săn NFT hiếm thông qua việc giao dịch token.
Nhờ vào những đặc điểm nổi bật đó mà ERC-404 nhận được sự ủng hộ của cộng đồng và Binance Web3 Wallet. Giá token/NFT Pandora cũng tăng mạnh từ mốc $500 lên $32,000 vào ngày 9/2/2024.


Tuy nhiên, ERC-404 vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa hoàn thành audit trước khi được công nhận chính thức nên các bạn cũng không nên FOMO khi chưa hiểu rủi ro tiềm tàng. Các bạn có thể đọc qua bài viết chi tiết về ERC-404 dưới đây.

Đọc thêm: ERC-404 là gì? Cây cầu kết nối ERC-20 và ERC-721 tại đây.

Pandora NFT / PANDORA token là gì?
Pandora NFT / PANDORA token Key Metric
  • Token name/NFT name: Pandora.
  • Token ticker: PANDORA.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Contract: 0x9e9fbde7c7a83c43913bddc8779158f1368f0413.
  • Token/NFT
  • Total Supply: 10,000 PANDORA.
  • Circulating Supply: 8,000 PANDORA.
Pandora Token Use Case
Hiện tại, Pandora chỉ là dự án thử nghiệm trên tiêu chuẩn mới ERC-404 và chưa đại diện cho bất kỳ dự án nào nên PANDORA token và Pandora NFT chưa có ứng dụng cụ thể.

Sàn giao dịch PANDORA Token & Pandora NFT
Người dùng có thể giao dịch PANDORA token tại Uniswap (Ethereum), BingX, Biconomy, LBank,... và giao dịch Pandora NFT tại Opensea, Blur, OKX NFT Marketplace.

Tuy nhiên, đây là token & NFT thử nghiệm nên người dùng nên cân nhắc rủi ro trước giao dịch và không nên FOMO.


Dự án tương tự
Ngoài Pandora, thị trường đã nhanh chóng xuất hiện nhiều dự án ERC-404 khác như Memecoin và không có ứng dụng cụ thể. Ví dụ như
  • Monarch
  • DeFrogs
  • Potion404
Tuy nhiên, ngoại trừ Pandora có vốn hóa 200 triệu USD và được list trên sàn CEX thì các dự án còn lại đều có vốn hóa, khối lượng giao dịch thấp hơn và không được list trên sàn CEX. Vì vậy, các bạn không nên FOMO khi chưa tìm hiểu kỹ về ERC-404.

Nguồn: Coin98 - Pandora (PANDORA) là gì? Dự án ERC404 đầu tiên kết hợp giữa ERC-20 và ERC-721

12
Các giao thức thuộc mảnh ghép native Liquid Restaking Protocol đang xuất hiện ngày càng nhiều với những bước tiến đầy ấn tượng, chứng tỏ tiềm năng phát triển của dự án cùng sự quan tâm lớn từ cộng đồng. ether.fi là một trong những dự án như vậy!


ether.fi là gì?
ether.fi là giao thức native Liquid Restaking Protocol (nLRP), cho phép người dùng stake ETH và nhận về native liquid restaking token của nền tảng là eETH với tỷ lệ 1:1.

Với eETH, người dùng có thể tiếp tục gia tăng hiệu suất sử dụng vốn bằng cách sử dụng eETH để cung cấp thanh khoản vào các pool ether.fi hỗ trợ và nhận về các phần thưởng, bao gồm: APR, APR restaking, điểm thưởng của ether.fi và điểm thưởng từ EigenLayer.

Ngoài ra, ether.fi cũng cung cấp dịch vụ node service, cho phép người dùng có thể đăng ký chạy node nhằm phục vụ cơ sở hạ tầng của nền tảng và nhận về phần thưởng khối.


Điểm nổi bật của ether.fi
Nền tảng ether.fi có một số điểm nổi bật sau:
  • Giao diện trực quan: ether.fi cung cấp một giao diện stake trực quan với các bước đơn giản, dễ sử dụng, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng của nền tảng.
  • Tương thích với nhiều giao thức DeFi: Thời gian vừa qua, ether.fi đã liên tục hợp tác với nhiều giao thức DeFi trên thị trường nhằm mang đến nhiều ứng dụng hơn cho người nắm giữ eETH. Theo đó, eETH có thể được sử dụng để cung cấp thanh khoản cho nhiều giao thức DeFi khác nhau, bao gồm Pendle, Balancer, Curve, Maverick…
  • Cung cấp thanh khoản bằng 1 token duy nhất: Trong ether.fi, người dùng có thể cung cấp thanh khoản bằng duy nhất token eETH vào pool Pendle, điều này giúp tránh được tổn thất từ Impermanent loss gây ra. Sau đó, người dùng sẽ nhận được thêm điểm thưởng từ EigenLayer và ether.fi./li]
Các pool thanh khoản ether.fi cung cấp cho người dùng

