follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here Ads bidding Bidding Open

Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Topics - roger

Pages: 1 ... 67 68 [69] 70
1021
Hơn một nữa số lượng Bitcoin toàn cầu (55%) trong lưu thông vẫn đang nằm trong các ví của “cá mập”. Và 42% trong số đó không bán số Bitcoin trong suốt khoảng thời gian thị trường liên tục biến động.







Hơn một nữa số lượng Bitcoin toàn cầu (55%) trong lưu thông vẫn đang nằm trong các ví của “cá mập”. Và 42% trong số đó không bán số Bitcoin trong suốt khoảng thời gian thị trường liên tục biến động.

Theo số liệu nghiên cứu của Diar cho thấy, chưa đến 1% của tất cả các địa chỉ ví kiểm soát 100 tỷ USD Bitcoin.

Trên thực tế, hơn một nửa nguồn cung của Bitcoin được kiểm soát bởi các ví nắm giữ trên 200 BTC (khoảng 1,25 triệu USD)







Thậm chí, có vẻ như 1/3 của tất cả địa chỉ ví Bitcoin này chưa bao giờ được sử dụng trong các giao dịch gửi đi, nghĩa là “cá mập” không di chuyển nó ra khỏi ví của mình kể từ khi nhận được. Diar cũng lưu ý rằng có thể một trong số đó là của các quỹ dự phòng crypto.

Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi một số trường hợp do chủ sở hữu ví bị mất khóa cá nhân (private-key). Hoặc cũng có thể một số tín đồ crypto tin rằng giá Bitcoin sẽ còn bật tăng trở lại và họ đang kiên nhẫn chờ đợi.

Kể từ khi giá Bitcoin giảm mạnh từ đỉnh cao 20.000 USD xuống còn hơn 6.000 USD, nhiều người đã đổ lỗi cho “cá mập” thao túng giá bitcoin, khiến cho toàn bộ thị trường crypto liên tục suy giảm mạnh. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, lỗi đâu phải do “cá mập”, mà còn rất rất nhiều các yếu tố bên ngoài tác động vào (các quy định mới từ các nước, hacker tấn công…).


Theo : Bitcoinnews

1022


Do sự trì trệ trên thị trường ICO và những nghi ngờ xung quanh mô hình đầu tư hiện tại, các nhà đầu tư có xu hướng né tránh những động thái lớn trong khi chờ đợi một “luồng gió” thuận lợi hơn trong ngành công nghiệp.


Bong bóng ICO đã vỡ! Tại sao ICO của bạn lại không thể thu hút các nhà đầu tư?


Sự bùng nổ đầu tư trước đó đã dẫn đến sự sụp đổ của bong bóng ICO với những truyền thống về Vốn đầu tư mạo hiểm được đề xuất một cách sai lầm trên thị trường ICO mới nổi. Ivan Aleksandrov, Giám đốc điều hành của Memorandum Capital, một công ty đầu tư tập trung vào ICO và đầu tư vào tài sản dựa trên blockchain, ông đã vạch ra những khía cạnh có nhiều vấn đề nhất của cuộc khủng hoảng hiện tại và dự đoán về xu hướng tiếp theo trên thị trường dựa trên kinh nghiệm chuyên môn và và quan sát cá nhân.

Từ đầu năm 2017, thị trường ICO liên tiếp bị đình trệ. Mọi việc trở nên khó khăn hơn để các dự án thu hút được nhà đầu tư; người ta có thể quan sát thấy sự suy giảm rõ rệt về hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức, những người tích cực đầu tư lượng lớn tiền. Cộng đồng đang cố gắng tìm ra lời giải thích cho tình huống không may này trên thị trường và nó có thể được cải thiện như thế nào.

Nhiều người bày tỏ mối quan tâm của họ với sự tăng trưởng của giá Bitcoin và Ethereum. Mặc dù có những điều không chắc chắn vẫn còn ở xung quanh sự tăng trưởng của tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền này và liệu có một hype khác xung quanh chúng không, điều quan trọng là phải hiểu rằng về lâu dài sự tăng trưởng dự kiến và mong muốn sẽ phụ thuộc vào tính đa năng và khả năng ứng dụng của hai đồng tiền này.

Cá nhân tôi có xu hướng nghĩ rằng tình hình trên thị trường ICO được kết nối với sự tăng trưởng của tỷ giá tiền mã hóa. Như bạn đã nhớ, hype xung quanh Bitcoin xuất hiện khi các cá nhân bắt đầu đầu tư số tiền khổng lồ vào ICO và trở nên “háo hức” với khái niệm về một cuốn sách trắng đơn giản trong đó có tiềm năng mang lại cho họ nhiều lợi nhuận.

Không có gì ngạc nhiên khi các sách trắng được soạn thảo một cách “nghèo nàn” dẫn đến sự thất bại của các dự án. Tôi đã chứng kiến trường hợp trong đó các startup bình thường có khả năng thu thập các khoản đầu tư hoặc các startup với tỷ lệ thành công tương đối cao bỗng chốc gặp vấn đề. Giải thích của tôi cho cả hai tình huống đó là các nhà đầu tư không muốn vội vàng trong việc đưa ra quyết định của họ và thay vào đó phải mất một thời gian để xem xét trước khi đầu tư vào các startup do tính biến động trên thị trường.

Tính chất không ổn định này xảy ra do thiếu hiểu biết về bản chất và khái niệm của ICO và cách mà chúng hoạt động hợp lý. Các mô hình hiện tại phụ thuộc vào token tiện ích và tiềm năng của nó, và cách thức mà các startup ICO với các mô hình như vậy đang được quản lý khác hẳn so với cách quản lý của các startup truyền thống. Tôi không nghĩ rằng các nhà đầu tư đánh mất sự quan tâm của họ đối với các dự án ICO; trái lại, họ vẫn tiếp tục tham gia các hội nghị và các cuộc gặp gỡ. Sự suy giảm trong hoạt động đầu tư của họ có thể và nên được giải thích với dự đoán của một mô hình ICO mới sẽ thay thế mô hình hiện tại và cải thiện nó theo cách để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.

Trong các công ty startup truyền thống, dòng vốn chảy vào tay các CEO và cấp cho họ những quyền quyết định tài chính quan trọng. Trong hầu hết các phạm vi pháp lý, các nhà đầu tư bị vi phạm đến quyền lợi có thể tìm kiếm biện pháp khắc phục pháp lý tại tòa án về những gì không thể nói về các startup ICO. Đây là sự khác biệt đầu tiên giữa đầu tư mạo hiểm và ICO.

Sự khác biệt thứ hai nằm ở việc các startup ICO nhận được tất cả nguồn tài trợ của họ cùng một lúc, điều tác động tiêu cực đến hiệu quả của họ. Các startup truyền thống nhận được tiền của họ một cách từ từ và họ có xu hướng thận trọng hơn với phân bổ của mình theo các nhu cầu khác nhau. Họ sẽ tránh các khoản chi phí tốn kém như không gian làm việc sang trọng và phương tiện công ty, chi phí marketing vô nghĩa và vé hạng thương gia. Mặc dù thực tế thành công trong ngắn hạn của các startup ICO phần lớn phụ thuộc vào chiến dịch PR, họ không nên chi tiêu quá nhiều vào chi phí phát triển sản phẩm.

Các startup vốn mạo hiểm đang liên tục bị thách thức để tìm các nhà đầu tư mới: Tôi đang quan sát một xu hướng mới, được gọi là “tài trợ các bước nhỏ”, khi các công ty startup tổ chức các vòng đầu tư cứ mỗi vài tháng với khoản hoàn vốn 2-3% trái ngược với việc tổ chức chúng mỗi 1,5 năm và trả cho nhà đầu tư 10-25% trong một chiến lược bước lớn. Điều này cho họ động lực để luôn cập nhật tất cả các diễn biến trên thị trường và có thêm “đệm an toàn”.



