Altcoins Talks - Cryptocurrency Forum
Local => Diễn đàn tiền điện tử - Việt (Vietnamese) => Góc thảo luận => Topic started by: KryptoBull on March 14, 2024, 03:39:14 AM
-
Khoảng 15 năm trước, BTC được Satoshi kỳ vọng trở thành một loại tiền tệ, là crypto-currency, nghĩa là có thể thay thế được fiat trong thanh toán. Ngày nay, bản thân BTC và nhiều tokens khác thường được xem là tài sản lưu trữ giá trị hoặc công cụ tài chính, sự tăng giá của chúng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng điều đó cũng có nghĩa là fiat dần mất giá so với những tokens. Mọi chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi nhiều người quyết định lưu trữ crypto như BTC, ETH và USDT thay vì lưu trữ fiat vì họ tin rằng fiat ngày càng mất giá, còn những token sẽ ngày càng tăng giá.
Điều này thực sự có thể ảnh hưởng đến vai trò của fiat trong nền kinh tế, làm suy yếu quyền điều hành nền kinh tế thông qua việc in tiền của các chính phủ. Tùy thuộc vào quan điểm của mình, các chính phủ khác nhau có những cách hành xử khác nhau. EU muốn quản lý crypto nên ban hành luật MiCa [1], trong khi China muốn cấm crypto [2]. Riêng chính phủ Nigeria muốn có cả một drama liên quan đến crypto [3].
Gần đây, sau khi đổ lỗi cho crypto làm nội tệ naira mất giá, chính phủ Nigeria đã cấm tất cả những sàn giao dịch crypto ở Nigeria [4]. Đặc biệt, chính phủ Nigeria nghi ngờ rằng Binance liên quan đến dòng tiền bất hợp pháp trị giá $26B đã khiến kinh tế Nigeria chịu tác đông tiêu cực. Để giải quyết những nghi ngờ này, họ đã bắt giữ hai giám đốc điều hành của Binance và yêu cầu cung cấp thông tin về người dùng của Binance [5]. Binance đã phủ nhận mọi hành vi sai trái và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các giám đốc điều hành của mình. Công ty đang hợp tác với chính quyền Nigeria trong cuộc điều tra [6].
Sự cố này đặt ra những câu hỏi quan trọng về quy định trao đổi tiền điện tử. Các chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang vật lộn với cách giám sát tốt nhất các công ty crypto mới và đang phát triển nhanh chóng này. Hành động của chính phủ Nigeria nhắc nhở chúng ta về khả năng xảy ra xung đột giữa chính phủ và các sàn giao dịch tiền điện tử. Tôi nghĩ rằng Nigeria chỉ đang muốn đàn áp crypto bằng những hành vi cực đoan và thiếu sáng suốt.
Với bản chất phi tập trung của mình, crypto sẽ tiếp tục tồn tại mà không phụ thuộc vào sự cho phép của các chính phủ. Tuy nhiên, để có thể phát triển và lớn mạnh hơn, crypto cũng cần có sự tiếp cận thân thiện từ các chính phủ trên toàn cầu, nếu không thì mọi chuyện sẽ trở nên cực kỳ phức tạp: khi crypto trading và CEXs bị cấm, tính thanh khoản của thị trường sẽ sụp đổ, nhà đầu tư sẽ không muốn tham gia thị trường và thị trường crypto mất đi những nhà đầu tư tiềm năng và dòng tiền mới. DeFi và P2P vẫn có thể tồn tại nhưng thị trường crypto sẽ không thể phát triển mạnh mẽ như ở các nước chấp nhận crypto.
Với những hành động cực đoan và tình hình thị trường crypto ở những quốc gia như China và Nigeria, tôi thực sự lo lắng rằng dù không thể tiêu diệt crypto, các chính phủ vẫn có đủ quyền lực để đàn áp và kìm hãm sự phát triển của crypto tại đất nước của họ. Nếu tình trạng này lan rộng ra những quốc gia khác và được các chính phủ khác bắt chước, mọi chuyện có thể tệ hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới, những chính phủ lớn sẽ sớm chấp nhận crypto và ban hành khung pháp lý để quản lý và thu thuế từ thu nhập crypto như một loại tài sản hợp pháp. Những hành động cực đoan để tấn công thị trường crypto cũng cần được cộng đồng crypto phản đối và lên án.