Hướng dẫn săn airdrop ether.fi
Có thể thấy, việc nền tảng ether.fi cung các phần thưởng rất đa dạng đã tạo nên sự thích thú trong cộng đồng và khuyến khích người dùng trải nghiệm nền tảng. Bên cạnh đó, ether.fi chưa có thông tin chính thức về token cũng có thể là dấu hiệu tích cực cho tiềm năng airdrop trong tương lai.

ether.fi có nhiều hoạt động để người dùng có thể tham gia săn airdrop như bán bond 2 ETH để nhận BNFT, tham gia chạy node…

Các hoạt động trên ether.fi người dùng có thể tham gia để có cơ hội nhận airdrop

Trong đó, cách đơn giản nhất đối với người có số vốn ít là mint eETH, quy trình thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Truy cập vào ether.fi tại đây.
  • Bước 2: Kết nối ví tiền điện tử với nền tảng, hiện ether.fi đã hỗ trợ ví MetaMask và Wallet Connect.
  • Bước 3: Stake ETH vào ether.fi và nhận về eETH.
  • Bước 4: Sử dụng eETH để cung cấp thanh khoản vào pool Pendle hoặc thực hiện wrap eETH để nhận về weETH và cung cấp thanh khoản vào như Term, Balancer, Gravita…
Bằng cách stake ETH và cung cấp thanh khoản vào các pool nền tảng hỗ trợ, người dùng sẽ nhận được:
  • APR
  • Restaking APR
  • Điểm thưởng từ ether.fi
  • Điểm thưởng từ EigenLayer
Theo nền tảng, công thức tính điểm thưởng như sau:
Số lượng ETH đã stake * 1000 * số ngày đã stake

Người dùng stake ETH để nhận eETH

Lưu ý: Liên tục cập nhật các hoạt động của ether.fi trên các kênh mạng xã hội như X (Twitter cũ) và trang web chính thức của nền tảng để không bỏ lỡ bất kỳ thông báo nào của dự án.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể gia tăng điểm thưởng của mình bằng cách chia sẻ link giới thiệu (referral link) đến bạn bè để mời người khác tham gia theo các bước sau:
  • Bước 1: Tại giao diện ether.fi, chọn tính năng Portfolio trên thanh công cụ.
  • Bước 2: Chọn tính năng Create Referral Link.
  • Bước 3: Sao chép link ref và gửi đến người dùng khác.
Theo đó, cứ 0.1 ETH được stake, người dùng và bạn bè sử dụng link ref đều được nhận 100 điểm thưởng.

Người dùng mời được càng nhiều người qua link ref, điểm thưởng càng cao

Token ether.fi là gì?
Hiện dự án chưa công bố thông tin chính thức về token của nền tảng, theo một số nguồn tin, token của ether.fi sẽ ra mắt vào tháng 4/2024, Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông báo.

Roadmap
Giai đoạn 1: Delegated staking
  • Phát hành ether.fi trên desktop
  • Cho phép ủy quyền đặt cược thông qua cơ chế đấu giá
  • Rút phần thưởng đặt cược và ETH chưa đặt cược
  • Ether.fi NFT có thể chuyển nhượng (T-NFT) và NFT trái phiếu (B-NFT)
  • Hợp đồng kho bạc giao thức ether.fi
Giai đoạn 2: Liquidity Pool and eETH
  • Tích hợp Oracle cho thông tin nút xác thực
  • Phát hành eETH
  • Tích hợp các pool thanh khoản
Giai đoạn 3: Node Services
  • Tích hợp restaking tự động và mô hình quản trị DAO
  • Tích hợp công nghệ Trình xác thực phân tán
  • Phát triển dịch vụ cơ sở hạ tầng ether.fi
Đội ngũ, Nhà đầu tư và Đối tác dự án
Đội ngũ dự án
Đội ngũ dự án ether.fi bao gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, nổi bật là:
  • Mike Silagadze: Founder và CEO, trước đây ông cũng từng đảm nhận vị trí Founder và CEO tại Top Hat.Bsc đến từ trường đại học Waterloo.
  • Chuck Morris: Phó Chủ tịch và Kỹ thuật dự án. Ông đã tham gia thị trường và phát triển đội ngũ kỹ thuật trong crypto từ năm 2018.
  • Rok Kopp: Giám đốc khách hàng, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sale & Marketing.
Đội ngũ dự án ether.fi là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ

Nhà đầu tư
Vào tháng 2/2023, tại vòng Seed, ether.fi đã gọi vốn thành công 5.3 triệu USD từ các quỹ đầu tư lớn trong thị trường, dẫn đầu bởi: NorthIsland, Chapter One… và nhà đầu tư thiên thần Arthur Hayes.

ether.fi gọi thành công 5.3 triệu USD tại vòng Seed

Đối tác dự án
Tới thời điểm hiện tại, ether.fi đã hợp tác với khá nhiều dự án nổi bật trên thị trường, ví dụ như: Maverick, Gravita, Pendle… Đặc biệt là mối quan hệ hợp tác giữa ether.fi và EigenLayer, điều này đã giúp nền tảng có thể cung cấp các pool thanh khoản đa dạng hơn cho người dùng, đồng thời nâng cao tính bảo mật của dự án nhờ các công nghệ từ EigenLayer.


Dự án tương tự
Một số dự án tương tự ether.fi có thể kể đến như:
  • Puffer Finance: Là giao thức native Liquid Restaking Protocol (nLRP) được xây dựng trên hệ sinh thái của EigenLayer.
  • Rocket Pool:  giao thức staking trên Ethereum được xây dựng để tương thích với Ethereum Beacon chain. Đây cũng là dự án nằm trong mảng Liquid Staking Derivatives (LSDs) cùng với các dự án khác như Lido Finance và Ankr Protocol.
Nguồn: Coin98 - ether.fi là gì? Hướng dẫn săn airdrop ether.fi và EigenLayer

13
ERC-404 là tiêu chuẩn đang dậy sóng cộng đồng trong khoảng thời gian gần đây, khi nhiều người cho rằng là công nghệ tương lai dành cho NFT. Vậy ERC-404 là gì?


ERC-404 là gì?
ERC-404 là tiêu chuẩn token kết hợp đặc điểm của hai chuẩn gồm ERC-20ERC-721 (NFT). Thông thường, tiêu chuẩn token ERC-20 không có tính tương tác với ERC-721 bởi đặc điểm non-fungible. Do đó, mục đích của ERC-404 là phân chia các mảnh NFT thành những token nhưng vẫn giữ tính nguyên bản của ERC-72 và tạo nên một mô hình tài chính trong thị trường NFT.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn token ERC-404 hiện chỉ là bản thử nghiệm và chưa được audit. Vì vậy, người dùng nên lưu ý những vấn đề bảo mật liên quan tới chuẩn ERC-404.

Mặc dù ERC-404 đang tạo nên hiện tượng trong thị trường crypto, tiêu chuẩn này lại chưa được đề xuất và phát triển thông qua các đề xuất cải tiến Ethereum (EIP) và Ethereum Request for Comments (ERC). Do đó, nhiều người coi ERC-404 là một tiêu chuẩn thử nghiệm và không chính thức trong mạng lưới ERC-404.

Theo bài phỏng vấn của Cointelegraph với đội ngũ phát triển ERC-404, quá trình đề xuất ERC-404 trong các EIP và ERC tương đối phức tạp bởi liên quan tới các vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, ERC-404 sẽ sớm không còn là token “không chính thức".

Ngoài ra, các chuẩn token như ERC-20 và ERC-721 đều phải thông qua việc audit, nhằm mục đích sử dụng rộng rãi trên mạng lưới Ethereum. ERC-404 lại chưa được trải qua quá trình audit.

Cách hoạt động của ERC-404
Để dễ hình dung, mình lấy dự án Pandora - một trong những dApp tiên phong trong ERC-404 làm ví dụ. Pandora là dự án có số lượng token là 10,000 PANDORA (ERC-20), cùng với số lượng NFT là 10,000 NFT Pandora (ERC-721). Nếu người dùng mua 1 token PANDORA trên Uniswap, ngay lập tức người dùng sẽ nhận được 1 NFT Pandora. Điều này đồng nghĩa ví người dùng đang có 1 NFT và 1 token PANDORA.

Và nếu người dùng bán 1 token PANDORA, 1 NFT Pandora trong ví sẽ biến mất. Ngược lại, ở trong trường hợp người dùng mua 1 NFT Pandora trên Blur, người dùng cũng sẽ nhận về 1 token PANDORA tương ứng.

Do tính độc nhất từ đặc điểm của NFT, người dùng buộc phải có số token tương ứng thì mới có thể nhận NFT. Ví dụ ở dự án Pandora, người dùng cần phải có 1 token PANDORA mới tương ứng với 1 NFT Pandora. Ngoài ra, độ hiếm và đặc điểm của NFT người dùng nhận được sẽ là ngẫu nhiên

Từ đây, người dùng có thể thấy ERC-404 giải quyết một số vấn đề cho NFT, bao gồm rào cản về giá trị quá cao và thanh khoản kém trong thị trường NFT.