Bong bóng ICO đã vỡ


Các startup ICO thu hút lượng tiền khổng lồ đã cho thấy họ kém hiệu quả hơn các startup blockchain. Các quỹ bắt đầu đầu tư vào crypto dựa trên mô hình VC đã gặp phải vấn đề khi họ không xem xét các phạm vi lĩnh vực của thị trường ICO và khá bất cẩn với các tiêu chí lựa chọn. Mối quan hệ giữa các startup và nhà đầu tư không cho phép việc can thiệp vào quá trình ra quyết định và nhận được quyền truy cập vào thông tin cập nhật về những gì đang thực sự diễn ra bên trong tổ chức.

Cuối cùng, các nhà đầu tư đã nhận ra tất cả những hạn chế của mô hình hiện tại và quyết định tránh các hoạt động có khả năng dẫn đến mất vốn, đánh giá sửa đổi và tiêu chí lựa chọn và mọi thứ bắt đầu trở nên khắt khe hơn trong các điều kiện mà họ đặt ra cho các công ty khởi nghiệp.

Dự báo thị trường cá nhân của tôi cho thấy rõ các thành phần sau. Thứ nhất, những thay đổi không thể tránh khỏi trong mô hình sẽ tạo động lực cho các công cụ mới sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá độ tin cậy của các công ty startup, như được nêu trong DAICO, một cơ chế theo đó nhà đầu tư bỏ phiếu để cho phép startup nhận được lượng tiền tiếp theo dựa trên việc thực hiện giai đoạn bán ra trước đó.

Thứ hai, một quy định lập pháp được dự đoán từ trước sẽ mở rộng bản chất pháp lý của một token, làm cho nó trở thành một tính năng bảo mật có thể được đưa ra thị trường sau này. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến các quy trình trong công ty và cách nó nhận được lợi nhuận và giải quyết các vấn đề tồn tại và những nghi ngờ xung quanh các token nói chung.

Quan niệm sai lầm về sự tăng trưởng của lượng cầu token là một trong những vấn đề như trên. Trái với suy nghĩ thông thường, nó phụ thuộc vào cả quy tắc cung và cầu và vận tốc của nó, hoặc tốc độ mà nó xuất hiện trở lại trên thị trường chứng khoán. Nếu chủ sở hữu token chỉ sử dụng token để thanh toán và thiếu động lực để nắm giữ chúng, họ sẽ đăng các token ngay sau khi giao dịch được tất. Việc lưu thông token tức thời dẫn đến tình huống trong đó ngay cả khi số lượng tương đối nhỏ cũng có thể đáp ứng mọi nhu cầu, ví dụ: sự tăng trưởng của lượng cầu không còn có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của token. Và đồng thời động lực bổ sung để nắm giữ token có thể được nhìn thấy bởi người điều chỉnh như một ý định để nhận được khoản thu nhập thụ động.

Cuối cùng, cách thứ ba để giải quyết khủng hoảng trên thị trường là thông qua cơ chế cho phép các nhà đầu tư đồng thời nhập token và vốn chủ sở hữu của dự án. Cơ chế như vậy sẽ loại bỏ xung đột về lợi ích giữa các chủ sở hữu token – những người quan tâm đến sự tăng trưởng giá trị của token và các chủ sở hữu vốn – những người quan tâm đến tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu tương ứng. Giải pháp này sẽ có tác động tích cực đến thị trường đang thiếu sự tiếp cận chung của chính phủ đối với quy định của nó. Nó sẽ trở thành một “cái túi an toàn” tạm thời, sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của ngành công nghệp và startup, tăng cường dòng tiền và cung cấp sự an toàn bổ sung cho các nhà đầu tư.

Dù thế nào đi chăng nữa, ta đã thấy được “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Các Startup dựa trên Blockchain vẫn có thể thu hút được các khoản đầu tư. Với một mô hình mới đang xuất hiện, chúng ta sẽ sớm chứng kiến một làn sóng mới trong sự quan tâm đối với các startup blockchain và cơ chế mới mà sẽ đảm bảo thành công của ngành công nghiệp trong thời gian dài.

Theo : Bitcoinnews

1023
Quốc hội Ukraine, hay còn được gọi dưới cái tên Verkhovna Rada, đã đề xuất một dự luật mà một khi được thông qua sẽ đánh thuế các hoạt động với tài sản tiền điện tử.



Quốc hội Ukraine đề xuất dự luật đánh thuế cho tiền tệ kỹ thuật số


Bản thảo luật về thuế, đệ trình lên bởi 23 quan chức chính phủ, đề xuất mức thuế 5% đối với cá nhân và pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, như là tiền điện tử và token.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, lợi nhuận doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử  sẽ bị đánh thuế ở mức 18%, đây là mức thuế cơ bản cho thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp ở Ukraine.

Dự luật mới được ban hành nhằm “xén” bớt hoạt động của “thị trường xám” (Grey market – thị trường giao dịch hàng hóa thông qua các kênh phân phối hợp pháp nhưng nằm ngoài chủ ý của nhà sản xuất hay chủ sở hữu nhãn hiệu thương mại) để tăng thu ngân sách nhà nước bằng cách thêm một loại loại hình sản sinh doanh thu mới, đồng thời khuyến khích phát triển hoạt động liên quan đến tiền điện tử ở Ukraine. Trong một lưu ý đính kèm dự thảo luật viết rằng:

“Theo đó, việc giới thiệu các giao dịch liên quan đến tài sản ảo nhưng vẫn nằm trong vòng pháp lý sẽ [làm cho nó có thể] tăng đến 1,27 tỷ hryvnia (43 triệu đô la) cho thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2019-2024.”
 

Đến nay, tiền điện tử không được xem là hợp pháp tại Ukraine. Vào tháng 9 năm 2017, Hội đồng Ổn định Tài chính Ukraine, hoạt động dưới quyền Verkhovna Rada, đã triệu tập để xác định tình trạng pháp lý của các loại tiền điện tử như Bitcoin (BTC).

Vào tháng 5 năm 2018, Bộ Trưởng Ủy ban An ninh quốc gia và Thị trường chứng khoán Ukraine Timur Khromaev tiết lộ rằng ủy ban sẽ xem xét việc công nhận tiền điện tử như một công cụ tài chính, nhấn mạnh sự cấp thiết trong việc công nhận pháp lý của tiền điện tử. Điều này ngay sau đó cũng nhận được sự đồng tình hậu thuẫn từ Hội đồng Ổn định tài chính trong tháng Bảy.

Một tháng trước đó (tức tháng 6/2018), Dịch vụ Viễn thông và Bảo vệ Thông tin của Tiểu bang Ukraine tiết lộ rằng cơ quan không có kế hoạch điều tiết khai thác tiền điện tử, ám chỉ vào lý do không ổn định của tiền điện tử và các phản ứng khó lường trước của chính quyền.

Theo CoinTelegraph

Nguồn : coin68

1024
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), ngân hàng trung ương của nước này, tin rằng hiện không có một token tiền điện tử nào là có thể bị xếp loại là chứng khoán.


Quan chức Ngân hàng Trung ương Singapore: “Tiền điện tử không phải là chứng khoán””


Quan điểm của Singapore về token tiền điện tử


Trong một buổi hỏi đáp bên lề Hội nghị Consensus của CoinDesk hiện đang được tổ chức tại Singapore, Damien Pang, Trưởng văn phòng Cơ sở hạ tầng công nghệ cho Fintech và đổi mới, chia sẻ với đông đảo thính giả rằng những nhà lập pháp vẫn chưa tiến đến công nhận các token tiền điện tử là một loại tài sản đạt chuẩn của chứng khoán ở Singapore.

Tuy nhiên, ông tiếp tục nhấn mạnh việc phân loại các dạng tiền kĩ thuật số này, dù cho bất kể công nghệ gì hiện đang là nền tảng của chúng, có thể thay đổi theo thời gian, tùy vào tính chất hiện tại và tương lai của loại tài sản này. Ông nói:

“MAS đang nghiên cứu sâu những tính chất của token trong quá khứ, hiện tại và tương lai, thay vì những vấn đề liên quan đến công nghệ.”
 