Tôi muốn biết quan điểm của bạn về những hành vi đàn áp thị trường crypto:
- Liệu crypto có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ mà không cần đến sự ủng hộ của các chính phủ?
- Bạn có nghĩ rằng các chính phủ có thể đàn áp và kìm hãm thị trường crypto bằng quyền lực của mình?
- Nếu bạn là người đứng đầu chính phủ, bạn sẽ chấp nhận hay từ chối cơ hội với crypto cho đất nước của mình?
Tham khảo:
[1] MiCA, EU’s Comprehensive New Crypto Regulation, Explained (https://www.coindesk.com/learn/mica-eus-comprehensive-new-crypto-regulation-explained/)
[2] China Never Completely Banned Crypto (https://www.coindesk.com/consensus-magazine/2024/02/05/china-never-completely-banned-crypto/)
[3] An overview of cryptocurrency regulations in Nigeria (https://cointelegraph.com/learn/crypto-regulations-in-nigeria)
[4] Nigeria targets cryptocurrency in bid to end naira freefall (https://sg.news.yahoo.com/nigeria-targets-cryptocurrency-bid-end-075831754.html)
[5] Binance Executives’ Detention Could Spark Diplomatic Crisis in Nigeria (https://beincrypto.com/binance-nigeria-hostages/)
[6] Binance says it trained investigators in Nigeria under government cooperation (https://cointelegraph.com/news/binance-trained-investigators-nigeria-under-government-cooperation)
Bài đăng tiếng anh: https://www.altcoinstalks.com/index.php?topic=319230
-
Với bản chất phi tập trung của mình, crypto sẽ tiếp tục tồn tại mà không phụ thuộc vào sự cho phép của các chính phủ. Tuy nhiên, để có thể phát triển và lớn mạnh hơn, crypto cũng cần có sự tiếp cận thân thiện từ các chính phủ trên toàn cầu, nếu không thì mọi chuyện sẽ trở nên cực kỳ phức tạp: khi crypto trading và CEXs bị cấm, tính thanh khoản của thị trường sẽ sụp đổ, nhà đầu tư sẽ không muốn tham gia thị trường và thị trường crypto mất đi những nhà đầu tư tiềm năng và dòng tiền mới. DeFi và P2P vẫn có thể tồn tại nhưng thị trường crypto sẽ không thể phát triển mạnh mẽ như ở các nước chấp nhận crypto.
Với những hành động cực đoan và tình hình thị trường crypto ở những quốc gia như China và Nigeria, tôi thực sự lo lắng rằng dù không thể tiêu diệt crypto, các chính phủ vẫn có đủ quyền lực để đàn áp và kìm hãm sự phát triển của crypto tại đất nước của họ. Nếu tình trạng này lan rộng ra những quốc gia khác và được các chính phủ khác bắt chước, mọi chuyện có thể tệ hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Tôi muốn biết quan điểm của bạn về những hành vi đàn áp thị trường crypto:
- Liệu crypto có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ mà không cần đến sự ủng hộ của các chính phủ?
- Bạn có nghĩ rằng các chính phủ có thể đàn áp và kìm hãm thị trường crypto bằng quyền lực của mình?
- Nếu bạn là người đứng đầu chính phủ, bạn sẽ chấp nhận hay từ chối cơ hội với crypto cho đất nước của mình?
Mình thực sự sốc với cách hành xử của chính phủ Nigeria: họ hiểu luật nhưng lại phạm luật khi giam giữ người trái phép trước khi có bất cứ kết luận chính thức nào từ tòa án. Việc cáo buộc sàn giao dịch crypto làm nội tệ mất giá chỉ là phát biểu của cố vấn tổng thống, không phải kể quả của một vụ kiện chính thức và đã được kết án rõ ràng. Nigeria đang trở thành một quốc gia nguy hiểm đối với những dự án crypto!
1. Mình tin rằng crypto vẫn sẽ phát triển nhưng khó mà mạnh mẽ nếu bị cách chính phủ ra các lệnh cấm giao dịch hoặc cấm sở hữu.
2. Các chính phủ đủ sức để ban hành luật cấm hoặc trừng phạt nghiêm khắc đối với những hành vi liên quan đến thị trường crypto. Họ cũng phải lắng nghe người dân nhưng khi cần phải bảo vệ quyền lực của mình, họ sẽ hành động cực đoan.
3. Nếu mình được quyết định, mình sẽ cho phép crypto tồn tại như một loại hàng hóa, có thể được sở hữu và giao dịch hợp pháp, lợi nhuận sẽ bị đánh thuế để bổ sung ngân sách, giúp phát triển đất nước.
-
Các chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang vật lộn với cách giám sát tốt nhất các công ty crypto mới và đang phát triển nhanh chóng này. Hành động của chính phủ Nigeria nhắc nhở chúng ta về khả năng xảy ra xung đột giữa chính phủ và các sàn giao dịch tiền điện tử. Tôi nghĩ rằng Nigeria chỉ đang muốn đàn áp crypto bằng những hành vi cực đoan và thiếu sáng suốt.
Tôi muốn biết quan điểm của bạn về những hành vi đàn áp thị trường crypto:
- Liệu crypto có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ mà không cần đến sự ủng hộ của các chính phủ?
- Bạn có nghĩ rằng các chính phủ có thể đàn áp và kìm hãm thị trường crypto bằng quyền lực của mình?
- Nếu bạn là người đứng đầu chính phủ, bạn sẽ chấp nhận hay từ chối cơ hội với crypto cho đất nước của mình?
Chính phủ Nigeria đang tìm cách bắt bớ, tạo sự kiện đánh lạc hướng dư luận, đổ lỗi cho các sàn giao dịch crypto, em hy vọng người dân sẽ không bị đánh lừa như vậy.
1. Crypto cần được xác định là hợp pháp thì mới phát triển mạnh mẽ bằng nguồn vốn chính thống, ngược lại, crypto sẽ khó mà phát triển được, privacy coin là ví dụ rõ ràng nhất.
2. Nếu thực sự cần, các chính phủ sẽ đàn áp crypto tại quốc giá của họ một cách dễ dàng. Trung Quốc đã làm và thành công khi cấm giao dịch và khai thác crypto.
3. Em sẽ chấp thuận crypto như El Salvador để thu hút du lịch và đầu tư.
-
Mình thực sự sốc với cách hành xử của chính phủ Nigeria: họ hiểu luật nhưng lại phạm luật khi giam giữ người trái phép trước khi có bất cứ kết luận chính thức nào từ tòa án. Việc cáo buộc sàn giao dịch crypto làm nội tệ mất giá chỉ là phát biểu của cố vấn tổng thống, không phải kể quả của một vụ kiện chính thức và đã được kết án rõ ràng. Nigeria đang trở thành một quốc gia nguy hiểm đối với những dự án crypto!
Có thể sự nghiệp chính trị của những người đứng đầu được coi trọng hơn so với khả năng phát triển của đất nước nên họ mới làm mạnh tay như vậy đó bác ạ. Đồng naira còn mất giá thảm hại trước khi các sàn tập trung có P2P ở quốc gia này, điều đó cho thấy chính sự suy thoái kinh tế nội địa đã làm đồng tiền naira mất giá chứ không phải vì crypto hay mấy sàn giao dịch. Sàn giao dịch chỉ muốn làm ăn kiếm lợi nhuận, họ không có mục đích nào để làm ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của đồng nội địa so với USD.
Hoặc đây là cách mà chính phủ Nigeria hành động sau khi lỡ gỡ lệnh cấm crypto ở quốc gia này. Chính phủ không cấm crypto nữa nhưng lại cấm cửa hết mấy sàn giao dịch thì người dân vẫn sẽ phải phụ thuộc vào P2P thôi.
-
Có thể sự nghiệp chính trị của những người đứng đầu được coi trọng hơn so với khả năng phát triển của đất nước nên họ mới làm mạnh tay như vậy đó bác ạ. Đồng naira còn mất giá thảm hại trước khi các sàn tập trung có P2P ở quốc gia này, điều đó cho thấy chính sự suy thoái kinh tế nội địa đã làm đồng tiền naira mất giá chứ không phải vì crypto hay mấy sàn giao dịch. Sàn giao dịch chỉ muốn làm ăn kiếm lợi nhuận, họ không có mục đích nào để làm ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của đồng nội địa so với USD.
Hoặc đây là cách mà chính phủ Nigeria hành động sau khi lỡ gỡ lệnh cấm crypto ở quốc gia này. Chính phủ không cấm crypto nữa nhưng lại cấm cửa hết mấy sàn giao dịch thì người dân vẫn sẽ phải phụ thuộc vào P2P thôi.
Động cơ chính trị và sự thay đổi chính sách với crypto như bác nói cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến phản ứng cực đoan như thế này từ Negeria. Chúng ta sẽ chờ xem Binance giải quyết vụ việc này như thế nào để giải cứu 2 giám đốc của mình. Hơi khó hiểu khi chỉ riêng Binance bị ép phải giao dữ liệu người dùng, trong khi những sàn khác cũng bị ngưng nhưng lại chẳng dính vạ nhân sự. Teng sẽ có nhiều thứ phải lo, kết quả của vụ này sẽ trở thành một trong những trường hợp đáng để tham khảo cho những công ty crypto khác khi làm việc với các chính phủ. May mắn là Nigeria phủ nhận khoản phạt trị giá $10B, hoặc họ chưa muốn công bố chính thức vì sợ mang tiếng tham lam khi đưa ra con số cực kỳ vô lý và thiếu cơ sở đó.
-
Động cơ chính trị và sự thay đổi chính sách với crypto như bác nói cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến phản ứng cực đoan như thế này từ Negeria. Chúng ta sẽ chờ xem Binance giải quyết vụ việc này như thế nào để giải cứu 2 giám đốc của mình. Hơi khó hiểu khi chỉ riêng Binance bị ép phải giao dữ liệu người dùng, trong khi những sàn khác cũng bị ngưng nhưng lại chẳng dính vạ nhân sự. Teng sẽ có nhiều thứ phải lo, kết quả của vụ này sẽ trở thành một trong những trường hợp đáng để tham khảo cho những công ty crypto khác khi làm việc với các chính phủ. May mắn là Nigeria phủ nhận khoản phạt trị giá $10B, hoặc họ chưa muốn công bố chính thức vì sợ mang tiếng tham lam khi đưa ra con số cực kỳ vô lý và thiếu cơ sở đó.
Em có cảm giác như nhiều thế lực đang tìm cách chống lại Binance, còn những cáo buộc vô lý thế này chỉ là cái cớ để túm gáy Binance mà xử lý. Chẳng lẽ vì chính phủ Nigeria thấy Mỹ ăn được hơn 4 tỷ USD từ Binance dễ quá nên họ cũng phải vẽ ra cái cớ để đập Binance và trấn lột khoản tiền nào đó, 10 tỷ thì hơi nhiều như 1 tỷ chắc cũng ổn :)
Trước đó vài tháng, Nigeria không cấm crypto, có vẻ thân thiện hơn với crypto nhưng lại đổi ý trong tích tắc, thật khó để mà tin rằng mọi thứ chỉ là ngẫu nhiên!
-
Động cơ chính trị và sự thay đổi chính sách với crypto như bác nói cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến phản ứng cực đoan như thế này từ Negeria. Chúng ta sẽ chờ xem Binance giải quyết vụ việc này như thế nào để giải cứu 2 giám đốc của mình. Hơi khó hiểu khi chỉ riêng Binance bị ép phải giao dữ liệu người dùng, trong khi những sàn khác cũng bị ngưng nhưng lại chẳng dính vạ nhân sự. Teng sẽ có nhiều thứ phải lo, kết quả của vụ này sẽ trở thành một trong những trường hợp đáng để tham khảo cho những công ty crypto khác khi làm việc với các chính phủ. May mắn là Nigeria phủ nhận khoản phạt trị giá $10B, hoặc họ chưa muốn công bố chính thức vì sợ mang tiếng tham lam khi đưa ra con số cực kỳ vô lý và thiếu cơ sở đó.
Vụ này chưa có tiến triển gì cả mấy bác nhỉ, Binance cũng chỉ đang đấu tranh đòi người, có 1 người trong số 2 CEO đã thoát khỏi chỗ giam lỏng rồi. Sau vụ này thì chắc Binance cũng không có kế hoạch quay trở lại với Nigeria, sau đó cũng phải lo pháp lý ở nhiều quốc gia có thái độ tiêu cực tương tự. Những quốc gia thế này sẽ trở thành điểm trũng về crypto trên toàn cầu, người dân sẽ phải tự tìm cách tiếp cận và giao dịch crypto để bảo vệ tài sản cá nhân trong làn sóng lạm phát này, họ không thể tiếp tục tin tưởng vào chính phủ yếu kém của họ.
-
Vụ này chưa có tiến triển gì cả mấy bác nhỉ, Binance cũng chỉ đang đấu tranh đòi người, có 1 người trong số 2 CEO đã thoát khỏi chỗ giam lỏng rồi. Sau vụ này thì chắc Binance cũng không có kế hoạch quay trở lại với Nigeria, sau đó cũng phải lo pháp lý ở nhiều quốc gia có thái độ tiêu cực tương tự. Những quốc gia thế này sẽ trở thành điểm trũng về crypto trên toàn cầu, người dân sẽ phải tự tìm cách tiếp cận và giao dịch crypto để bảo vệ tài sản cá nhân trong làn sóng lạm phát này, họ không thể tiếp tục tin tưởng vào chính phủ yếu kém của họ.
Chúng ta đã thấy một CEO trốn thoát và kể lại trải nghiệm của mình trong thời gian bị giam giữ tại Nigeria. Đây có thể là sự cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của hành vi cực đoan được tiến hành từ các chính phủ anti-crypto.
Nigeria đã có nhiều thay đổi trong chính sách đối với crypto nhưng em sẽ không tin họ nữa. Nhân sự của các công ty crypto cũng không dám đến với quốc gia này, gần như Nigeria đã đánh mất cơ hội với crypto trong tương lai khi tự biến mình thành nơi nguy hiểm về mặt pháp lý và quyền con người.
-
Chúng ta đã thấy một CEO trốn thoát và kể lại trải nghiệm của mình trong thời gian bị giam giữ tại Nigeria. Đây có thể là sự cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của hành vi cực đoan được tiến hành từ các chính phủ anti-crypto.
Nigeria đã có nhiều thay đổi trong chính sách đối với crypto nhưng em sẽ không tin họ nữa. Nhân sự của các công ty crypto cũng không dám đến với quốc gia này, gần như Nigeria đã đánh mất cơ hội với crypto trong tương lai khi tự biến mình thành nơi nguy hiểm về mặt pháp lý và quyền con người.
Điều này sẽ được ghi nhớ trong lịch sử của Binance và crypto, để chúng ta hiểu rằng đã từng có giai đoạn những hành vi cực đoan để đàn áp thị trường này và đòi hỏi thông tin cá nhân của người dùng từng được các chính phủ thực hiện một cách tùy tiện. Mình nghĩ Nigeria sẽ khó mà thành công với crypto, trừ khi họ có một chính phủ mới không dính dáng tới giai đoạn đáng xấu hổ này.
Điều tốt lành là các chính phủ khác không có những hành động cực đoan như vậy, họ chấp nhận nghiên cứu crypto để quản lý một cách thận trọng thay vì tuyên bố crypto là lừa đảo hoặc yêu cầu các công ty crypto phải thực hiện những yêu cầu vô lý và vi hiến. Chúng ta đang ở ngay trên bước ngoặt lịch sử về dòng tiền và quy định cho crypto, điều gì đó thực sự lớn đang đến.
-
Điều này sẽ được ghi nhớ trong lịch sử của Binance và crypto, để chúng ta hiểu rằng đã từng có giai đoạn những hành vi cực đoan để đàn áp thị trường này và đòi hỏi thông tin cá nhân của người dùng từng được các chính phủ thực hiện một cách tùy tiện. Mình nghĩ Nigeria sẽ khó mà thành công với crypto, trừ khi họ có một chính phủ mới không dính dáng tới giai đoạn đáng xấu hổ này.
Điều tốt lành là các chính phủ khác không có những hành động cực đoan như vậy, họ chấp nhận nghiên cứu crypto để quản lý một cách thận trọng thay vì tuyên bố crypto là lừa đảo hoặc yêu cầu các công ty crypto phải thực hiện những yêu cầu vô lý và vi hiến. Chúng ta đang ở ngay trên bước ngoặt lịch sử về dòng tiền và quy định cho crypto, điều gì đó thực sự lớn đang đến.
Các chính phủ khác đã có được nhiều kinh nghiệm từ những hành động đối với crypto của các chính phủ: bao gồm cả ủng hộ, cấm đoán, đàn áp. Lựa chọn của họ đang nghiêng về chấp nhận, quản lý, thu thuế chứ không cực đoan đến độ muốn tiêu diệt thị trường này.
Sự tập trung của chúng ta hiện tại là xem cách mà cách chính phủ quản lý crypto, thu thuế có cao hay không và bản chất của token là gì. Nỗi lo lắng về việc các chính phủ tấn công crypto đã không còn quá lớn như trước.
-
Các chính phủ khác đã có được nhiều kinh nghiệm từ những hành động đối với crypto của các chính phủ: bao gồm cả ủng hộ, cấm đoán, đàn áp. Lựa chọn của họ đang nghiêng về chấp nhận, quản lý, thu thuế chứ không cực đoan đến độ muốn tiêu diệt thị trường này.
Sự tập trung của chúng ta hiện tại là xem cách mà cách chính phủ quản lý crypto, thu thuế có cao hay không và bản chất của token là gì. Nỗi lo lắng về việc các chính phủ tấn công crypto đã không còn quá lớn như trước.
Nếu Hoa Kỳ chính thức chấp nhận và tích lũy 5% tổng cung BTC cho ngân sách thì những quốc gia khác cũng sẽ không để yên. Đó là khi chúng ta không còn phải lo lắng về những lệnh cấm hoặc hành động từ các chính phủ với mục tiêu đàn áp thị trường này, và mình nghĩ chúng ta đang ở rất gần thời điểm đó.
Chúng ta không phủ nhận khả năng đàn áp bằng pháp luật, bắt bớ, đặt thuế cực kỳ cao mà chính phủ có thể tiến hành nhưng rõ ràng những nỗ lực đó không mang lại lợi ích cho họ về mặt tài chính hoặc chính trị. Người dân sẽ dõi theo và đánh giá công việc của những chính trị gia để chọn ra những người có khả năng mang lại nhiều lợi ích nhất đến cho xã hội. Chống lại crypto có thể không phải là hành động có lợi đó!
-
Nếu Hoa Kỳ chính thức chấp nhận và tích lũy 5% tổng cung BTC cho ngân sách thì những quốc gia khác cũng sẽ không để yên. Đó là khi chúng ta không còn phải lo lắng về những lệnh cấm hoặc hành động từ các chính phủ với mục tiêu đàn áp thị trường này, và mình nghĩ chúng ta đang ở rất gần thời điểm đó.
Chúng ta không phủ nhận khả năng đàn áp bằng pháp luật, bắt bớ, đặt thuế cực kỳ cao mà chính phủ có thể tiến hành nhưng rõ ràng những nỗ lực đó không mang lại lợi ích cho họ về mặt tài chính hoặc chính trị. Người dân sẽ dõi theo và đánh giá công việc của những chính trị gia để chọn ra những người có khả năng mang lại nhiều lợi ích nhất đến cho xã hội. Chống lại crypto có thể không phải là hành động có lợi đó!
Nếu muốn, chính phủ hoàn toàn có thể đàn áp crypto, Trung quốc đang làm rất hiệu quả nhưng vẫn không thể ngăn người dân từ bỏ crypto khỏi danh mục đầu tư của mình. Nỗ lực đàn áp chỉ khiến cho crypto không thể phát triển thành một làn sóng lớn tại quốc gia đó mà thôi, nhưng nhìn chung như thế đã đủ để kiểm soát và tránh được những rủi ro mà crypto có thể mang đến.
Lúc này nhiều quốc gia không chọn đàn áp crypto nữa, nhất là khi Mỹ có xu hướng mở cửa cho crypto và biến crypto thành một loại tài sản dự trữ hợp pháp trong dài hạn. Chúng ta sớm thấy cuộc chạy đua tích lũy BTC của các quốc gia, các doanh nghiệp, các quỹ lớn. Rõ ràng là chúng ta sẽ không thể có đủ BTC cho tất cả, giá tăng là sự tất yếu!