Mô hình hoạt động của ERC-404.

Nhược điểm của ERC-404
Tiềm năng và tính ứng dụng của ERC-404 tương đối lớn, nhưng hiện tại tiêu chuẩn token ERC-404 còn đang trong giai đoạn đầu và chưa có nhiều sự chứng thực về độ an toàn. Theo tài khoản @0xQuit trên X, smart contract của ERC-404 đang cho thấy sự nguy hiểm khi người ngoài có thể dễ dàng đánh cắp cả hai token ERC-404 và NFT của dự án.

Cụ thể, nếu một người có 1.5 token PANDORA và 1 NFT Pandora, sau đó người này bán 0.3 token thì NFT Pandora lại đột nhiên không cánh mà bay.

Như đã nói ở trên, 1 token PANDORA tương ứng với 1 NFT. Vì vậy, nếu trong ví có đủ 1 token PANDORA, NFT sẽ không bao giờ mất.


Cũng theo tài khoản @0xQuit, smart contract của chuẩn ERC-404 đang chưa có tối ưu chi phí gas, khi một giao dịch NFT thông thường chỉ tốn 45,000 gas, NFT Pandora lại tốn 100,000 gas. Điều này cũng tương tự đối với token.

Một số dự án ERC-404 nổi bật
Dưới đây là một số dự án ERC-404 đang được cộng đồng quan tâm:

Một số dự án ERC-404.
  • ANON: Dự án ERC-404 đang có số lượng là 64 NFT cùng 352 token ANON.
  • DeFrogs: Một trong những dự án hot nhất ERC-404 với 10,000 NFT và 10,000 token.
  • Pandora: Dự án tiên phong trong “ngách" ERC-404 với 10,000 NFT và 10,000 token PANDORA.
  • Fractional Wonder: Dự án với 10,000 NFT và 10,000 token WONDER.
  • EGGX_ERC404: Dự án với 21,000 NFT và 100,000,000 token.

Nguồn: coin98 - ERC-404 là gì? Cây cầu kết nối ERC-20 và ERC-721

14
SatoshiVM, một dự án mới phát triển trong hệ sinh thái Bitcoin. Sử dụng công nghệ ZK Rollup để làm giải pháp layer 2 giúp mở rộng blockchain Bitcoin.


ZK Rollup là một giải pháp nén giao dịch, nơi các giao dịch được xử lý ngoài chuỗi chính và sau đó được tổng hợp lại thành một giao dịch duy nhất trên chuỗi chính. Điều này giúp giảm bớt số lượng dữ liệu cần xử lý trên chuỗi chính, từ đó tăng tốc độ và giảm phí giao dịch.

Layer 2 là một lớp công nghệ được xây dựng bên trên của blockchain (Layer 1) nhằm mục đích cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng.

Hãy tưởng tượng Bitcoin như một con đường cao tốc. Khi lượng xe cộ tăng lên, con đường này trở nên quá tải và kẹt xe. Dẫn đến tình trạng chậm trễ và phí giao dịch cao, nhất là trong những thời điểm mạng lưới bị quá tải.

Layer 2 giống như việc xây dựng một hệ thống đường xá phụ bên trên con đường cao tốc này. Các giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả trong các đường phía trên này. Sau đó kết quả cuối cùng mới được ghi lại trên con đường chính (Layer 1). Điều này giúp giảm tải cho mạng lưới chính và tăng cường khả năng xử lý giao dịch.


ZK Rollup: Công nghệ đằng sau SatoshiVM
ZK Rollup, một công nghệ Layer 2, sử dụng kỹ thuật "Zero-Knowledge" để xác nhận giao dịch mà không cần tiết lộ thông tin chi tiết. Hãy nghĩ đến việc bạn chứng minh mình biết mật khẩu ngân hàng mà không cần phải nói ra nó. ZK Rollup làm điều tương tự với giao dịch trên blockchain.

Giao dịch được xử lý ngoài chuỗi chính, sau đó tổng hợp và gửi trở lại chuỗi chính dưới dạng tóm tắt. Điều này giúp giảm tải cho chuỗi chính, tăng tốc độ giao dịch và giảm chi phí.

Ban đầu công nghệ ZK Rollup được phát triển trong các dự án Layer 2 trên Ethereum, sau đó ZK Rollup đã nhanh chóng trở thành một giải pháp phổ biến trong cộng đồng blockchain. Nó giải quyết vấn đề mở rộng và tốc độ giao dịch, một thách thức lớn đối với nhiều blockchain.

SatoshiVM, được đặt theo tên của người tạo ra Bitcoin, muốn kết hợp tính bảo mật mạnh mẽ của Bitcoin với tính linh hoạt và thân thiện với nhà phát triển của Máy ảo Ethereum (EVM).

SatoshiVM là một giải pháp mở rộng mạng lưới Bitcoin theo hướng Layer-2 ZK Rollup. Nó được thiết kế tương thích với máy ảo EVM của Ethereum giúp các nhà phát triển dễ dàng triển khai dApp trên mạng lưới layer 2 này mà không cần chỉnh sửa nhiều.

SatoshiVM sử dụng BTC để thanh toán phí giao dịch.

Kiến trúc mạng lưới SatoshiVM
Hãy tưởng tượng SatoshiVM như một tòa nhà với ba tầng, mỗi tầng đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt để giúp SatoshiVM hoạt động mượt mà và an toàn hơn.

Tầng 1: Lớp giải quyết (settlement layer)
Đây là tầng đầu tiên, nơi xử lý các thông điệp từ tầng trên (layer 2) và lưu trữ dữ liệu. Nghĩ về nó như một bộ não, nơi kiểm tra và đảm bảo mọi thứ đều chính xác và an toàn. Có hai "bộ não" chính ở đây:

Bridge script: Nó như một cầu nối giữa blockchain Bitcoin và Layer 2, giúp di chuyển tài sản giữa hai thế giới này một cách an toàn.

Rollup script: Đây là nơi xử lý các giao dịch từ Layer 2, đảm bảo mọi thứ được thực hiện đúng cách.

Tầng 2: Lớp tuần tự (sequencing layer)
Tầng này giống như một trung tâm điều khiển, nơi các giao dịch được nhận và xử lý. Nó tạo ra các khối (block) trên Layer 2 và đảm bảo rằng mọi dữ liệu đều sẵn sàng và chính xác. Có hai loại "trung tâm điều khiển" chính:

Execution Node: Nơi thực thi các giao dịch.

Rollup Node: Đảm bảo tính chính xác và an toàn của các giao dịch.

Tầng 3: Lớp chứng minh (proving layer)
Đây là tầng cuối cùng, nơi các bằng chứng giao dịch được tạo ra và xác nhận. Hãy nghĩ về nó như một nhóm chuyên gia phân tích, kiểm tra và xác nhận mọi thứ trước khi chúng trở thành chính thức. Có một nhân vật chính ở đây:

Coordinator: Người điều phối, gửi nhiệm vụ tới các nhóm Prover để tạo ra bằng chứng, sau đó chuyển tiếp thông tin này tới Rollup Node để hoàn tất quá trình.

Với kiến trúc ba tầng này, SatoshiVM không chỉ giúp Bitcoin hoạt động hiệu quả hơn mà còn mở ra cánh cửa cho nhiều ứng dụng mới và thú vị trên nền tảng này.


Cơ chế hoạt động của SatoshiVM
Tại sao SatoshiVM được xây dựng trên công nghệ ZK Rollup?

SatoshiVM được xây dựng dưới dạng ZK Rollup để tận dụng tính bảo mật của cơ chế đồng thuận Bitcoin trong khi vẫn duy trì hiệu quả hoạt động của chính nó.

Khi bạn thực hiện một giao dịch, thay vì gửi trực tiếp lên chuỗi chính của Bitcoin, giao dịch của bạn được chuyển đến SatoshiVM. Tại đây, giao dịch được kết hợp với hàng nghìn giao dịch khác và xử lý trong một khoảng thời gian ngắn, từ 3 đến 60 giây (thời gian tạo block mới chỉ mất vài giây thay vì 10 phút như trên Bitcoin).

Sau đó, chỉ một bản tóm tắt của những giao dịch này mới được ghi lại trên chuỗi chính, giúp giảm tải và tăng tốc độ xử lý.

Ban đầu, chỉ có SatoshiVM Foundation mới có khả năng tạo block, nhưng kế hoạch là chuyển dần sang mô hình hoạt động phi tập trung, có nghĩa block mới được tạo ra do cộng đồng. Giúp tăng cường bảo mật và minh bạch cho mạng lưới.


Ứng dụng và tác động của SatoshiVM
SatoshiVM đang mở ra một kỷ nguyên mới cho Bitcoin, không chỉ làm tăng tốc độ và giảm chi phí giao dịch mà còn mở rộng khả năng ứng dụng của nó trong thế giới số. Dưới đây là một số ứng dụng tiềm năng và tác động của SatoshiVM đối với hệ sinh thái Bitcoin:

Thanh toán trở nên nhanh và hiệu quả hơn
SatoshiVM giúp Bitcoin trở nên linh hoạt hơn trong các giao dịch thanh toán điện tử, từ việc mua sắm trực tuyến đến chuyển tiền quốc tế. Với khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp, Bitcoin có thể trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến, cạnh tranh với các hệ thống thanh toán truyền thống và tiền điện tử khác.

Khuyến khích phát triển DeFi trên Bitcoin
SatoshiVM mở ra cơ hội cho việc phát triển và triển khai các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) ngay trên mạng lưới Bitcoin. Điều này có thể bao gồm các dịch vụ cho vay, giao dịch tài sản số, và các sản phẩm tài chính sáng tạo khác, mà trước đây chỉ có thể thực hiện trên các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh như Ethereum.

Nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung (DApps)
Với khả năng mở rộng và bảo mật cao, SatoshiVM cung cấp một nền tảng mạnh mẽ cho việc phát triển và triển khai các ứng dụng phi tập trung (DApps) trên Bitcoin. Điều này có thể bao gồm các trò chơi blockchain, thị trường NFT, và các dịch vụ phi tập trung khác, mở rộng khả năng ứng dụng của Bitcoin ra xa hơn nhiều so với chỉ là một loại tiền điện tử.

Tác động tích cực đến hiệu suất của blockchain Bitcoin như:
Tốc độ cao: Bạn không phải chờ đợi lâu để giao dịch được xác nhận. Giao dịch của bạn được xử lý gần như ngay lập tức.

An toàn và bảo mật: Mặc dù giao dịch được xử lý ngoài chuỗi, nhưng vẫn an toàn nhờ vào công nghệ chứng minh zero-knowledge, đảm bảo không ai có thể biết chi tiết giao dịch của bạn.

Giảm phí giao dịch: Bạn trả ít phí hơn so với giao dịch trực tiếp trên chuỗi chính của Bitcoin.

Tuy mới chỉ triển khai testnet chưa lâu, nhưng những chỉ số hoạt động của SatoshiVM khá ấn tượng. Mỗi ngày mạng lưới có khoảng 4,881,097 giao dịch với 414,037 địa chỉ ví và 777,308 block đã được tạo.

Nhưng việc cộng đồng tìm cách phát triển các giải pháp giúp mở rộng blockchain Bitcoin đều không phải là điều xa lạ. Chỉ có điều là họ sử dụng các công nghệ khác nhau để mở rộng thôi.

Có một dự án layer 2 rất nổi tiếng trên Bitcoin có tên là Lightning Network. Vậy sự khác nhau giữa SatoshiVM và Lightning Network là gì?

So sánh Lightning Network và SatoshiVM
Lightning Network và SatoshiVM đều là những giải pháp Layer 2 nhằm mục đích mở rộng khả năng của Bitcoin, nhưng chúng hoạt động dựa trên những nguyên tắc và cách thức khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai công nghệ này:

Lightning Network
Lightning Network được thiết kế để giải quyết vấn đề về tốc độ giao dịch và phí giao dịch cao trên mạng Bitcoin bằng cách tạo ra một mạng lưới thanh toán ngoài chuỗi. Nó cho phép thực hiện giao dịch tức thì với chi phí thấp.

Lightning Network sử dụng kênh thanh toán, nơi hai bên có thể thực hiện số lượng giao dịch không giới hạn giữa họ mà không cần ghi lại mỗi giao dịch trên chuỗi chính của Bitcoin. Chỉ khi kênh được đóng, tổng kết quả của các giao dịch mới được ghi lại trên blockchain.

Ưu điểm: Tăng tốc độ giao dịch và giảm phí giao dịch. Phù hợp cho các giao dịch nhỏ và thanh toán hàng ngày.

SatoshiVM
SatoshiVM nhằm mục đích mở rộng khả năng của Bitcoin bằng cách tích hợp công nghệ ZK Rollup, không chỉ giải quyết vấn đề về tốc độ và phí giao dịch mà còn tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng.

SatoshiVM sử dụng ZK Rollup để xử lý giao dịch ngoài chuỗi và sau đó gửi một bản tóm tắt của các giao dịch đã được xác thực trở lại chuỗi chính. Điều này giúp giảm tải cho mạng lưới Bitcoin và tăng cường khả năng mở rộng.

Ưu điểm: Tăng cường bảo mật và quyền riêng tư thông qua chứng minh zero-knowledge, giảm phí giao dịch và tăng tốc độ xác nhận. Phù hợp cho việc mở rộng ứng dụng của Bitcoin vào các lĩnh vực như DeFi và các ứng dụng phi tập trung khác.

Lightning Network chủ yếu tập trung vào việc cải thiện tốc độ và giảm phí cho các giao dịch nhỏ và thanh toán hàng ngày. SatoshiVM mở rộng khả năng này bằng cách hỗ trợ các ứng dụng phức tạp hơn như DeFi và DApps trên Bitcoin.

Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và sự lựa chọn giữa chúng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của người dùng và các ứng dụng mà họ muốn triển khai trên Bitcoin.

Token $SAVM
Thông tin cơ bản của $SAVM như sau:
  • Token  Name: SatoshiVM
  • Token Symbol: SAVM
  • Token Decimals: 18
  • Total supply: 21,000,000
  • Token contract address
Việc phân phối SatoshiVM ($SAVM) như sau:
  • Ecosystem: 36.5%
  • Liquidity: 30%
  • Contributors: 15%
  • Bootstrapping and Advisors: 15%
  • Bounce Finance IDO: 2%
  • APE Terminal IDO: 1%
  • $MUBI Farming Pool: 0.4%
  • $BSSB Farming Pool: 0.1%
Token $SAVM hiện đã được list trên sàn DEX Uniswap. 

Hiện tại, mạng thử nghiệm (testnet) của SatoshiVM đã được ra mắt. Người dùng có thể sử dụng ví Unisat hoặc Metamask để tham gia vào các hoạt động tương tác trên mạng thử nghiệm của nó, bao gồm chuyển mã thông báo, thực hiện trao đổi và nhận airdrop.

Kết Luận
SatoshiVM và ZK Rollup không chỉ là những giải pháp kỹ thuật mà còn là những bước tiến quan trọng trong việc định hình tương lai của Bitcoin. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng, với sự phát triển và áp dụng rộng rãi của các giải pháp này, Bitcoin sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình như một nền tảng tiền điện tử hàng đầu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng trên toàn cầu.

Nguồn: thuancapital - SatoshiVM là gì? Giải pháp Layer 2 trên Bitcoin trên công nghệ ZK Rollup

15
Mới đây, sàn giao dịch OKX đã công bố chương trình Jumpstart dành cho $DMAIL của Dmail Network, một nền tảng gửi thư điện tử phi tập trung độc đáo.

Dự án nắm giữ nhiều điểm khác biệt và ưu điểm vượt trội so với các nền tảng chạy trên Web 2.

Vậy ứng dụng này có điểm gì đáng chú ý?

Dmail

Dmail là gì?
Dmail Network là một nền tảng email hoạt động trên Web 3.

Đây không chỉ là một nền tảng gửi/nhận Email thông thường, người dùng còn có khả năng lưu trữ, gửi và nhận Token và NFT qua ví. Điều này giúp họ quản lý danh mục đầu tư một cách thuận tiện và linh hoạt. Dmail Network còn cung cấp các công cụ cơ bản và giải pháp định danh (DID), giúp người dùng Web 2 dễ dàng tận dụng ưu điểm của Blockchain.

Đặc biệt, để đảm bảo tính công bằng và sự minh bạch trong mọi quyết định, Dmail Network sẽ được quản lý thông qua hình thức DAO nhằm tạo ra cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, tạo ra một môi trường công bằng và minh bạch cho tất cả người dùng.


Mục tiêu
Dự án hướng đến 3 mục tiêu chính:
  • DApp email đầu tiên hoàn toàn phát triển bởi công nghệ Web 3.0
  • Gửi và nhận email thông thường với email truyền thống. Dmail nhằm trở thành cổng kết nối giữa thế giới truyền thống và thế giới blockchain.
  • Giảm ngưỡng cho người dùng tham gia vào thế giới blockchain. Cho phép người dùng sử dụng ứng dụng phi tập trung trên blockchain một cách mượt mà.
Đặc điểm nổi bật của dự án
Công nghệ đứng sau
Dmail sử dụng ba công nghệ cốt lõi:
  • WASM Virtual Machine: Là một nơi lưu trữ dữ liệu một cách an toàn, Máy ảo WASM có thể hoạt động mà làm tăng việc tiêu thụ bộ nhớ.
  • Core Blockchain Mechanism: Dmail sử dụng Bằng chứng cổ phần (PoS) để ghi lại các giao dịch nhằm tiết kiệm năng lượng. Nó cũng kết hợp một hệ thống hình phạt để đảm bảo tất cả những người tham gia vào mạng đều trung thực và đáng tin cậy.
  • Distributed Storage: Dmail chia email thành hai phần: tiêu đề và nội dung. Tiêu đề được ghi trực tiếp trên blockchain, trong khi phần nội dung được lưu trữ trong các ‘thùng chứa’ khác nhau bằng phương pháp gọi là BigMap. Điều này đảm bảo sự cân bằng về bảo mật lưu trữ và mở rộng không gian nhanh chóng.


Lợi ích khi sử dụng Dmail
Dmail khác biệt so với các Công cụ gửi thư điện tử truyền thống như Gmail nằm ở yếu tố phi tập trung từ cơ sở dữ liệu cho tới việc bảo mật. Nhờ vậy, tính bảo mật cũng được tăng cao, tránh việc lộ những thông tin nhạy cảm.

Khi sử dụng Dmail, người dùng có thể được hưởng lợi  từ một vài yếu tố sau:
  • Tránh tình trạng đầy ứ kho chưa dữ liệu do thông tin được lưu trữ trên kho dữ liệu phi tập trung
  • Người dùng có thể sở hữu thông tin danh tính phi tập trung, là cơ sở để sử dụng các dApps hay các trang web phi tập trung
  • Tránh tình trạng tin nhắm Spam như ở Gmail
  • Thay vì phải ghi nhớ mật khẩu, người dùng chỉ cần sử dụng ví để đăng nhập, điều này giúp tránh tình trạng mất email
  • Khi sử dụng Dmail, người dùng hoàn toàn có thể tương tác với các địa chỉ Email trên nền tảng Web 2 một cách thuận tiện
Thông tin về token
Token Metrics
  • Token name: Dmail Token
  • Ticker: DMAIL
  • Blockchain: Ethereum, BNB Chain
  • Token Standard: Updating…
  • Contract: Updating…
  • Token Type: Utility, Governance
  • Total Supply: 200,000,000 DMAIL
  • Circulating Supply: Updating…
  • Initial Supply: Updating…
Phân bổ của token
  • Seed funding: 5%
  • Strategic investors: 1%
  • Institutional funding: 4%
  • Private Sale: 10%
  • Team & Advisors: 15%
  • Airdrop: 5%
  • Foundation: 15%
  • Ecosystem & Grants: 5%
  • Staking rewards: 14%
  • Social to earn: 26%
Lịch trả token
Updating…

Tiện ích token
Token DMAIL được sử dụng dụng với mục đích Quản trị và Tiện ích, cụ thể:
  • Giao dịch, gửi mail
  • Voting
  • Staking
  • Sử dụng dịch vụ (Subscription, Push, Storage,…)
  • IMO
  • Airdrop
Roadmap


Đội ngũ của dự án
Đội ngũ đứng sau của Dmail là những cá nhân xuất sắc với kinh nghiệm làm việc tại nhiều nền tảng crypto lớn trên thị trường như Binance, OKX, Bybit, EOS hay Avalanche.


Nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư
Dmail đã thành công trong việc thu hút đầu tư từ 3 vòng gọi vốn khác nhau.  Trong những đối tác đầu tư, có sự tham gia của các tổ chức như KuCoin Labs, Amino Capital, HashKey Capital cùng nhiều nhà đầu tư cá nhân khác. Tuy nhiên, số tiền cụ thể mà dự án này đã huy động được vẫn chưa được công bố.

Đối tác
Nhóm đối tác của dự án cũng là những nền tảng “sừng sỏ” như SpaceID, BNB Chain, Internet Computer, Manta Network hay Chainlink.

Nhận định
Dmail Network là nền tảng email độc đáo trên Web 3.0, kết hợp gửi Token và NFT qua ví. Sử dụng công nghệ WebAssembly, Proof of Stake, và lưu trữ phân tán, dự án giúp đảm bảo bảo mật và minh bạch. DAO quản lý để tạo cộng đồng quyết định. Điều này giảm bớt rào cản tham gia blockchain, là cầu nối giữa thế giới truyền thống và blockchain.

Ngoài ra, token DMAIL hỗ trợ quản lý, giao dịch, và tham gia hệ sinh thái, mang lại lợi ích độc đáo. Nhờ vậy, người dùng có nhiều động lực để nắm giữ token thay vì những đồng coin thiếu use case khác.

Dự án mới đây vừa mới công bố chương trình Jumpstart trên OKX, điều này càng làm cho cộng đồng có động lực để sử dụng nền tảng, nhất là khi Dmail cũng đã công bố 5% tokenomics sẽ dành cho Airdrop.

Câu hỏi thường gặp
Kênh thông tin chính thức của dự án là gì?
Cách tính point Airdrop của dự án sẽ thế nào?
  • Nhiều khả năng cơ chế tính Point Airdrop của Dmail sẽ dựa trên Điểm tích lũy từ hoạt động gửi thư điện tử hàng ngày của người dùng.

Tổng kết
Allinstation đã giải đáp cho anh em câu hỏi Dmail Network là gì và cung cấp thông tin xoay quanh dự án. Anh em hãy cùng tìm hiểu và đánh giá để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất. Chúc anh em may mắn!!!
Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư.

Nguồn: allinstation - Dmail là gì? Nền tảng gửi thư điện tử cực hot trong năm 2024

Pages: [1] 2 3
ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod