Altcoins Talks - Cryptocurrency Forum
Local => Diễn đàn tiền điện tử - Việt (Vietnamese) => Góc thảo luận => Topic started by: Don Quixote on October 18, 2018, 07:52:37 AM
-
Phần lớn các dự án cryptoassset (tài sản mã hoá) và cryptocurrency hiện nay đều tập quyền theo cách này hay cách khác. Thậm chí, 85% đội ngũ phát triển dự án cryptoassaet có quyền tuỳ ý thay đổi giao thức.
Phát hiện trên được tiết lộ trong báo cáo nghiên cứu thường niên của CryptoCompare. Công ty này đã tiến hành phân tích hàng trăm dự án cryptoassset nhằm phân loại dự án tiền mã hoá và nền tảng blockchain.
Theo đó, báo cáo đã chỉ ra rằng xu hướng tập quyền đang ngày càng gia tăng trong ngành công nghiệp blockchain, chủ yếu là do các utility token được vận hàng trên những máy chủ riêng, và được kiểm soát.
Phần lớn cryptoasset là chứng khoán
Dựa trên hướng dẫn phân loại của Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA), báo cáo đã xếp loại các cryptoasset vào nhóm chứng khoán hoặc không phải là chứng khoán.
(https://tiendientu.org/wp-content/uploads/2018/10/crypto-tap-quyen-tiendientu.org_.png)
Như vậy, theo cách phân loại này, Bitcoin “gần như chắc chắn không phải là chứng khoán do thiếu tổ chức hậu thuẫn để người giữ cryptoasset dựa vào đó để kỳ vọng lợi nhuận”. Đây cũng là trường hợp tương tự của Ethereum. Các nhà quản lý đã khẳng định Ethereum không thể là chứng khoán do mức độ phân quyền cao.
Điểm cơ bản ở đây là các dự án tập trung thường dựa vào một tổ chức phát hành trung ương, trong khi các nền tảng nguồn mở và phi tập trung hơn không bị hạn chế.
Tuy nhiên, báo cáo đánh giá có tới 55% dự án cryptoasset được tài trợ công khai là chứng khoán, và chúng sẽ được xem xét kỹ lưỡng bởi các cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Vậy, tầm nhìn của Satoshi đi đâu rồi?
55% dự án cryptoasset trên thị trường hiện nay vừa có đủ các đặc trưng của chứng khoán, vừa bộc lộ rõ tính tập quyền. Và, trên thực tế, chỉ có khoảng 16% dự án cryptoasset có thể được cho là có định hướng gần với tầm nhìn của Satoshi về một mạng lưới phi tập trung, loại bỏ vai trò trung gian và không cần sự tín nhiệm.
(https://tiendientu.org/wp-content/uploads/2018/10/crypto-tap-quyen-tiendientu.org-1.png)
Khoảng 16% dự án cryptoasset có thể được cho là có định hướng gần với tầm nhìn của Satoshi về mạng lưới phân quyền.
Với các dự án cryptoasset thiên về chức năng là phương thức thanh toán, các số liệu có vẻ sáng sủa hơn. Báo cáo của CryptoCompare cho thấy 37% cryptoassset dựa trên thanh toán đang đảm báo tính phân quyền, trong khi 63% dự án chỉ tập quyền ở một mức độ nhất định.
(https://tiendientu.org/wp-content/uploads/2018/10/crypto-tap-quyen-tiendientu.org-2.png)
63% dự án cryptoasset tập quyền ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên chưa đáng sợ bằng con số 85% dưới đây. Có đến 85% dự án mà đội ngũ phát triển có thể tự ý thay đổi cách thức vận hành của nền tảng blockchain bất cứ lúc nào.
(https://tiendientu.org/wp-content/uploads/2018/10/crypto-tap-quyen-tiendientu.org-3.png)
Dường như tầm nhìn về một mạng lưới phân quyền của cha đẻ Bitcoin – Satoshi Nakamoto đang không còn hấp dẫn và đủ thuyết phục để các dự án blockchain mới ra đời đi theo. Trong khi đó, những dự án như Bitcoin Cash, hay Litecoin, thậm chí là Bitcoin với Lightning Network đang nỗ lực phát triển theo đúng whitepaper mà Satoshi đã phát hành cách đây 10 năm.
nguồn tiendientu
-
Cái vấn đề mạng phân quyền chỉ là một phần nhỏ ưu điểm của công nghệ blockchain thôi mà bác, em nghĩ quan trọng là ẩn danh và dữ liệu gần như không thể thay đổi
-
Cái vấn đề mạng phân quyền chỉ là một phần nhỏ ưu điểm của công nghệ blockchain thôi mà bác, em nghĩ quan trọng là ẩn danh và dữ liệu gần như không thể thay đổi
e thấy ẩn anh là ẩn danh về thông tin người sỡ hữu thôi còn các giao dịch là hoàn toàn công khai và có thể kiểm tra được, và các ví BTC có thể bị theo dõi để lần ra nơi đăng nhập,,, cái này vẫn chưa thực sự an toàn nếu muốn tất cả là ẩn danh