Pang bổ sung thêm hiện MAS đang phân loại token thành 3 nhóm: token tiện ích (utility), token thanh toán (payment) và token chứng khoán (securities). Ông lí giải:

“MAS không có ý định ban hành luật cho các token tiện ích, vốn hiện đang được sử dụng trong một số dịch vụ. Tuy nhiên một dự luật về thanh toán dịch vụ có thể là sẽ được thông qua vào cuối cuối năm nay để đưa vào khuôn khổ các dạng token thanh toán, thứ tài sản có thể lưu trữ được và có thể dùng để thanh toán.”


Singapore có thể sẽ thay đổi hướng tiếp cận trong tương lai

Về thắc mắc liệu các token tiện ích và thanh toán có những tính chất với chứng khoán, như là khả năng đảm bảo lợi nhuận cho các tài sản tương lai, Pang cho rằng các bộ luật của Singapore về chứng khoán và tài sản tương lai sẽ hướng tới các loại tài sản này.

Khi được đặt câu hỏi tại sao chính quyền không đưa ra những định danh về tài sản kỹ thuật số giống như Hoa Kỳ, ông Damien Pang nói rằng cách tiếp cận này sẽ không giúp khuyến khích một môi trường cho các cải tiến.

Ông kết luận:

“Khi bạn bắt đầu định danh các loại tài sản này, sẽ có nhiều tranh cãi nổ ra. Nhưng thực thế, có hơn 1000 loại token. Do vậy, việc những người làm luật cần phải có một lí luận rõ ràng về những quy cách để phân lại chúng.”
 


Theo CoinDesk


Nguồn :coin68
 

1025



Từ lợi nhuận đầu tư (ROI) thấp nhất đến cao nhất

1.Bolenum có thể sẽ thất bại sau khi chỉ huy động được 18.500 đô la trong tháng 8 năm 2017. Đồng thời điểm đó, ICO hiệu quả thứ nhì đã huy động thậm chí còn ít hơn thế nhưng lại ở mức -99,72%, Bolenum hiện là dự án vô dụng nhất theo Zheng đánh giá.
2.MyBit cố gắng hết sức để vượt lên chính nó. Cũng hoàn tất vào tháng 8 năm 2017, MyBit ICO đã bán token của mình với giá thấp đáng kinh ngạc là 2 đô la, hiện đã thành 2 xu, hoặc -98,89%.
3.Lampix là một ICO khác được lên kế hoạch cho tháng 8 năm 2017 – vốn rõ ràng *không phải* là tháng tốt nhất để kinh doanh, thậm chí cả về tiền mã hóa. Không ai biết chính xác những gì đã xảy ra với 12 triệu đô la họ đã huy động … nhưng nó đã có thể tồi tệ hơn. Giống như Bitclave.
4.Bitclave đã huy động được 25,5 triệu đô la và hiện đang giảm xuống -97,65%. Hoặc chỉ 2% giá trị ban đầu của nó.
5.Leadcoin mạo hiểm gây quỹ 50 triệu USD. Vốn hóa thị trường của nó hiện chưa tới 1 triệu USD. Nó cũng chỉ còn lại 2% giá trị ICO.
6.Aditus đã huy động được 7 triệu đô la và hiện là -97,22%
7.Sether đã huy động được 30 triệu đô la và hiện là -97,19%
8.Giao thức Mercury huy động 10 triệu USD và hiện -97,06%
9.DomRaider huy động được 42 triệu đô-la và hiện -96,67%
10.IUNGO đã huy động được 23 triệu đô la và hiện là -96,52%


Top 10 loại có lợi nhuận cao nhất


1.Ethereum, không có gì đáng ngạc nhiên. Là gì nếu không phải Ethereum? Mặc dù suy giảm giá trị, và thậm chí tính toán với “mức giá hiện tại” là $185, Ethereum vẫn mang lại lợi nhuận cao hơn Spectrecoin và Stratis cộng lại với nhau. Không ít hơn 59.500%. Nếu bạn mua một Ethereum trị giá một đô la trong đợt ICO của nó. Bạn sẽ vui vẻ bỏ túi 600 đô la hôm nay. Nói theo cách khác, là bằng 3 ETH (1 đồng ăn 3.)
2.Spectrecoin có lẽ là một trong những trường hợp đáng ngạc nhiên nhất. Nó đã huy động được số vốn nhỏ nhất (15.000 USD) trong khi trả lại gấp 244 lần số tiền ICO của nó. Đừng hoảng sợ nếu bạn chưa bao giờ nghe về nó – vì nó xếp hạng #500 trên CoinMarketCap. Có lẽ đã đến lúc phải bỏ một chút thời gian nghiên cứu nhỉ?
3.Stratis thậm chí còn tốt hơn NEO. 1/7 cent token của nó đã tăng tới mức nó có giá trị lớn hơn một đô la ở mức $1,363. Nếu một người đầu tư 1 đô la trong đợt ICO của STRAT, họ sẽ có 194 đô la tại thời điểm bài viết.
4.NEO có lẽ là một trong những dự án không gây ngạc nhiên mấy. Một sản phẩm ra đời năm 2016 mang tên “Ethereum Trung Quốc”, hiện có giá trị gấp 116 lần so với giá ICO – tăng 11,600%.
5.Ark – với ít hơn 1 triệu đô la được huy động vào cuối năm 2016, Ark đã xoay sở để leo lên khá dễ dàng trong giai đoạn thị trường tăng trưởng kéo dài khá nhiều trong năm 2017. Ark đã chứng kiến những thăng trầm và, mặc dù chứng kiến giá thấp nhất trong năm tại thời điểm này, vẫn cao hơn đối thủ cạnh tranh của nó với ROI mạnh mẽ là 6000% — hoặc gấp 60 lần.
6.Lisk – đã ở mức $0,076 trong đợt ICO và $3,601 vào ngày 11 tháng 9 – tăng 4638,16%
7.Komodo – đã ở mức $0,022 trong đợt ICO và $1,030 vào ngày 11 tháng 9 – tăng 4581,82%
8.Storj-x – đã ở mức 0,00 đô la trong đợt ICO và $0,35 vào ngày 11 tháng 9 – tăng 3866,67%
9.Giai đoạn 1 của Aeternity đã ở mức $0,042 trong đợt ICO và $1,180 vào ngày 11 tháng 9 — tăng 2709,52%
10.Augur đã ở mức $0.602 trong đợt ICO và $14.692 vào ngày 11 tháng 9 – tăng 2340.53%

Bạn có thể xem danh sách đầy đủ 300 dự án do Steven Zheng xếp hạng tại đây.

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1ioxvJgJiZui9ZD1nud2oLpClYCFcnzvgvMucI56uy-g/edit#gid=1772156349


Nguồn: Tapchibitcoin/bitcoinist.com

1026



Liên minh châu Âu EU đang trở thành điểm đến thay thế cho Hoa Kỳ khi các dự án ICO được cân nhắc tại đây, sau khi Pháp thông qua dự luật có thể nói là tiến bộ nhất trong không gian tiền mã hóa.

Nhờ vậy mà Paris đang trở thành điểm đến rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp tiền mã hóa mong muốn được các cơ quan quản lý hết lòng chào đón và tôn trọng.

Bên cạnh đó, họ sẽ được hưởng một tài khoản ngân hàng đảm bảo sau khi đáp ứng các yêu cầu cấp phép tùy chọn. Họ cũng sẽ tiếp cận với các nhà đầu tư tổ chức như các quỹ đầu cơ, quỹ hưu trí, người quản lý tài sản, những đối tượng có thể đánh giá token được cấp phép giống như chứng khoán dành cho mục đích đầu tư.

Tuy nhiên, các công ty không bắt buộc phải làm giấy phép. Họ vẫn có thể tiến hành ICO nhưng những lợi ích khi được cấp phép sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

Ở điểm này Pháp trái ngược hoàn toàn với Mỹ, tại Mỹ các ICO phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều luật cũ kỹ, khiến cho ICO khó tồn tại xét góc độ mô hình kinh doanh.


Pháp hiện đang cung cấp một giải pháp thay thế cho khuôn khổ khó nhằn ở Mỹ. Rất có khả năng xảy ra cuộc di cư từ Mỹ sang Pháp vì có thời gian SEC khá tức giận với cả Thung lũng Silicon và Phố Wall.

Nancy Wojtas, Cựu luật sư của Chủ tịch SEC, hiện đang làm công việc hỗ trợ một số doanh nhân và các nhà đầu tư mạo hiểm, cho biết:

“SEC mang đến một chiếc hộp nhỏ và nói: ‘Đây là hộp quy định của chúng tôi, bạn phải nằm vào vừa vặn’. Và chúng tôi ở bên ngoài hộp. Không, không, đây là hộp của chúng tôi, bạn cho chúng tôi biết làm sao bạn vừa trong đó. Và họ vẫn không có câu trả lời vào thời điểm này …


Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi cần một giải pháp. Hoặc là tiếp tục hoạt động ở Hoa Kỳ hoặc di chuyển ra ngoài nước”.

Một số tổ chức đã chuyển đến Estonia và Thụy Sĩ, những nơi có môi trường pháp lý thân thiện. London là điểm đến được nhiều người lựa chọn nhưng Pháp hiện đang rất nghiêm túc với kế hoạch dành cho Paris và nó có thể có tác dụng tương tự như London trong năm 2014 sau sự kiện Bitlicense sụp đổ tại New York.

Cơ quan giám sát tài chính của Anh (FCA) đã đưa ra những đề xuất rất thân thiện và còn khẳng định mối quan hệ đẹp giữa các công ty tiền mã hóa và cơ quan quản lý.

Đỉnh điểm là London trở thành Thủ đô Tài chính và Thủ đô Công nghệ Tài chính, nhưng sự kiện Brexit (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi EU) đã làm mọi thứ đi lệch quỹ đạo, kể cả việc đuổi kịp những phát triển trong không gian mã hóa.

David Cameron từ chức, với ông và đội ngũ của mình, có vẻ như trọng tâm của dịch vụ dân sự có thể đã thay đổi do không có vai trò lãnh đạo trong ICO.

London vẫn có một khuôn khổ pháp lý rất thân thiện nhưng Paris đang dẫn đầu với các tài khoản ngân hàng bảo đảm và quyền tiếp cận công khai với các nhà đầu tư tổ chức.

Một nhược điểm lớn là họ không dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức trong các sự kiện tuy nhiều người Pháp có thể nói tiếng Anh. Tuy nhiên cơ quan AMF cũng có một website bản tiếng Anh trang web của mình nên ngôn ngữ có thể không phải là rào cản quá lớn.

Cuộc cạnh tranh tài phán hiện nay ít nhất cung cấp sự lựa chọn cho các doanh nghiệp tiền mã hóa, giờ đây họ có thể nói với SEC rằng họ đã chuyển sang kinh doanh ở nơi khác.

Đối với châu Âu nói riêng, khu vực này có nhiều triển vọng tiến về phía trước để đạt đến quyền lực pháp lý tân tiến nhất trong quá trình chạy đua đoạt danh hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ.

Theo TapChiBitcoin/TrustNodes.

1027
Faucethub là gì?

FaucetHub là một nền tảng cho phép người dùng chấp nhận các khoản thanh toán vòi và quản lý vòi. Đây là hệ thống micro wallet – micro payment (ví vi mô – thanh toán vi mô) cho phép bạn nhận được thanh toán từ các trang web cấp phát các đồng coin nhỏ lẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chơi game. Bạn thu thập càng nhiều đồng tiền càng tốt, và khi đạt ngưỡng thanh toán tối thiểu, bạn sẽ nhận được những coin đó trực tiếp vào ví của mình.






Nền tảng thanh toán vi mô là gì?


Một nền tảng thanh toán vi mô là một nền tảng liên quan đến việc thanh toán với số tiền rất nhỏ. Khi nói đến tiền mã hóa, chẳng hạn như Bitcoin, nó sẽ liên quan đến các khoản thanh toán dưới dạng các satoshi, trong đó 1 satoshi bằng 1/100 trăm triệu của một BTC. Trong Faucethub, người dùng có cơ hội nhận được một khoản thanh toán tối đa là 20,000 satoshi trong khoảng thời gian 24/48 giờ.

Bitcoin faucet hay vòi Bitcoin là gì?

Vòi Bitcoin là trang web hoặc ứng dụng cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện các tác vụ khác nhau. Sau đó, vòi Bitcoin trao thưởng cho họ bằng các khoản thanh toán vi mô mà trong trường hợp này là các satoshi. Ban đầu, nó chỉ được giới hạn trong Bitcoin nhưng hiện tại, với Faucethub, bạn có thể làm việc với một số đồng tiền mã hóa tùy thuộc vào sở thích của bạn.

Cách Faucethub hoạt động

Faucethub mang lại lợi ích tốt nhất cho cả chủ sở hữu vòi và người sử dụng vòi. Nó có một giao diện dễ sử dụng. Bạn chỉ cần đăng ký và có thể chọn bắt đầu với tư cách là người dùng vòi hoặc chủ sở hữu vòi. Người dùng vòi sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ và nhận các phần thưởng nhỏ và chủ sở hữu vòi có thể có nhiều vòi như họ muốn.

Ngoài các vòi, người dùng cũng có thể thực hiện giao dịch tiền mã hóa thông qua trang web với mức phí giao dịch là 0.5%. Với các tính năng bảo mật nâng cao của trang web, người dùng an tâm rằng tiền của mình sẽ được an toàn.

Trang web cung cấp cho người dùng khả năng có tài khoản tiền thưởng từ nơi họ có thể nhận được các lợi ích độc quyền. Những lợi ích này có thể được hưởng bởi cả người sử dụng vòi, chủ sở hữu và nhà phát triển.

Tại sao lại lựa chọn Faucethub thay vì các hệ thống thanh toán vi mô khác?

Mặc dù có nhiều nền tảng thanh toán vi mô nhưng không phải tất cả chúng đều giống nhau. Một số ưu điểm của Faucethub bao gồm:

Đối với người dùng vòi, họ có thể:


Chấp nhận các thanh toán vi mô từ các trang web khác
Bảo đảm an toàn cho tiền của họ tránh khỏi những kẻ khai thác khác
Có được số liệu thống kê nâng cao về các khoản thanh toán đã nhận
Tương tác với những người dùng khác trên trang web.
Đối với chủ sở hữu vòi, những lợi thế mà họ nhận được từ Faucethub bao gồm:

Chủ sở hữu không chỉ có khả năng có nhiều vòi cùng một lúc mà còn có thể quản lý các vòi và khóa API không giới hạn của mình
Bảo mật nâng cao cho các vòi của họ
Truy cập API không hạn chế
Di cư dễ dàng
Trau dồi số liệu thống kê mà họ có thể sử dụng để cải thiện hiệu suất
Một hệ thống chống gian lận 24/7 rõ ràng để bảo vệ các chủ sở hữu vòi khỏi các hoạt động gian lận
Chủ sở hữu vòi có khả năng quảng bá vòi của họ thông qua trang web bằng cách tìm kiếm danh sách top các vòi.
Vì thế…

Nếu bạn đang tìm kiếm nền tảng thanh toán vi mô tốt nhất, đáng tin cậy nhất và an toàn nhất thì Faucethub là nền tảng dành cho bạn. Có rất nhiều lợi ích từ nền tảng như đã trình bày ở trên. Hãy tham gia ngay và tận hưởng thôi nào!

Theo: TapchiBitcoin/coindoo

1028
Giá bitcoin trong 24 giờ qua tiếp tục duy trì quanh ngưỡng 6.500 USD, thị trường chưa ghi nhận được biến động gì đáng kể so với hôm qua.


“Một con cá mập đang dịch chuyển”

Giá bitcoin trong 24 giờ qua tiếp tục duy trì quanh ngưỡng 6.500 USD, hầu như không có chuyển biến gì đáng kể so với hôm qua.



Diễn biến giá Bitcoin


Giá bitcoin hôm nay (17/9) ghi nhận lúc 9h20 là 6.508 USD, tăng 0,17% so với 24 giờ trước, theo chỉ số giá bitcoin của CoinDesk.

Trong top 100 có 68/100 đồng coin tăng giá nhẹ trong 24 giờ qua. Trong đó biến động nhiều nhất là đồng Aurora, với tỉ lệ tăng giá lên đến 59,78%, những đồng tiền còn lại tăng giảm trong phạm vi từ 0 đến 15%.



Toàn cảnh thị trường (theo  Coin360)


Trong top 10, các đồng tiền số ít biến động hơn khi tỉ lệ biến động chỉ trong khoảng từ 0 đến 2,2%. Trong đó, ethereum tăng 1,3% lên 222 USD, ripple tăng 0,55% tương ứng với 0,2819 USD. Bitcoin cash tăng nhẹ 2,73% còn 457 USD.

Ngoài ra còn có Stellar, Monero, Litecoin cũng có mức tăng trên 2% so với 24 giờ trước.




Top 10 đồng tiền số theo vốn hóa



Tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số vẫn dao động quanh ngưỡng 200 USD và không có gì chắc chắn sẽ an toàn ở ngưỡng này mặc dù ghi nhận được tại thời điểm 9h40 sáng nay là 203,8 tỷ USD, theo số liệu thống kê từ CoinMarketCap.





Tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số




Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục được giữ ở mức thấp trong suốt cuối tuần. Tính đến sáng nay, khối lượng giao dịch 24 giờ của thị trường là 10,41 tỷ USD, giảm 2,2% so với con số của ngày 16/9.

Khi bitcoin giảm 15% trong 2 ngày cuối tuần trước, một giả thuyết lan truyền trên internet: “một con cá mập đang dịch chuyển”.

Những nhà quan sát cho thấy một người nắm giữ lượng lớn tiền kỹ thuật số với ví điện tử được tạo ra vào năm 2011 (rất lâu trước khi bạn nghe đến thuật ngữ HODL) đang bán ra. Ví này từng có 111.114 bitcoin, lúc trên đỉnh có giá khoảng 2 tỷ USD. Lời đồn đoán này bắt đầu từ 2 tuần trước, khi mà cá mập này, với lượng lớn nắm giữ, đang tìm cách bán ra sau khi giá giảm mạnh trong năm nay.

Theo Chainalysis, công ty chuyên cung cấp công cụ theo dõi các công ty và luật lệ, 50 giao dịch liên quan đến 50.500 bitcoin liên quan đến ví này được dịch chuyển trong khoảng 23/8 đến 30/8. Theo giá đóng cửa bitcoin tổng hợp của Bloomberg, số bitcoin này trị giá khoảng 320 triệu USD. Chainalysis nói rằng họ không thể khẳng định liệu những đồng tiền kỹ thuật số này có tham gia các sàn giao dịch.


Vạch trần âm mưu trên Reddit



Kim Grauer, nhà kinh tế cấp cao tại Chainalysis New York cho biết: “Thật thú vị bởi vì chỉ có những người trên Reddit phát hiện nó đang xảy ra và chỉ là nhận định của mọi người cho rằng cá mập đang thoái vốn. Nó dẫn đến một thuyết âm mưu rằng một người nào đó đang cố gắng khống chế bitcoin, chỉ từ một số người quản lý quỹ của họ dịch chuyển bitcoin bởi lý do an ninh, hay chúng ta thậm chí chẳng biết lý do họ làm việc này”.

CEO của BitPay, Sonny Singh tin rằng bitcoin sẽ tăng trở lại trong năm 2019 nhưng những đồng tiền thay thế “sẽ không bao giờ trở lại”. Ông nói rằng ngòi nổ tiếp theo của bitcoin là sự tham gia của những nhà đầu tư tổ chức.

Morgan Stanley là gã khổng lồ Wall Street gần nhất cho phép người dùng giao dịch bitcoin bằng hợp đồng hoán đổi thương mại, theo Bloomberg.

Các nhà đầu tư đang tiếp tục đổ tiền vào các quỹ đầu tư liên kết với công nghệ blockchain. Quỹ đầu tư Ribbit Capital đặt mục tiêu thu hút 420 triệu USD cho quỹ mới nhất của mình, tăng 40% so với con số 300 triệu USD của quỹ đầu tư gần nhất.

Nghiên cứu mới nhất của công ty fintech Juniper House cho thấy rằng 65% các công ty lớn, bao gồm 10.000 nhân viên, đang xem xét hoặc đang tham gia triển khai các hoạt động blockchain. Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng của ngành này đang cải thiện, vậy giá sẽ thế nào?


Nguồn :blogtienao







1029
Vakaxa là công ty chuyên cung cấp giải pháp công nghệ blockchain cho doanh nghiệp, trong nhiều lĩnh vực như tài chính, bất động sản, y tế, giáo dục, logistic, tiền điện tử.  Vakaxa giúp các doanh nghiệp không chỉ tiếp cận mà còn trực tiếp ứng dụng công nghệ blockchain vào hệ thống và vận hành một cách trơn tru.


Chính thức hoạt động từ năm 2017, Vakaxa ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng thành công công nghệ blockchain. Đội ngũ nhân sự Vakaxa là những người giàu kinh nghiệm trong lập trình, phát triển phần mềm và công nghệ blockchain.


Qua nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm, Vakaxa đang từng bước tạo đột phá trong việc ứng dụng công nghệ blockchain thông qua khả năng cung cấp đa dạng giải pháp cho doanh nghiệp. Các dịch vụ của Vakaxa có thể kể đến là giải pháp cho mảng tài chính, bất động sản, y tế, giáo dục, logistic; và chuyên biệt về tiền điện tử như xây dựng sàn giao dịch tài sản số, ví điện tử, phát triển đồng tiền điện tử, hợp đồng thông minh.

Đặc biệt, với uy tín và khả năng thực thi công việc, Vakaxa còn được tin tưởng để phát triển ICO, DAICO, hệ thống thanh toán cho doanh nghiệp, đảm bảo khắc phục các hạn chế về bảo mật, tốc độ và phí giao dịch của các hệ thống hiện hành.


Các dịch vụ giải pháp blockchain do Vakaxa cung cấp.


“An toàn và bảo mật là một trong những ưu tiên tối thượng mà Vakaxa cam kết với khách hàng. Bên cạnh đó, Vakaxa cũng tự tin mang đến dịch vụ vượt trội với giá cả cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hiện thực hóa những ý tưởng với công nghệ blockchain.

Đội ngũ nhân sự trách nhiệm, giàu kinh nghiệm của Vakaxa luôn theo dõi và đảm bảo các dự án đi đúng tiến độ, và họ sẵn sàng hỗ trợ dự án kể cả sau khi được bàn giao.” – ông Nguyễn Thái Học, nhà sáng lập kiêm CEO Vakaxa khẳng định.

Trong bối cảnh bùng nổ của tiền mã hoá và công nghệ đằng sau nó, thì theo một nghiên cứu từ Navigos Search, có đến 70% doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng bước chân vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài yếu tố ngại mới, thì nguồn nhân lực chưa được đào tạo cộng với hạn chế về tài chính, thực thi,…chính là lý do khiến Việt Nam đang bị bỏ lại phía sau. Đây là lúc các doanh nghiệp cân nhắc và lựa chọn giải pháp blockchain thích hợp, và đơn vị đủ khả năng, uy tín, đáp ứng nhu cầu cũng như đảm bảo hợp tác lâu dài.

Tìm hiểu thêm về Vakaxa tại: https://vakaxa.com/vi/

Nguồn : blogtienao


1030
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã nêu bật hơn 65 trường hợp sử dụng công nghệ Blockchain để giải quyết những thách thức môi trường “cấp bách nhất”, theo như một nghiên cứu được công bố ngày 15/09.



Diễn đàn Kinh tế Thế giới “vạch ra” hơn 65 ứng dụng của công nghệ Blockchain trong bảo vệ môi trường



Trong báo cáo có tiêu đề “Xây dựng Blockchain vì một hành tinh tốt hơn”, WEF Thụy Sĩ đã nhấn mạnh một lượng lớn những phương án Blockchain có thể ứng dụng được để giúp giải quyết những thách thức về môi trường cấp bách nhất trên thế giới.

Theo WEF, các ứng dụng được đề xuất trong bài viết có thể tăng cường nỗ lực bảo vệ môi trường theo nhiều cách, chẳng hạn như mô hình tài chính mới bảo vệ môi trường, thực hiện giá trị phi tài chính và vốn tự nhiên, phác thảo các hệ thống phân cấp hiệu quả và trong sạch hơn.

Ngoài khả năng cải thiện các quy trình hiện có, báo cáo cũng đề cập đến khả năng đưa ra các giải pháp Blockchain hoàn toàn mới – mang tính “bước ngoặt, phá thông lệ” – được dự kiến ​​sẽ biến đổi hoàn toàn cách quản lý các vấn đề môi trường thiết yếu.

“Cú hích công nghệ” này bao gồm “xem qua” chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý phi tập trung các nguồn năng lượng và tài nguyên nước, các nguồn gây quỹ bền vững, thị trường carbon và các thành tựu khác.

Theo báo cáo, bước quan trọng tiếp theo trong việc giới thiệu các ứng dụng công nghệ Blockchain bảo vệ môi trường là việc thiết lập một hệ sinh thái Blockchain “có trách nhiệm” và “có tác động toàn cầu”, trái ngược với các dự án hỗ trợ tách biệt, lẻ tẻ.

Chốt lại, WEF bên cạnh đó cũng xác định được vấn đề lạm dụng Blockchain do chính vấn đề cường điệu xung quanh ngành công nghiệp này gây ra.

Để giải quyết vấn đề này, Diễn đàn Kinh tế Thế gới đã đề xuất ba câu hỏi chính được coi là điểm khởi đầu cho bất kỳ sáng kiến ​​liên quan đến Blockchain nào: Liệu công nghệ có thể giải quyết được những vấn đề cụ thể? Liệu chúng ta có thể kiểm soát được những hậu quả không lường trước được hay không? Liệu hệ sinh thái đang triển khai của các bên liên quan đã “sẵn sàng” hay chưa?

Vào ngày 13 tháng 9, WEF đã công bố một nghiên cứu khác, ước tính rằng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) có thể đóng góp thêm vào khối lượng thương mại toàn cầu 1 nghìn tỷ đô la trong mười năm tới. Báo cáo cũng lập luận rằng việc chính phủ các quốc gia lớn, bao gồm cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu, hấp nhận công nghệ Blockchain là điều “không thể tránh khỏi”.


Theo CoinTelegraph

Nguồn : coin68

1031

Coin68 Blog: Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và sự ra đời của Bitcoin


Nhân sự kiện kỉ niệm tròn 10 năm ngày nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Phố Wall mà đã nhanh chóng lan rộng khắp phương Tây và sau đó là toàn thế giới, hãy cùng nhìn lại một trong những hệ quả “tích cực” mà nó để lại: sự ra đời của Bitcoin và lý tưởng tiền tệ điện tử phân quyền.

2008: Cái năm làm thay đổi tất cả



Cách đây tròn 10 năm và 1 ngày, ngày 15/09/2008, Lehman Brothers –  ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 Hoa Kỳ khi ấy, quản lý khối lượng tài sản lên đến 600 tỉ USD – đệ đơn phá sản. Toàn thế giới tài chính khi ấy ngỡ ngàng, chợt nhận ra là mình đang ở bên bờ vực của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái 1929-1933.

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 làm lung lay niềm tin của công chúng dành cho giới ngân hàng đến nỗi ý tưởng về một dạng tài sản mới, không cần có sự bảo trợ của ngân hàng, ngay lập tức được nhen nhóm lên. Hệ quả là Bitcoin, đồng tiền điện tử có vốn hoá thị trường lớn nhất lúc này, được đề cập lần đầu vào tháng 11/2008 – chỉ 2 tháng sau ngày Lehman sụp đổ.

Một thập kỉ sau đó, Bitcoin và tiền điện tử lại đang trở thành một trong những chủ đề về tài chính được thảo luận sôi nổi nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là về mức độ rủi ro và tỉ suất sinh lời.

Từ mức giá ban đầu 1 USD vào năm 2010, giá trị của Bitcoin ở thời điểm thực hiện bài viết đã lên đến 6.500 USD, song con số ấy đã là giảm 70% so với đỉnh 20.000 USD hồi tháng 12/2017.





Sự ra đời của Bitcoin


Ngày 01/11/2008, một lập trình viên tên là Satoshi Nakamoto đã gửi một email đến cộng đồng người đam mê mật mã học với nội dung như sau:

“Tôi đang tạo ra một hệ thống tiền tệ điện tử mà hoàn toàn đồng cấp (peer-to-peer), không cần tin tưởng vào một bên thứ ba. Những ai hứng thú có thể đọc qua cáo bạch của nó tại bitcoin.org/bitcoin.pdf.”
 

Whitepaper của Bitcoin đến thời điểm hiện tại vẫn có thể được truy cập thông qua đường link trên.


Tính năng chính của hệ thống này, theo Satoshi, là giúp những giao dịch giữa các bên được thực hiện trực tiếp và không cần phải phụ thuộc vào các định chế tài chính. Hệ thống được thiết kế để có thể hoàn toàn phân quyền/phi tập trung, nghĩa rằng người sử dụng đồng tiền ấy sẽ không cần phải đặt niềm tin vào các thể chế trung ương, như giới ngân hàng truyền thống. Trong một bài đăng khác vào đầu năm 2009, Satoshi nói rằng mọi thứ trong hệ thống mới này sẽ có nền tảng là “bằng chứng mã hoá” thay vì là “niềm tin”.

Satoshi cũng thể hiện sự không hài lòng của mình khi các ngân hàng cả thương mại lẫn trung ương đều đã lợi dụng niềm tin của công chúng, cho vay tiền theo một cách chẳng thể nào kiểm soát để rồi dẫn đến bong bóng tín dụng và không tuân thủ quy định là lượng tiền dự trữ bắt buộc.

“Vấn đề cốt lõi của tiền tệ truyền thống nằm ở niềm tin. Ngân hàng trung ương được mọi người tin tưởng sẽ không phá giá tiền tệ, nhưng lịch sử tiền tệ pháp định lại đầy rẫy những ví dụ cho thấy điều ngược lại,” Satoshi viết.


Những đồng Bitcoin đầu tiên


Một vài tháng sau khi tiết lộ ý tưởng về tiền điện tử, Satoshi đã tạo ra 50 đồng Bitcoin đầu tiên trên nền tảng Blockchain vào lúc 18:15:05 ngày 03/01/2009 (giờ UTC). Tuy nhiên, chỗ 50 BTC đặc biệt này đã được lập trình để không thể nào có thể sử dụng được.

Bên cạnh đó, block đầu tiên còn được nhà sáng lập Bitcoin đính kèm vào đó một lời nhắn, cụ thể là: “Tờ The Times, ngày 3 tháng 1 năm 2009, Bộ trưởng Tài chính sắp sửa tung gói cứu trợ thứ hai cho giới ngân hàng”.


Những dòng ấy chính là tiêu đề trang nhất của tờ báo The Times của Anh số ra cùng ngày, khi cơn khủng hoảng tài chính tại bán cầu Tây đang trong giai đoạn cực điểm.





Đây chính là bài báo được Satoshi đề cập đến trong block “nguyên thuỷ” của Bitcoin – khi Bộ trưởng Tài chính Anh sắp sửa tung gói cứu trợ thứ hai để giúp các ngân hàng nước này tránh khỏi thảm cảnh phá sản


Phần còn lại của lịch sử


Khi Bitcoin và khái niệm về tiền điện tử phân quyền bắt đầu phổ biến, các loại tiền kỹ thuật số khác cũng bắt đầu nảy nở sinh sôi. Litecoin là đồng coin tiếp theo ra mắt vào năm 2011. Ethereum, một đồng tiền phổ biến khác, xuất hiện vào năm 2015. Hiện tại, đã có hơn hàng trăm dạng tiền mã hoá đang được trao đổi khắp thế giới và người ta ước tính cứ vài ngày thì lại có thêm một dự án ICO (huy động vốn đầu tư bằng tiền điện tử) được lập nên.

Có lẽ chính vì sự bất mãn của mình với hệ thống tài chính hiện tại mà Satoshi muốn Bitcoin trở thành một đơn vị tiền tệ, thứ sẽ có thể được dùng cho các giao dịch trực tiếp mà không cần thông qua một bên thứ ba như ngân hàng trung ương. Dù vậy, sau nhiều năm, Bitcoin và các hậu bối của nó đang biến bản thân thành một lớp tài sản thay vì làm tiền tệ – chệch hướng khỏi “tầm nhìn” của nhà sáng lập.





Thực chất, một số nhà cung cấp dịch vụ ở các nước đã bắt đầu chấp nhận vài dạng tiền kỹ thuật số, bao gồm cả Bitcoin, để đổi lấy hàng hoá và sản phẩm. Tuy nhiên, tính bất ổn trong giá trị đang là mối lo ngại lớn nhất dành cho tiền điện tử nói chung, điều mà tiếp tục khiến đây là một lựa chọn không an toàn đối với các nhà đầu tư chưa đủ kinh nghiệm.

Theo LiveMint

Nguồn : coin68

1032
Gã khổng lồ ngành công nghiệp tiền điện tử Hoa Kỳ – Coinbase – đang có những kế hoạch phát triển đột phá cho văn phòng mới khai trương tại New York mà phục vụ chủ yếu các tổ chức đầu tư.



Coinbase có những kế hoạch phát triển đột phá cho văn phòng mới khai trương tại New York




Bài toán về nhân lực



Sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số dự định mở rộng quy mô lên tới 150 nhân viên trong năm tới tính từ số lượng 20 hiện tại. Theo thông tin từ công ty, đợt trượt giá dài của thị trường trong năm nay không hề ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư của các tổ chức cho loại tài sản này.

“Khi chúng tôi nhận thấy thị trường bắt đầu phục hồi như kỳ vọng, các tổ chức đầu tư vẫn chưa hề nản chí”, Adam White, tổng giám đốc Coinbase Institutional cho biết: “Mọi chuyện lại không như chúng ta nghĩ”.

Ông nhận định:

''Họ xem thị trường tiền điện tử là một cơ hội để tham gia kinh doanh khi tình hình không quá điên rồ như cơn sốt giá hồi tháng 12 năm ngoái ''

Các thành viên của Coinbase đều được chiêu mộ từ các tổ chức tài chính nổi tiếng như Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE), ngân hàng Barclays và Citigroup.

New York “là cái nôi của nhân tài” – đó là nhận định của White trong sự kiện khai trương văn phòng cố định đầu tiên tại New York (nhân viên của sàn trước đây phải làm việc tại văn phòng của WeWork – một công ty cung cấp không gian làm việc chung).

Chúng ta phải tạo ra một cầu nối giữa dịch vụ tài chính và công nghệ. Để đạt được mục tiêu đó, ta cần tới những bộ óc thông minh nhất mà đã dành cả đời làm việc cho các công ty tài chính truyền thống.


Hoa Kỳ: xuất phát điểm nhưng không phải đích đến


Để làm hài lòng các tổ chức đầu tư, Coinbase rất cần một nhân viên chứng khoán tương tự Sở giao dịch chứng khoán New York, theo trưởng bộ phận kinh doanh Coinbase, Christine Sandler, một cựu nhân viên của NYSE.

Tuy nhiên, Sandler cho rằng các dịch vụ giám sát, quản lý tài sản và giao dịch theo dạng tổ chức đầu tư không nên mâu thuẫn với định hướng dịch vụ cho các nhà đầu tư riêng lẻ. Ngược lại, cô tin rằng sự đóng góp của các tổ chức đầu tư là chìa khóa dẫn tới phổ cập tiền điện tử.

“Chúng tôi muốn hợp tác với các tổ chức phù hợp nhằm phát triển toàn bộ hệ sinh thái”, Sandler trả lời phỏng vấn. “Không quan trọng trọng là tổ chức hay đầu tư riêng lẻ vì khả năng cao nhiều tổ chức sẽ là người đóng góp lớn cho cộng đồng.”

Coinbase đã có chiến dịch tuyển dụng trong suốt giai đoạn thị trường sụt giảm trong năm nay và hiện tại có hơn 500 nhân viên trên toàn thế giới. New York không phải là văn phòng đầu tiên thu hút các tổ chức đầu tư và nhân viên mới.

Coinbase đang hướng tới “khai thác nhiều quốc gia và đồng tiền pháp định hơn”. Trong đó, công ty nhắm tới châu Á và Nam Mỹ, theo White chia sẻ. Coinbase đã thiết lập một văn phòng tại Tokyo mùa hè năm nay, thuê một đội ngũ nhỏ và đang chờ cấp phép từ Cơ quan Dịch vụ Tài chính tại Nhật Bản.

“Chúng tôi không định vị mình chỉ là một công ty của Hoa Kỳ,” White cho biết.

 

Theo Coindesk

Nguồn : coin68

1033
EOS vừa phải hứng chịu một vụ hack hợp đồng thông minh của một ứng dụng phân quyền (dApp), dẫn đến việc bị đánh cắp một lượng token trị giá 240.000 USD.



$240,000 tiền EOS bị đánh cắp sau vụ hack hợp đồng thông minh dApp


Hợp đồng thông minh EOSBet bị hack



Một yếu điểm của hợp đồng thông minh trong phần mềm cá cược EOSBet đã bị lợi dụng chỉ vài ngày sau khi họ tuyên bố mình là dApp an toàn nhất. Theo như trang Hard Fork, người phát ngôn của EOSBet cho biết:

“Vài giờ trước, chúng tôi đã bị tấn công, và 40.000 EOS đã bị đánh cắp. Vấn đề này không đơn giản như những gì công bố trước đó và chúng tôi đang cố gắng xâu chuỗi lại các dữ kiện về những gì đã xảy ra.”
 

Rốt cuộc thì số lượng EOS bị đánh cắp thực chất lên đến hơn 44.000 token và với giá giao dịch hiện tại là 5,4 USD, lượng tiền thất thoát trị giá tương đương 239.000 USD. Đội ngũ của EOSBet đã dừng chạy ứng dụng để xác định vấn đề, họ thừa nhận rằng đây là một sai lầm về code:

“[EOSBet] sẽ sớm có thể hoạt động trở lại trong ít lâu nữa thôi. Chúng tôi đã giới hạn lại các khả năng và phát hiện ra lỗi sai nằm ở công đoạn nhập code của mình. Sau khi nói chuyện với một số nhà phát triển và các block producer, có vẻ vấn đề là các game khác sử dụng chung code cũng bị tấn công với cách thức tương tự.”
 

Sử dụng một hàm phân tách giả mạo, các hacker đã đánh lừa hệ thống của EOSBet gửi đi một lượng token EOS rất lớn. Bọn trộm sau đó đã cố chuyển lượng tiền đánh cắp được ra khỏi hệ thống và vào túi riêng của chúng bằng cách tạo ra các tài khoản giả mạo EOSBet, từ đó có thể đánh lừa người dùng rằng hệ thống sẽ đền bù cho những người dùng mất tiền.



“Gậy ông đập lưng ông”


Thật trớ trêu thay, EOSBet cách đây vài ngày từng lên tiếng chê bai đối thủ của mình vì cũng đã để bị hack. Trong một tweet đã bị xoá bỏ, ứng dụng này viết:

“DEOS Games, một đối thủ của chúng tôi trong lĩnh vực này, vừa phải hứng chịu một cuộc tấn công hôm nay và bị rút ruột tài khoản. Khi mà tất cả các hệ thống khác đều bị hack, chúng tôi hiện đang là những người có ngân sách giàu mạnh nhất, nhà phát triển tốt nhất và là một UI cao cấp. Hãy cùng tham gia với chúng tôi nào.”
 

Trong hôm nay, đội ngũ của EOSBet đã có những phát biểu chính thức về vụ việc, giải thích rằng:

“Vào ngày 14/09, tầm khoảng 3 giờ sáng theo giờ UTC, chúng tôi đã bị tấn công và rút tài khoản, dẫn đến việc 44,427.4302 EOS bị đánh cắp trước khi đội ngũ phát triển kịp thu dữ liệu về. Lượng 463,745 EOS trong hệ thống hợp đồng EOSBETDICE11 và EOSBETCASINO của chúng tối vẫn an toàn, chúng tôi đã cải thiện hệ thống và quay lại hoạt động.”
 

Thông báo của EOSBet còn khẳng định là dApp này đang cải thiện hệ thống an ninh để có thể đảm bảo rằng sự cố tương tự sẽ không tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Theo EthereumWorldNews

Nguồn :coin68

1034
Theo một cuộc khảo sát gần đây, cứ 4 Millennials (những người sinh ra từ khoảng 1980 đến những năm đầu thập niên 2000 – hay còn được gọi là thế hệ Y) thì có 1 người hứng thú đầu tư vào tiền điện tử trong năm tới.



Khảo sát: Số nam giới đầu tư tiền điện tử gấp đôi nữ giới


Đầu tuần này, startup thanh toán tiền số Circle đã tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 3.000 người, nhận thấy rằng phần lớn các Millennials tin mình là những nhà đầu tư “tích cực” trong công nghệ. Các thành viên của nhóm nhân khẩu học khác, bao gồm cả Thế hệ X (những người sinh ra trong khoảng thời gian 1961- 1980; thế hệ liền trước thế hệ Y) và Baby Boomers (những người sinh ra trong khoảng 1946 – 1960), cũng được thăm dò ý kiến.

Nền tảng thanh toán được Goldman Sachs hậu thuẫn này đã sử dụng công cụ Survey Monkeys để thu thập dữ liệu , mặc dù khảo sát chỉ xuất bản phản hồi từ những người được xác định là “nhà đầu tư ’tích cực’”.

Đáng chú ý là kết quả cho thấy số nam giới đầu tư vào tiền điện tử gần như gấp đôi so với số nữ giới. Chi tiết hơn, khảo sát chỉ ra rằng trong khi 42% nam Millennials, 34% nam của thế hệ X và 16% nam của giai đoạn Baby Boomers sở hữu tài sản tiền điện tử, thì con số này đối với nữ giới là 27% phụ nữ Millennial, 19% phụ nữ thế hệ X và 9% nữ giai đoạn Baby Boomers.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng thế hệ càng “lớn tuổi”, tỉ lệ đầu tư “tích cực” càng giảm xuống, nếu như thế hệ Millennials (1980 – 2000) có tỉ lệ đầu tư là 65% thì thế hệ “lớn tuổi” hơn –  Baby Boomers (1946 – 1960), tỉ lệ này “rơi rụng” xuống còn 25%.

Có lẽ thông tin việc rằng nữ giới chiếm phần khá thiếu số trong “lãnh địa” tiền điện tử không có gì quá mới mẻ. Sàn giao dịch xã hội, eToro, khi khảo sát người dùng trong tháng 5 vừa qua, vừa tiết lộ rằng chỉ có khoảng 8,5% người dùng là phụ nữ. Tính đến tháng 3, công ty đã có hơn 9 triệu người dùng, điều này đồng nghĩa với việc số người dùng là nữ giới của eToro chỉ vỏn vẹn 765.000 người.

Theo CoinDesk


Nguồn :coin68

1035
Hội nghị Thượng đỉnh Litecoin đang diễn ra tại thành phố San Francisco (Mỹ) đã chứng kiến rất nhiều diễn giả chia sẻ nhận định của mình về tình hình hiện tại đồng tiền điện tử này, trong đó có cả nhà sáng lập LTC Charlie Lee.


Cụ thể, “cha đẻ” Litecoin cho biết một trong những mục tiêu chính của anh tại sự kiện là để làm rõ những thông tin sai lệch xoay quanh đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 7 thế giới. Charlie Lee được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tiền số vì đã “thanh lý” toàn bộ kho LTC của mình giữa lúc thị trường đạt đỉnh hồi tháng 12 năm ngoái, tạo nên không ít tranh cãi kể từ đó đến nay.


“Không hối hận” vì đã bán Litecoin


Lee theo đó vẫn bảo lưu quan điểm của mình, khẳng định mọi thứ “sẽ tồi tệ biết bao” nếu khi ấy anh không bán. Nhà phát minh cho rằng lí do anh bán Litecoin khi ấy là bởi LTC đang có phong độ cực kỳ tốt và số tiền thu về sẽ giúp anh có thể an tâm tập trung hoàn toàn vào công việc xây dựng và phát triển Litecoin, không còn phải phân chia thời gian làm cho sàn Coinbase nữa. Lee nói:



“Lạy Chúa vì tôi đã làm điều đó. Bất kì lựa chọn nào khác giờ đều sẽ khiến tôi phải đi tìm một công việc nữa để trang trải cuộc sống của mình.”
 



Charlie Lee khuyên là mọi người, nếu đã xác định mình sẽ đầu tư vào lĩnh vực này rồi, thì nên thử “gồng” thay vì ngay lập tức bán mỗi khi thị trường có dấu hiệu đi xuống. Điều này sẽ giúp trader tập cách phát hiện các xu hướng của thị trường để đưa ra những quyết định hợp lý hơn. Trước đó, anh cũng từng lên tư vấn cho những ai muốn tính chuyện lâu dài với lĩnh vực này là “nên sở hữu trọn 1 BTC cái đã trước khi quá muộn”.





Tầm nhìn dành cho Litecoin
 


Nhà sáng lập Litecoin kế đến chia sẻ về tầm nhìn phát triển Litecoin của anh là để đưa nó trở thành đồng tiền ưu việt hơn những altcoin khác, nhờ việc áp đặt những chính sách công bằng và nâng tầm Litcoin lên thành một đơn vị tiền tệ toàn cầu. Lee trải lòng:


“Ý tưởng về Litecoin cứ tự nhiên đến với tôi như vậy. Tôi không phải là một nhà lãnh đạo tận tâm nhưng tầm nhìn duy nhất của tôi là tạo nên một thứ gì đó mà sẽ có tác động về lâu về dài lên thị trường, đồng thời tìm thấy niềm vui khi hiện thực hoá điều ấy.”


Charlie Lee còn bàn thêm về môi trường phi tập trung cùng khía cạnh truyền thông của nó. Anh cho biết với sự tăng trưởng chóng mặt của phân khúc tiền điện tử, đã có không ít người tiếp cận anh và chia sẻ mong muốn được làm việc cho Litecoin. Câu trả lời của Lee lúc nào cũng sẽ là:


“Tôi chỉ nói với họ là hãy cống hiến hết sức mình và bằng tất cả những cách có thể. Chỉ cần họ có trong mình cái cốt lõi biến LTC thành đơn bị tiền tệ toàn cầu thì đã là ổn với tôi rồi.”




Charlie Lee tại Hội nghị Thượng đỉnh Litecoin 2018 tổ chức ở San Francisco (Mỹ)




Chưa hết, “cha đẻ” Litecoin nói người dùng nên sử dụng tiền điện tử theo bất cứ cách nào họ muốn, đừng nên để bị giới hạn bởi luật lệ phép tắc. Giá trị không quan trọng, mà chính tỉ lệ sử dụng và mức độ tiếp nhận mới thật sự quyết định thành công của tất cả các dạng tiền kỹ thuật số, anh khẳng định


Ở phần kết, Charlie Lee cho rằng năm 2017 là một khoảng thời gian anh bị xao nhãng bởi bao lần hard fork cùng quá trình trào dâng giá trị kỉ lục của thị trường. Chính vì vậy, trọng tâm của anh bây giờ sẽ quay lại giúp công chúng thấy được cách những đồng tiền điện tử như Litecoin khoả lấp được “những khiếm khuyết của hệ thống tiền pháp định ngày nay”.


Theo AMBCrypto


Nguồn : coin68

 

Pages: 1 ... 67 68 [69] 70
ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod