follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here Ads bidding Bidding Open

Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Topics - Zsangx12

Pages: 1 [2] 3 4 5
16
Nếu là một nhà đầu tư crypto, bạn có thể cảm thấy thị trường bear hiện tại sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng lịch sử cho thấy điều đó không có khả năng xảy ra. Bitcoin đã từng bị tuyên bố sẽ “chết” hơn 300 lần trong suốt thời gian 9 năm tồn tại của nó!

Bitcoin đã từng trải qua những giai đoạn của thị trường bear khác nhau kể từ khi được ra mắt cho đến năm 2018. Thị trường bear bitcoin, theo phân tích của tôi, được định nghĩa là thị trường có sự tụt giảm tối thiểu 20% giá cả trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất 2 tháng. Từ định nghĩa này, tôi đã khám phá ra 4 thị trường bear lớn trong lịch sử bitcoin, kể cả thị trường bear kéo dài từ năm 2018 trở lại đây.

Hãy cùng mổ xẻ những giai đoạn thị trường bear này để thấy được những yếu tố khác nhau tác động lên giá cả và tâm lý xã hội tổng thể của thị trường crypto.

Thị trường Bear 1 (11/01/2012 -> 11/7/2012) – Kỷ nguyên của Hacker

Kéo dài: 185 ngày | Gía ở đỉnh: 7.08 USD| Gía thấp nhất: 4.22 USD | Tụt giảm 40%

Thị trường bear lớn diễn ra lần đầu tiên năm 2012. Đó là năm được đánh dấu bằng một loạt các vụ tấn công của hacker và các sự kiện tiêu cực khác đã góp phần làm rung chuyển niềm tin của cộng đồng tiền điện tử. Ngày 11 tháng 1, giá Bitcoin đạt đỉnh trong chu kỳ thị trường bear.

Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn sau ngày 13 tháng 2 khi sàn giao dịch Bitcoin lớn thứ hai trong thị trường – TradeHill đã bị đóng cửa do gặp rắc rối về vấn đề pháp lý. Bitcoin vùng vẫy trong thị trường bear tổng cộng 6 tháng, giá giảm còn 4.22 USD vào ngày 11 tháng 7.

Các sự kiện khác góp phần vào xu hướng tụt giảm của bitcoin là các vụ tấn công Bitcoinica, lấy mất 18,000 BTC của sàn giao dịch này và vụ tấn công Linode, đánh cắp 46,000 BTC từ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web.

Thị trường Bear 2 (07/08/2012 – 06/12/2012) – Kỷ nguyên của các vụ kiện

Kéo dài:111 ngày | Gía ở đỉnh: 13.35 USD|Gía thấp nhất: 8.4 USD| Tụt giảm: 37%

Thị trường bear thứ 2 xuất hiện ngay sau thị trường thứ nhất dưới hình thức các vụ kiện tụng do các sàn giao dịch bị tấn công vài tháng trước đó.

Những loạt kiện tụng này khiến tâm lý thị trường trở nên bi quan hơn. Ngày 6 tháng 8, một khiếu nại kiện Bitcoinica được đệ trình. Gía Bitcoin giảm ngay ngày hôm sau. Ngoài ra, một loạt các sự kiện tiêu cực khác tiếp tục diễn ra trong tháng 9 đã làm giá tụt giảm kéo dài.

Thị trường Bear 3 (29/11/2013 – 07/01/2015) – Crypto “trú đông”

Kéo dài: 415 ngày | Gía ở đỉnh: 1149.14 USD | Gía thấp nhất: 197.24 USD| Tụt giảm: 83%

2013 đánh dấu một năm rất quan trọng không chỉ trong thị trường bear bitcoin mà còn trong lịch sử bitcoin nói chung. Tháng 10 năm 2013, con đường tơ lụa “Silk Road” đã bị FBI đóng cửa. Silk Road là một thị trường chợ đen trực tuyến lớn bậc nhất.

Tuy nhiên, ý nghĩa của nó trong lịch sử Bitcoin là nó đại diện cho hình thức đầu tiên của tài sản crypto được sử dụng rộng rãi bởi người dùng. Mặc dù con đường tơ lụa bị ngưng hoạt động vào tháng 10 năm đó nhưng giá bitcoin vẫn tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 11.

Thực sự khó có thể biết được khi nào bitcoin sẽ chạm đỉnh trong khi các sự kiện đang diễn ra và các phương tiện truyền thông đã không giúp vẽ ra một bức tranh rõ ràng về thực tế.

Tại thời điểm đó, ngay cả khi giá bitcoin bắt đầu giảm, những tựa báo vẫn còn giật tít về thị trường bull đại loại như “Gía Bitcoin chạm 1.000 đô la sau khi tăng gấp đôi trong 7 ngày. Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo?” hay “Gía Bitcoin có thể đạt 98.500 đô la theo dự đoán của các nhà phân tích phố Wall”.

Trong suốt giai đoạn đảo chiều của Bitcoin tháng 1 năm 2015, tâm lý chung của các tin tức là tiêu cực. Một số ví dụ phổ biến bao gồm: “Thiếu Mt Gox có khả năng Bitcoin chỉ còn là một cuộc khủng hoảng”, “Lý do một số sàn giao dịch Bitcoin có thể biến mất năm 2015”.

Mặc dù nỗ lực của các nhà báo với mục đích giúp những người tham gia thị trường hiểu và điều hướng theo các sự kiện nhưng những tin tức này không cung cấp bất kỳ tín hiệu tích cực nào để chỉ ra đáy của thị trường bear này.

Kết luận

Thật khó để dự đoán chính xác điều gì thúc đẩy biến động giá nhưng rõ ràng Bitcoin bị ảnh hưởng rất lớn bởi các sự kiện và câu chuyện cụ thể, cả tích cực lẫn tiêu cực thông qua tin tức và các kênh truyền thông xã hội.

Phân tích trên đây cũng chứng minh rằng thị trường bear hiện tại không phải xảy ra lần đầu tiên với Bitcoin và có lẽ cũng không phải là lần cuối cùng.

Nguồn: TradingIG

17
Thị trường tiền điện tử hiện tại đang chứng kiến các nhà đầu tư mạo hiểm nhảy vào để tìm kiếm các cơ hội giao dịch mật mã, bất chấp biến động cũng như việc thiếu tính thanh khoản. Hầu hết các sàn giao dịch trước đây đã đưa ra những hạn chế về số tiền có thể rút tại bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, có một xu hướng đã phát triển, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các nhà giao dịch –  Giao dịch chênh lệch (Arbitrage).

Nghiệp vụ Arbitrage ( Kiếm lời chênh lệch giá)

Arbitrage là việc mua và bán đồng thời một loại tài sản trên các thị trường khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá giữa chúng. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể nhận thấy rằng một token cụ thể được bán ít hơn trên sàn A so với trên sàn B. Người đó sẽ mua token đó trên sàn A và bán nó với mức giá cao hơn trên sàn B, tạo ra lợi nhuận miễn phí trong quá trình.

Nghiệp vụ này đã tồn tại trong một thời gian, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán, trái phiếu và ngoại hối. Tuy nhiên, khi các công nghệ tài chính đã tiến bộ, nó trở nên khó phát hiện và tận dụng lợi thế của sự khác biệt về giá trong các thị trường truyền thống này. Chỉ các nhà giao dịch của các công ty lớn có công nghệ cũng như số vốn để có thể kiếm lời từ bất kỳ sự chênh lệch giá nào trong từng phút mới tồn tại trong thị trường truyền thống, khiến cho hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể tham gia vòng lặp này.

Tuy nhiên, các cơ hội chênh lệch sinh lời vẫn tồn tại trong thế giới tiền điện tử, nơi mà các dòng token, các sàn giao dịch và dự án nhanh chóng tạo ra một môi trường đầy rẫy với sự thiếu hiệu quả về giá cả.

Tại sao chênh lệch giá xảy ra?

Cơ hội chênh lệch giá thường xảy ra do sự khác biệt về khối lượng giao dịch giữa các thị trường riêng biệt. Các thị trường và các sàn có khối lượng giao dịch cao với mức thanh khoản hợp lý thường ít tốn kém hơn, trong khi các thị trường có nguồn cung hạn chế cho một token cụ thể thường sẽ đắt hơn. Các nhà giao dịch mua ngay từ nhiều thị trường lỏng và bán trên thị trường ít tính lỏng hơn, về mặt lý thuyết có thể thu lợi từ sự khác biệt.

Đồng thời, cơ hội có thể tồn tại theo hướng ngược lại, mua trên các sàn giao dịch nhỏ hơn và bán trên các sàn lớn hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi một nhà giao dịch xác định chênh lệch giá có thể xảy ra giữa các sàn giao dịch, người ta vẫn cần phải tính đến phí giao dịch, phí rút / gửi coin, cũng như mọi chi phí mạng blockchain cần để thực hiện giao dịch.

Trong các trường hợp khác, giá tiền điện tử cũng có thể khác nhau giữa các quốc gia do cung và cầu. Theo quan điểm pháp lý, các quốc gia sẽ ban hành các luật khác nhau về quản lý tiền điện tử, dẫn đến sự khác biệt về giá cả.

Ví dụ đáng chú ý nhất trong trường hợp này là “Kimchi Premium”, hiện tượng khi giá bitcoin (BTC) tại Hàn Quốc tăng lên mức cao hơn 50% so với giá toàn cầu trong đầu năm 2018. Ngay cả khi giá cao hơn, nhu cầu bitcoin có xu hướng tạo ra phí bảo hiểm định kỳ trong nước.

Một nguyên nhân chính khác của các cơ hội chênh lệch giá thường không được công nhận là các cơ hội chênh lệch niêm yết mới. Khi một token được liệt kê trên một sàn giao dịch lớn, cơ hội cho chênh lệch được mở ra do nhu cầu mua hàng mới của người dùng trên nền tảng đó. Mức chênh lệch giá tạm thời này là một nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà giao dịch có hiểu biết.

Một ví dụ nổi tiếng là việc Binance niêm yết Nano. Trước khi được niêm yết, Nano chỉ có trên hai sàn giao dịch, Mercatox và BitGrail. Vào ngày 2 tháng 2 năm 2018, Binance đã niêm yết NANO trên sàn giao dịch của mình. Theo bảng xếp hạng của CoinMarketCap, mức giá cao nhất cho NANO là 0.0021 BTC. Tuy nhiên, trong danh sách của Binance, giá cao nhất cho Nano là 0.0029 BTC. Nhiều nhà giao dịch đã mua NANO đặc biệt bởi vì nó sẽ được niêm yết trên Binance, và họ biết rõ rằng đây sẽ là cơ hội hoàn hảo để kiếm tiền khi giá tăng.

Các loại chênh lệch

Bây giờ, bạn nên xem xét các phương pháp chính hoặc chiến lược mà các nhà giao dịch sử dụng để đánh bại đối thủ cạnh tranh của họ.

Chênh lệch thường xuyên: Chỉ mua và bán cùng một tài sản cùng một lúc trên các thị trường khác nhau.

Chênh lệch hình tam giác:  Điều này liên quan đến việc lợi dụng chênh lệch giá giữa ba loại tiền tệ khác nhau. Ví dụ, một người có thể mua Bitcoin ở Nhật Bản, bán Bitcoin cho đô la Mỹ trước khi cuối cùng đổi đô la Mỹ thành Yên để kiếm lời.

Sự chênh lệch hội tụ: Yêu cầu mua một token từ một sàn giao dịch mà tại đó nó bị định giá thấp và bị bán khống tương tự tại một sàn giao dịch riêng biệt, nơi nó được định giá quá cao. Một thị trường sẽ điều chỉnh chính nó và giá hội tụ ở giữa, sự khác biệt là biên lợi nhuận của bạn.

Chỉ số chênh lệch: Nhờ vào các hợp đồng tương lai Bitcoin đã tồn tại từ năm 2017, một số sàn giao dịch cho phép bạn mua những hợp đồng này. Các nhà giao dịch có kinh nghiệm có thể tìm thấy cơ hội kiểm tra lãi suất trên các hợp đồng tương lai này và tận dụng bất kỳ sai lầm nào.

Rủi ro trong chênh lệch giá

Mặc dù nghiệp vụ này có vẻ như một cách gần như đảm bảo để kiếm tiền, nhưng bản chất non trẻ và dễ bay hơi của thị trường tiền điện tử có thể tạo ra những tình huống khó tận dụng những cơ hội này, thậm chí bạn có thể bị mất tiền do thanh khoản kém. Dưới đây là một số rủi ro từ câu chuyện của các nhà giao dịch.

Rủi ro cạnh tranh

Cũng như việc chênh lệch trở nên ít lợi nhuận hơn trong thị trường tài chính truyền thống bởi vì sự cạnh tranh quá mạnh, do đó, cũng có khả năng thị trường tiền điện tử trở nên bão hòa với các trader muốn kiếm lời bằng cách này. Cơ hội chênh lệch giá tỷ lệ nghịch với số lượng nhà giao dịch, vì vậy, blockchain càng trở nên phổ biến, các nhà giao dịch cần phải lo lắng về các đối thủ cạnh tranh trong tương lai của họ.

Sự trượt giá

Trong thị trường tài chính, sự trượt giá đề cập đến sự khác nhau giữa giá dự kiến ​​mà bạn muốn bán và những gì xảy ra trong hiện thực . Điều này thường là do sự chậm trễ hoặc thời gian xác nhận của Internet, nhưng nó trở nên phổ biến hơn khi giao dịch càng trở nên phổ biến, nền tảng hiện tại sẽ gặp sự cố khi đáp ứng nhu cầu này – dẫn đến tốc độ kết nối chậm hơn, gây nên sự trượt giá.

Rủi ro biến động

Không giống như hầu hết các nhà đầu tư, các nhà giao dịch chênh lệch không lo ngại rằng sự biến động sẽ tăng lên, nhưng thay vào đó là sự biến động sẽ giảm trong những năm tới. Nếu giá của các đồng tiền điện tử chính thống trở nên ổn định, sự khác biệt về giá sẽ ổn định.

Rủi ro thanh khoản

Một số altcoin có thể có vấn đề về thanh khoản, khiến cho việc mua và bán chúng với số lượng lớn sẽ gặp khó khăn. Đây là một trong những lý do tại sao các trader thường là các giao dịch nhỏ lẻ, vì mức độ thanh khoản quá nhỏ đối với các tổ chức lớn phải bỏ thời gian. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng nhiều sàn giao dịch có giới hạn rút tiền, gây khó khăn cho giao dịch tiền mặt trong giao dịch lớn hơn.

Kết luận

Tiền điện tử có lẽ là hy vọng cuối cùng cho các nhà giao dịch nhỏ lẻ chênh lệch tìm kiếm cơ hội. Trong khi các nhà kinh tế cho rằng hành động này sẽ cung cấp dịch vụ lành mạnh cho thị trường của chúng ta bằng cách cải thiện mức độ thanh khoản trong khi điều chỉnh chênh lệch giá. Dù các nhà giao dịch có tìm ra nhiều phương pháp tạo ra lợi nhuận trong lĩnh vực này, nhưng dường như chúng ta không thể chắc chắn rằng những cơ hội này sẽ vẫn tồn tại lâu vì sẽ càng có nhiều người chơi nhảy vào thị trường.

Theo medium

18
Sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới, Binance, đã tuyên bố sẽ delist 4 coin bao gồm: BCN, CHAT, TRIG, ICN. Binance không giải thích lý do dù hành động này khiến 4 đồng coin rớt giá không phanh. Trong bài viết này, dựa vào những gì quan sát và thu thập được, mình sẽ làm sáng tỏ một số thông tin mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho những vụ delist khác có thể xảy ra trong tương lai.

Binance trích dẫn các yếu tố khiến sàn xóa các tài sản kỹ thuật số khỏi nền tảng:

  • Cam kết của nhóm dự án
  • Chất lượng và mức độ hoạt động phát triển
  • Mạng / Tính ổn định của hợp đồng thông minh
  • Mức độ giao tiếp và hoạt động công khai
  • Phản hồi tích cực đối với sự thẩm định định kỳ
  • Bằng chứng về hành vi phi đạo đức / gian lận
  • Đóng góp cho một hệ sinh thái mật mã lành mạnh và bền vững

Thông báo này xuất hiện sau một tin tức gần đây về việc quyên góp tất cả các khoản phí niêm yết cho tổ chức từ thiện. Những động thái mới nhất đã cho thấy Binance đang đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Có vẻ như vị CEO thông minh đang tập trung vào cuộc chơi dài hạn hơn là kiếm tiền nhanh chóng trong một thời điểm ngắn hạn.

BYTECOIN

Nguyên nhân khả thi: Có dấu hiệu lừa đảo

Đầu tiên là Bytecoin.

Bytecoin nhận nhiều chỉ trích trong những năm gần đây do khởi đầu hơi mờ ám. Trước khi dự án được triển khai, 82% BCN đã được khai thác trước và cấp cho người sáng lập, nhà phát triển và các bên liên quan. Thêm vào đó, không ai thực sự biết những người này là ai. Kết quả là phần lớn đồng tiền được nắm giữ bởi một thiểu số những người ẩn danh. Tình huống này rất nguy hiểm vì những người này có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá bằng hành vi mua / bán của thị trường – ví dụ như họ có thể đổ tiền cùng một lúc và khiến giá giảm mạnh.

Thật tuyệt khi thấy Binance hành động để loại bỏ một đồng coin đáng ngờ như vậy khỏi nền tảng của họ.

CHAT

Nguyên nhân khả thi: Mức độ truyền thông và hoạt động công khai

Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 30 tháng 6 năm 2018, thời điểm dự án không có sự phát triển tích cực và phương tiện truyền thông xã hội của họ bị bỏ rơi.

Một tháng sau đó, họ bắt đầu tweet nhiều hơn, cập nhật tình hình thường xuyên hơn trên các trang mạng xã hội và web chính.

Trước đó, đồng coin này tuyên bố rằng Binance đã không đưa ra bất cứ lý do thỏa đáng nào cho hành động delist lần này.

Note cho các nhà đầu tư/trader: Hãy chú ý vào các hoạt động truyền thông xã hội và mọi sự phát triển, những bản cập nhật để chắc chắn rằng bạn sẽ không bị mắc kẹt bởi các “dự án chết”.

TRIGGER (TRIG)

Nguyên nhân khả thi: Tính ổn định của mạng / hợp đồng thông minh

Trig là một đồng tiền thú vị dựa trên ngành công nghiệp súng với một mainnet đã được lên kế hoạch. Lý do hủy bỏ niêm yết hiện vẫn chưa rõ, nhưng có khả năng là nguyên nhân đúng như một bài đăng blog gần đây:

Bittrex đã xóa Trig vào tháng 1 năm 2018 do thiếu sự quan tâm.

Trong thực tế, đội ngũ TRIG đã từng tin rằng họ sẽ không bị xóa khỏi Binance, nhưng vì đồng coin này không tương thích với ERC20, Binance đã theo chân Bittrex.

Hy vọng sau khi mainnet chuyển đổi sang TrigX vào quý 4 năm nay, chúng ta có thể thấy đồng coin này sẽ được tái niêm yết.

ICONOMI (ICN)

Nguyên nhân khả thi: Đang trở thành một token chứng khoán

Việc bị hủy niêm yết của ICN liên quan đến hành động ra thông báo rằng ICN token sẽ được chuyển đổi thành equity token (token cổ phần) của eICN. Đây là một danh mục phụ của token chứng khoán, thứ mà hầu hết các sàn giao dịch hiện tại không được chuẩn bị để cung cấp một cách hợp pháp.

ICN will be converted into the eICN equity token, which most exchanges are not currently legally prepared to offer. We expect that some exchanges will choose to delist ICN. (1/2)

— ICONOMI (@iconominet) October 9, 2018

Note cho các nhà đầu tư/trader: Với rất nhiều dự án ICO bị SEC phân loại là chứng khoán, một điều quan trọng là bạn phải cẩn thận rằng trong tương lai sẽ có nhiều sàn giao dịch delist những coin như thế này.

Theo bitcoinist

19
Sau một thời gian thị trường giao dịch trong một phạm vi khá ổn định, tuần này đã có một số nguồn tin đăng tải khá tiêu cực cho thị trường Crypto. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có những cảnh báo về sự tăng trưởng và mức độ phổ biến của các loại tiền điện tử.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế mới nhất của mình, họ đã cảnh báo rằng việc mở rộng nhanh chóng một loại tài sản mới có thể sẽ tạo ra những “lỗ hổng” trong hệ thống tài chính quốc tế.


Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Princeton và Đại học Quốc tế Florida đã cảnh báo rằng Trung Quốc đủ khả năng sở hữu lượng Hashrate để đe dọa đến hoạt động của đồng tiền số hàng đầu thị trường – Bitcoin.

Trụ sở nghiên cứu tại Anh, Juniper Windsor Holden đã khẳng định rằng thị trường Crypto sẽ nhanh chóng “lụi tàn”. Trong dự báo của minh, Windsor đã trích dẫn các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như khối lượng giao dịch thấp và thất bại của Crypto để giải quyết các rắc rối Brexit.

Robert Sluymer, nhà phân tích kỹ thuật tại Fundstrat Global Advisors đã yêu cầu các nhà đầu tư nên chờ đợi một xu hướng thay đổi rõ ràng trước khi quyết định đầu tư vào thị trường Crypto.

BTC/USD

Bitcoin vẫn chưa thể hiện được điều gì rõ rệt, cả MA và RSI đều đang đi ngang cho thấy sự ngập ngừng của nhà đầu tư. Nỗ lực để có thể đẩy giá vượt qua đường xu hướng giảm vào 08/10 đã không thành khi lực bán ở đây vẫn rất mạnh.

Hôm qua, BTC đã cho thấy một số dấu hiệu về sự suy yếu của mình, tuy nhiên khi đẩy về mức thấp hơn BTC vẫn được Bull đẩy giá lên và duy trì trên EMA-20.

BTC chỉ thực sự thoát ra khỏi xu hướng của tam giác hướng xuống khi giá phá vỡ và duy trì trên ngưỡng kháng cự $6,831. Sau một giai đoạn biến động thấp, tôi kì vọng cho một đợt tăng giá và phá vỡ xu hướng. Nếu điều này thành công, Bitcoin sẽ hy vọng ở Target $7,400 và cao hơn ở $8,450.

Mặt khác, nếu Bitcoin rơi khỏi vùng hỗ trợ quan trọng từ $5,900-$6,075 thì sẽ là lúc thị trường tụt giảm tiếp Downtrend của mình.

ETH/USD

ETH vẫn đang giao dịch trong 1 phạm vi hẹp từ $200-250. Chưa có bất kì nỗ lực để có thể đẩy giá thoát ra khỏi phạm vi này.

Khi Ethereum di chuyển càng dài trong phạm vi, việc phá vỡ hay rơi khỏi vùng phạm vi sẽ là một đợt quyết định thay đổi xu hướng đồng tiền này. Rõ ràng thời điểm này rất khó có thể đưa ra phán đoán cho Ethereum. Do đó, bạn nên chờ giá tăng và đóng nến trên hẳn $250 trước khi quyết định đầu tư vào.

XRP/USD

Ripple vẫn chưa thể duy trì trên EMA-20, đây quả là tín hiệu không tốt. Nó có một hỗ trợ nhỏ tại vùng Fibo 0.618, tương ứng vùng giá $0.458, nếu rơi khỏi đây giá sẽ tìm về $0.4.

Đường MA trong ngắn hạn đang đi ngang, RSI đã giảm xuống dưới mức 50 cho thấy áp lực bán trong ngắn hạn. Trừ khi các nhà đầu cơ nhanh chóng đẩy giá lên hẳn trên EMA-20, còn không một đợt tụt giảm xuống SMA-50 sẽ là hoàn toàn có thể xảy ra.

XRP sẽ thể hiện được đà tăng của mình khi vượt hẳn trên vùng $0.55 và xu hướng đó có thể duy trì trên $0.625. Stop loss tại $0.42 vẫn là điểm an toàn.

BCH/USD

Bitcoin Cash đã một lần nữa giảm trở lại mức trung bình động.

Nếu lực bán đủ mạnh để đẩy giá xuống dưới các đường MA, khả năng để BCH test về lại vùng giá $408 là hoàn toàn có thể xảy ra. BCH sẽ rơi vào vùng giá tiêu cực nếu nó phá vỡ mức thấp trước đó vào 11/09.

EOS/USD

EOS đã cố gắng để có thể đẩy qua hẳn mô hình tam giác đối xứng vào 08/10, tuy nhiên, trong 2 ngày qua đồng tiền này khá “án binh bất động”. Nếu giá có thể đóng nến trên mô hình tam giác này, các mục tiêu sẽ tại $9 với các kháng cự nhỏ ở $6.3 và $6.83

Nếu giá rơi khỏi $4.9 thì Stop loss.

XLM/USD

Bull vẫn chưa thể đẩy giá XLM lên hẳn trên ngưỡng kháng cự $0.2498. Hiện tại, nhiều khả năng giá cố gắng để breakdown EMA-20.

Dưới $0.235, XLM có thể rơi hẳn về SMA-50 và thấp hơn ở $0.2148. Bất kì nỗ lực để đẩy giá xuống thấp hơn sẽ làm cho đồng tiền này nhiều khả năng test về mốc giá thấp trước đó ở $0.184.

LTC/USD

Litecoin đã giao dịch trong vùng $58 trong sáu ngày qua. Đường MA đang đi ngang và chỉ báo RSI vẫn đang ở ngay trung tâm.

Litecoin đã được củng cố trong 1 phạm vi rất rộng từ $49-69 kể từ 08/08. Sự bứt phá khỏi vùng kháng cự trên sẽ là dấu hiệu bắt đầu một xu hướng mới và Target tại $94.

Nếu đồng tiền này phá vỡ mức dưới, nó sẽ còn tiếp tục giảm và nhiều khả năng tạo đáy thấp hơn trong năm.

Nguồn: TradingIG

20
Từ hạt giống và kim loại quý đến tiền xu và giấy, liệu rằng tiền kỹ thuật số có phải là bước tiếp theo trong sự tiến hóa của tiền? Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều trong các cuộc thảo luận của nhiều chuyên gia.

Cách “tiền tệ” được sinh ra

Trước khi phát minh tiền mặt, mọi người đều dựa vào hệ thống đổi hàng. Điều này có nghĩa là nếu một người muốn một mặt hàng nào đó, anh ta sẽ phải giao dịch một trong những mặt hàng của mình với người sở hữu hàng hóa mà anh ta muốn.

Ví dụ, nếu bạn muốn bông, và bạn tìm thấy một người nông dân trồng bông sẵn sàng trao đổi bông đó với bạn cho một số loại lông thú hoặc lúa mì, bạn sẽ phải sở hữu một trong hai mặt hàng đó để giao dịch.

Nhưng, nếu bạn không có bất kỳ lông thú hay lúa mì nào? Đơn giản, không thỏa thuận.

Bây giờ nếu bạn sở hữu một mặt hàng khan hiếm, rất hữu ích và được nhiều người? Bạn sẽ tăng số lượng vật phẩm mà bạn có thể sở hữu thông qua thương mại, vì mặt hàng này có thể được giao dịch dễ dàng với nhiều mặt hàng khác nhau.

Bây giờ chúng ta có rất nhiều loại tiền tệ, một phương tiện trao đổi có giá trị đến nỗi mọi người sẵn sàng trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau cho nó. Thực chất, nó là cầu nối giữa những người cần trao đổi tài nguyên.

Tiền đã trải qua nhiều hình thức, từ hạt và vỏ đến các đồng coin kim loại và giấy. Số tiền mà chúng ta sử dụng ngày nay được gọi là tiền tệ Fiat, và nó không được hậu thuẫn bởi bất kỳ thứ gì, nhưng đó là một câu chuyện cho một thời điểm khác.

Tiền điện tử có phải là bước hợp lý tiếp theo trong sự tiến hóa của tiền không?

Bước tiếp theo mà chúng ta đang hướng tới là tiền kỹ thuật số, với nhiều người hiện đang sử dụng điện thoại để mua hàng hóa. Các cửa hàng trực tuyến đang chiếm lấy thị phần từ cửa hàng thực, và ngân hàng trực tuyến đã chứng minh phổ biến hơn so với ngân hàng xây dựng truyền thống.

Vì vậy, bây giờ bạn phải suy nghĩ: Tại sao tiền điện tử lại đặc biệt?

Các ưu điểm:

  • Tiền điện tử là không biên giới (có thể được truy cập và sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào).
  • Nó không được kiểm soát và được xây dựng trên một mạng ngang hàng để đảm bảo sự ổn định, và ngăn chặn bất kỳ một nhóm nào có quyền kiểm soát (dù là các đồng tiền điện tử tốt). Điều này cũng được gọi là phân cấp hay phi tập trung.
  • Giao dịch nhanh và rẻ, với tốc độ thay đổi từ 4 giây, như tiền điện tử Stellar Lumens, đến vài phút như Bitcoin và Ethereum.
  • Mật mã học ​​xác minh các giao dịch, kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và ngăn ngừa chi tiêu gấp đôi (nó được gọi là CRYPTOcurrency vì lý do này).

Theo ghi nhận, những dòng tiền lớn đã bắt đầu chuyển sang tiền điện tử, họ sử dụng các blockchain như Ethereum và Stellar để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh, và tạo ra tiền điện tử của riêng họ.

Bitcoin hiện đang hoạt động giống như một loại vàng kỹ thuật số. Ví dụ, các nhà giao dịch đánh giá cao danh mục đầu tư của họ về giá trị Bitcoin mà nó xứng đáng, và không phải từ việc trị giá bao nhiêu đô la Mỹ, bảng Anh hay euro.

Nếu danh mục của các thương nhân tăng giá trị theo đô la nhưng không có giá trị BTC (Bitcoin), điều này hiếm khi được xem là lợi nhuận. Lý do bởi vì, mục tiêu cuối cùng của họ là tăng số lượng Bitcoin nắm giữ.

Sử dụng tiền điện tử đang phát triển

Mình nhớ có ai đó đã từng hỏi rằng, liệu tiền điện tử có phải vẫn là một “điều” gì đó không. Vâng, đó là, một “điều” mà bạn có thể dùng để mua nhà, một “điều” bạn có thể mua Lamborghini, thậm chí, một “điều” mà bạn có thể sử dụng để mua văn phòng của Microsoft hoặc cửa hàng sandwich Subway.

Tuy nhiên, giá trị thực sẽ được sử dụng trong kinh doanh tiền điện tử. Theo đó, mình tin rằng tất cả chúng ta sẽ sử dụng tiền điện tử trong tương lai, cho dù chúng ta có nhận thức được nó hay không.

Các blockchain như Ethereum (ETH) và Stellar Lumens (XLM) sẽ được sử dụng để cấp nguồn cho các ứng dụng phi tập trung và các hợp đồng thông minh, cũng như các chức năng như xương sống cho phần mềm và hệ điều hành của các doanh nghiệp trong tương lai.

Một ví dụ tốt là phần mềm, như một công ty dịch vụ (SaaS) tạo ra phần mềm kinh doanh:

  • Khi bạn đăng nhập vào một trang web và tạo một tài khoản
  • Khi mua hàng hoặc thanh toán trực tuyến
  • Khi bạn tải video lên trang web chia sẻ video
  • Khi bạn tạo blog hoặc trang web trực tuyến

Tất cả các quy trình này được cung cấp bởi phần mềm cần được thanh toán, công ty sẽ tạo ra giải pháp riêng của họ, hoặc sử dụng giải pháp của bên thứ ba từ một công ty SaaS.

Để truy cập các dịch vụ này, bạn sẽ phải trả phí hàng tháng, hoặc một lần, hoặc công ty SaaS sẽ cắt giảm phần trăm của bất kỳ giao dịch tiền tệ nào diễn ra trên nền tảng khách hàng.

Điều này đã được thực hiện với các đồng tiền điện tử, các nhà phát triển blockchain đang tạo ra các dịch vụ mà người dùng sẽ trả một khoản phí để sử dụng dịch vụ, hoặc họ sẽ phải giữ / stake một số lượng nhất định các token gốc.

Một cách khác mà các công ty blockchain mới đang thực hiện là tính phí giao dịch hoặc phí “gas” trong các blockchain của tiền tệ gốc.

Nếu các dịch vụ này có thể được áp dụng thì mọi người sẽ tương tác với tiền điện tử mà thậm chí không nhận ra nó.

Kết luận

Bitcoin và tiền điện tử dường như là các bước tiếp theo trong cách mọi người sẽ giao dịch và trao đổi giá trị. Tuy nhiên, mình tin rằng chúng ta chỉ mới chạm vào bề mặt và vẫn chưa phát hiện được hết tiềm năng thực sự của công nghệ cũng như ngành công nghiệp này. Vì vậy, hãy cùng chờ xem tương lai sẽ như thế nào nhé.

Theo hackernoon

21
Thông thường, nó sẽ có 2 cách để bạn có thể tính toán số tiền kiếm được của mình:

Tiền tệ Fiat

Phương pháp này đòi hỏi phải đánh giá lợi nhuận hoặc thua lỗ bằng nội tệ của bạn, với đồng tiền chung nhất được sử dụng là Đô la Mỹ (USD), Won Hàn Quốc (KRW), Bảng Anh (GBP), Euro (EUR) và Yên Nhật (JPY).

Đây là cách dễ nhất để tính toán lợi nhuận, vì bạn sẽ biết giá trị của đồng tiền bạn đang mua bằng nội tệ của mình. Ví dụ: nếu giá hiện tại của Bitcoin là 10,000 đô la Mỹ và bạn dự định mua số Bitcoin trị giá 1,000 đô la Mỹ, bạn sẽ nhận được 0.1 BTC cho 1,000 đô la Mỹ bỏ ra. Nếu giá của một Bitcoin tăng 50% lên 30,000 đô, thì BTC của bạn cũng đã tăng 50%, do đó 0.05 BTC của bạn sẽ được định giá với mức 1,500 đô. Bạn sẽ nhận được khoản lợi nhuận là 500 đô la Mỹ nếu bán hết tất cả số lượng BTC và rút lượng tiền đã đầu tư.

Satoshi / Giá Bitcoin

Có hơn 1,600 đồng coin và token có sẵn trên thị trường tiền điện tử và phần lớn trong số đó không thể mua bằng đô hoặc bất kỳ loại tiền tệ fiat nào. Cách duy nhất để có được phần lớn các đồng tiền này là thông qua việc mua Bitcoin (BTC) trước, và sau đó chuyển đổi BTC của bạn thành bất kỳ đồng tiền thay thế nào (altcoin). Do đó, Bitcoin là tiền tệ cơ bản cho tất cả các tiền điện tử và cổng vào thế giới mã hóa.

Altcoin đề cập đến tất cả các đồng coin và token khác nhau, bên cạnh Bitcoin. Chúng là lựa chọn thay thế cho Bitcoin, và do đó được gọi là “altcoin”.

Việc đo lường mức lợi nhuận hoặc lỗ của bạn bằng giá trị BTC là cách chính xác nhất để định giá khoản đầu tư. Phương pháp tính toán các giao dịch của bạn sẽ tính đến chi phí cơ hội của việc nắm giữ Bitcoin so với việc sử dụng BTC để mua các altcoin khác.

Chi phí cơ hội đề cập đến lợi ích tiềm năng mà người ta có thể đã nhận được, nhưng đã từ bỏ để theo đuổi một quá trình hành động khác. Một ví dụ đơn giản, là khi bạn sử dụng tiền tệ cơ sở của BTC / ETH để mua một đồng altcoin. Theo đó, chi phí cơ hội là bạn có thể mất lợi nhuận tiềm năng của việc nắm giữ BTC / ETH nếu chúng tăng giá trị mạnh hơn so với altcoin của bạn. Cụ thể, với tình trạng thị trường hiện tại, Bitcoin vẫn đang chiếm lĩnh, qua việc chỉ số thống trị trên 50%. Đồng tiền này dù tăng hay giảm thì đều tác động mạnh đến các altcoin, và xu hướng thường gặp là altcoin sẽ giảm trong bất kỳ trường hợp. Do đó, trong ví dụ này, bạn nên giữ các khoản đầu tư của mình vào BTC / ETH chứ không phải là altcoin.

Mục đích chính của bạn trong việc đầu tư vào altcoin là đảm bảo rằng nó tạo ra lợi nhuận tốt hơn Bitcoin. Lợi nhuận và lỗ thực tế của bạn phải được đo lường với BTC vì mọi đồng tiền đều được giao dịch chung với nó. Đơn vị đo lường của BTC là “Satoshi”, được đặt tên để vinh danh người sáng lập Bitcoin, Satoshi Nakamoto. Satoshi đại diện cho đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin và có 100,000,000 satoshi cho mỗi bitcoin.

Giả sử rằng bạn đã mua một đồng coin trị giá 0.20 đô và số coin đó tăng gấp đôi lên 0.40 đô. Bạn sẽ cảm thấy ngây ngất khi đã tăng gấp đôi khoản đầu tư ban đầu của mình, hoặc 100%. Tuy nhiên, nếu Bitcoin tăng gấp ba lần và ban đầu bạn sử dụng BTC để mua altcoin của bạn, thì về mặt lý thuyết bạn đã lỗ về giá trị satoshi (hoặc Bitcoin). Trường hợp ngược lại, nếu bạn chỉ giữ BTC thay vì mua altcoin, bạn đã có lời.

Chuyển đổi tiền của bạn từ Satoshi sang Đô la Mỹ

Thật là rắc rối khi tính toán lợi nhuận của bạn trong satoshi vì sự biến động của Bitcoin khiến bạn khó xác định chính xác giá trị hiện tại. Tuy nhiên, có một số công cụ miễn phí tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để giảm thiểu biến chứng.

Kết luận

Như vậy, bạn đã hiểu rõ phần nào về các cách tính toán lợi nhuận / thua lỗ khi giao dịch trong thị trường tiền điện tử. Mọi cách đều có ưu và nhược riêng, bạn nên tìm hiểu thêm nhé. Chúc bạn thành công!

Theo masterthecrypto

22
Trong vài ngày qua, giá Bitcoin đã liên tục đi ngang, trong khi các altcoin khác lần lượt pump mạnh. Theo đó, đây là một kịch bản quen thuộc của “cá mập” trước khi dìm giá toàn bộ thị trường. Vì vậy, ngay lúc này, nhiều người hoang mang về tình trạng sắp tới của Bitcoin.

Theo một số phân tích, giá Bitcoin hiện đang rất mỏng và dễ bị trượt dốc. Lý do bởi vì, nó đã thất bại dai dẳng trong việc đánh bại chướng ngại quan trọng. Điều này đã vô tình khiến cho cả thị trường tiền điện tử đang có nguy cơ bị gấu bứt phá.

Tiền điện tử hàng đầu đã bị trôi dạt trong một thời gian gần đây. Quan trọng hơn, việc EMA-50 đang di chuyển ngang đã chứng minh đây là một kháng cự rất chắc.

Việc Bitcoin không thể vượt qua đường EMA-50 trong 4 phiên giao dịch liên tiếp cho thấy chu kỳ tăng từ mức thấp nhất trong ngày 19/9 là 6,100 đô có khả năng sẽ sớm mất đà.

Kết quả là, cánh cửa đang dần được mở rộng cho những con gấu, và trong 24 giờ tới, chúng có thể sẽ đẩy giá xuống còn 6,300 đô.

Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang dao động nhẹ quanh mức giá 6,580 đô trên Bitfinex, sau khi bị đẩy lùi từ EMA-50 tại 6,649 đô vào sáng sớm hôm nay.


Như đã thấy trên biểu đồ ngày, đường EMA-50 đang cho thấy sự tăng điểm của Bitcoin. Điều đáng chú ý là đồng tiền này đang giao dịch bên dưới cả ba đường trung bình động lớn – đường 50 ngày, 100 ngày và 200 ngày – và đó có thể được xem là dấu hiệu giảm giá.

Tuy nhiên, các mức trung bình này vẫn nằm ngang, cho thấy rằng BTC đang thiếu đi một xu hướng rõ ràng. Kết quả là, cả hai hướng tăng / giảm đều có khả năng xảy ra như nhau.


Trên biểu đồ 4 giờ, Bitcoin đang được giao dịch ngay bên dưới cạnh dưới của tam giác tăng dần, có nghĩa là sự thất bại liên tục tại đường EMA-50 đang bắt đầu phải trả giá đắt.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đã giảm xuống dưới ngưỡng 50.00 trong vùng giảm giá.

Xu hướng giảm sẽ được xác nhận nếu nến hiện tại hoặc nến 4 giờ tiếp theo đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ tam giác. Trong trường hợp đó, BTC có thể giảm nhanh chóng xuống còn 6,328 đô la (ngày 28/9).

Tầm nhìn

-Sự thất bại dai dẳng của BTC trong việc di chuyển vượt qua đường EMA-50 có thể sẽ chấm dứt mô hình tăng giá trên biểu đồ 4 giờ

-Nếu chính thức phá vỡ mô hình, Bitcoin sẽ ngay lập tức giảm về phía mức hỗ trợ là 6,328 đô (mức thấp nhất ngày 28 tháng 9). Không giữ được mức này, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 6,100 đô.

-Ngược lại, Bitcoin sẽ vượt qua đường EMA-50 tại 6,649 đô và xác nhận xu hướng tăng.

23
Trong không gian altcoin, Monero thường bị các nhà giao dịch tiền điện tử bỏ qua. Mặc dù điều đó không hoàn toàn khó giải thích, nhưng đồng tiền hàng đầu theo định hướng riêng tư này có rất nhiều tiềm năng. Khi nhìn vào dự đoán giá Monero trong tương lai, có vẻ như các ý kiến ​​có phần mâu thuẫn. Điều này vô tình làm cho đồng tiền này càng thú vị hơn.

#1. Short XMR do đợt đẩy giá đã thất bại
Khi nhìn vào bảng xếp hạng giá Monero trong vài tuần qua, XMR đã hiển nhiên trở thành một loại tiền rất dễ bay hơi vào thời điểm này. Một sự thúc đẩy mạnh tới 140 đô la không thể được duy trì, và tất cả các xu hướng tăng tiếp theo cuối cùng đều sẽ gây ra những suy thoái lớn hơn nữa. Như vậy, có vẻ như giá Monero sẽ không thể vượt qua mức 125 đô la trong tương lai gần, mặc dù có khả năng giá sẽ không giảm quá nhiều trong những ngày tới.


Tuy nhiên, theo CryptoMedicaiton, các dấu hiệu đã chỉ ra rằng Monero là một kênh giá tăng dần. Trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ đảm bảo đà tăng, nhưng ông thấy mọi thứ rất khác nhau. Một khối lượng giao dịch rất đáng lo ngại, kết hợp với các chỉ báo giảm, đã không đưa ra một triển vọng tích cực. Dù vậy, đây là một tình trạng chung của toàn bộ thị trường, vì thời điểm hiện tại, tất cả các đồng tiền điện tử đều vẫn chưa thể thấy “mặt trời”.

#2. Tăng giá một cách thận trọng

Nhà giao dịch Ero23 đã chia sẻ biểu đồ giá Monero này cách đây một tháng rưỡi. Vào thời điểm đó, nó trở nên tương đối rõ ràng, và thậm chí ông đã dự kiến ​​giá XMR có thể đạt 2,000 đô vào giữa năm 2019. Xu hướng trên chỉ có thể thực hiện nếu đồng XMR tiếp tục duy trì giá trị trên 108 đô la. Cho đến nay, nó vẫn chưa có vấn đề nào, mặc dù tình hình luôn thay đổi liên tục.


Có thể nói, biểu đồ giá Monero của Ero23 là an toàn, mặc dù theo một cách khá thận trọng. Không có mức tăng giá ngay lập tức được dự kiến ​​trước cuối năm 2018, thời điểm mà giá XMR có thể ​​sẽ đạt gần mốc 240 đô la. Bắt đầu từ năm 2019, sẽ có một xu hướng tăng chậm hơn trước khi đạt được bước tiến đầy đủ vào giữa năm 2019. Cho đến nay, Monero chưa bao giờ đến gần tới mức 500 đô la, huống chi nói tới 2,000 đô.

#3. Lệnh long ngắn hạn

Với điều kiện thị trường hiện tại, nó không nhất thiết phải là quyết định tốt nhất để mở bất kỳ vị thế long nào cho tiền điện tử. Coinkilavuz có một ý kiến ​​rất khác, khi ông dự đoán một xu hướng tăng ngắn hạn cho Monero, bằng mọi cách có thể đẩy giá trị lên mức 140 đô trong những ngày / tuần tới. Hiển nhiên, đạt được mục tiêu này là một thử thách.

Đảm bảo xu hướng này hiện thực hóa, sẽ là một vấn đề hoàn toàn khác. Biểu đồ trên cho thấy mức 107.78 đô la là rất quan trọng, điều này cũng đã được các nhà giao dịch khác xác định. Nếu mức đó được duy trì, mức 140 đô la có thể sẽ đạt được vào giữa tháng 11 năm 2018. Rất nhiều điều sẽ cần phải xảy ra để đảm bảo đồng tiền điện tử sớm trở lại. Trên hết, không có gì là không thể.

Lưu ý: Đây là ý kiến cá nhân của tác giả và không được xem là lời khuyên đầu tư. Hãy cân nhắc kỹ trước khi vào lệnh.

Theo nulltx

24
Góc thảo luận / 10 altcoin tiềm năng trong quý 4 năm 2018
« on: October 04, 2018, 04:56:50 PM »
Nếu bạn bước vào thị trường vào đầu tháng 11 năm 2017 và đã bán tất cả mọi thứ trong tháng 12 năm năm đó, kiếm được lợi nhuận dễ như ăn bánh thì nó quả thật rất tuyệt vời. Thị trường năm nay phát triển với những bước đi thận trọng hơn, toàn bộ thị trường đã bị sụt giảm rất mạnh và đang trên đà phục hồi, hãy cùng điểm qua 10 dự án altcoin có tiềm năng nhất trong khoảng thời gian này.

Sự đánh giá của bạn là yếu tố quyết định trong suốt quá trình điều chỉnh dài hạn này của thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Trừ khi bạn có kinh nghiệm giao dịch kỳ cựu, thời điểm bây giờ không phải là khoảng thời gian để tìm kiếm lợi nhuận chỉ qua một đêm. Trong thời gian này, bạn nên tìm kiếm các team phát triển các dự án blockchain có khả năng giải quyết các vấn đề trong thế giới thực từ 5 đến 10 năm kể từ hôm nay.

Theo quan điểm như trên, bài viết này sẽ đi sâu vào các khái niệm cơ bản của 10 dự án khác nhau, được liệt kê theo thứ tự abc, để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về các dự án trước khi xuống tiền đầu tư.

Mặc dù không thể nói giá trị của chúng có tăng vọt hay không trong ngắn hạn nhưng chúng ta sẽ xem xét những gì mà những dự án này đã đạt được trong quý 4 năm 2018.

Cardano (ADA)
Trong khi nhiều loại tiền mã hóa trên thị trường dựa vào các đối thủ phổ biến hơn để fork, Cardano là dự án blockchain hoàn toàn có mã nguồn mở đầu tiên được xây dựng bằng cách sử dụng nghiên cứu học thuật ngang hàng. Toàn bộ dự án Cardano đã được xây dựng và được đặt tên theo tác phẩm của Gerolamo Cardano, một nhà toán học nổi tiếng người Ý thời Phục hưng.

Trong khi hàng trăm dự án crypto khác đã đưa ra một tuyên bố táo bạo trong bạch cáo của họ về vị thế của họ trong tương lai, cựu CEO Ethereum và người sáng lập Cardano Charles Hoskinson đã cùng nhau tạo ra một nền tảng mã hóa được thiết kế một cách khoa học, an toàn cho các Dapp và các hợp đồng thông minh.

Chống lưng cho dự án đầy tham vọng này là 3 công ty, mỗi công ty đóng vai trò chuyên biệt trong sứ mệnh tổng thể của dự án.

1) IOHK – công ty công nghệ và kỹ thuật Hoskinson, hiện đang có hợp đồng thiết kế, xây dựng và duy trì Cardano cho đến năm 2020.
2) Quỹ Cardano Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ chịu trách nhiệm làm việc với các tổ chức chính phủ. Để khuyến khích việc áp dụng Cardano trên toàn cầu, họ cũng tạo ra mối quan hệ đối tác chiến lược với các dự án và doanh nghiệp có mã nguồn mở.
3) Emurgo – một đại lý phụ trách phát triển và tích hợp các công ty trên mạng lưới blockchain của Cardano.

Sắp tới ngày kỷ niệm 1 năm của Cardano, gần đây, Hoskinson đã xuất bản một video trên YouTube hướng đến cộng đồng Cardano, nêu chi tiết một số tiến bộ mà nhóm đã thực hiện, cũng như hướng đi cho tương lai gần của dự án.

Cardano Mainnet Update
Có 2 bản cập nhật chính của Cardano. Phiên bản đầu tiên, Cardano 1.3.1, được lên kế hoạch phát hành trong tháng 9 năm 2018. Bản cập nhật sẽ bao gồm các bản sửa lỗi nhỏ không gây khó khăn gì cho bản phát hành 1.3. Sau khi phát hành 1.3.1, ví điện tử trên tiện ích mở rộng trên Chrome của Cardano, Yoroi sẽ được phép truy nhập vào chế độ testnet và sẽ sớm sau đó nhập vào mainnet của mạng lưới chính.

Tháng 10 năm 2018 sẽ thấy việc phát hành thử nghiệm chạy Cardano 1.4, bản cập nhật rất lớn sẽ giải quyết cách mà dữ liệu được lưu trữ, thay đổi nhật ký, các phụ trợ của ví điện tử và nhiều thứ khác. Những người dùng tích cực sẽ có thể cài đặt phiên bản đầu tiên của Daedalus, một ví desktop của  ADA có nguồn mở, để sử dụng và kiểm tra lỗi.

Tính năng hỗ trợ Ledger
Được kết nối với các bản cập nhật được đề cập ở trên, IOHK và Emurgo đã làm việc cùng với Ledger để giới thiệu việc Ledger sẽ hỗ trợ ADA trên ví phần cứng Nano S của họ. Hoskinson tin rằng Yoroi có thể sẽ là giao diện Cardano đầu tiên trên Ledger, và một kết nối sẽ được thiết lập giữa hai hệ thống đã tồn tại.

Roadmap chính thức của Cardano cho biết nhóm hiện đang hoàn thành 50% kế hoạch trong việc đàm phán với Ledger Nano S. Việc tích hợp thêm với ví Daedalus đang được tiến hành. Trên bảng Ledger Trello được công khai tên Internet, Cardano đang nằm ở đầu danh sách về độ tương tác cộng đồng. Đây có thể là dấu hiệu ưu tiên của họ để hoàn thành dự án.

ADA hiện đang có giá 0.083 đô la tại thời điểm hiện tại, giảm từ mức cao nhất (ATH) là 1.32 đô la vào tháng 1 năm 2018.

DigiByte (DGB)
Dự án bắt đầu vào năm 2013 khi Jared Tate, một lập trình viên và doanh nhân, đã mệt mỏi về vấn đề an ninh và tốc độ mà Bitcoin đang thiếu. Trong một vài năm tiếp theo, Tate và nhóm của ông đã tạo ra một mạng lưới blockchain có mục tiêu cố gắng để trở thành mạng lưới blockchain nhanh nhất, có tính phi tập trung nhất và sẵn sàng cho việc áp dụng trên toàn cầu.

Điều này đã dẫn đến việc tạo ra DigiByte, một mạng lưới blockchain với hơn 100,000 node và 21 tỷ đồng coin (gấp 1,000 lần Bitcoin) được thiết lập để có thể bị khai thác hoàn toàn vào năm 2035. Việc nguồn cung của các token này nhiều đến vậy vì mục tiêu của họ là các khoản thanh toán có thể được thực hiện bằng số nguyên chứ không phải là các giao dịch với nhiều chữ số thập phân.

Kết hợp với thời gian giao dịch UTXO mất 15 giây so với 10 phút của Bitcoin và 5 thuật toán đồng thuận khác nhau, DigiByte có tiềm năng lọt vào top 5 bảng xếp hạng vốn hóa trên CoinmarketCap.

Năm 2018 là một năm bận rộn cho đội ngũ DigiByte. Các chi tiết về những thành tựu của họ đã được viết trên blog của dự án. Trong khi team phát triển đề cập rõ ràng rằng họ “không bao giờ có thể cam kết ngày chính xác để hoàn thành các dự án trong tương lai” trong bài viết, nhưng họ có nhắc đến danh sách các thành tựu mà dự án sẽ đạt được trong tương lai.

Những thanh toán lặp lại và lên lịch sẵn
Một trong những tính năng thực sự hữu ích mà tất cả chúng ta đều tìm thấy khi đến lúc thanh toán các hóa đơn của bạn là tính năng rút tiền tự động. DigiByte đang tìm kiếm phát triển theo hướng này, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân đang tìm cách thường xuyên sử dụng crypto để lập lịch thanh toán cho các thanh toán mang tính lặp lại ví dụ như là trả tiền điện hàng tháng. Họ cũng sẽ phát hành sổ ví điện tử trên điện thoại di động cho Android và iOS bằng các địa chỉ ví đơn giản như số điện thoại nhà của bà của bạn.

Có thể giao dịch cặp với các loại tiền pháp định và USDT trên nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa
Việc tăng thanh khoản của DGB sẽ làm nên điều kỳ diệu cho nền tảng này và hy vọng tăng sự ổn định của thị giá. Hiện tại không có nhiều thông tin ngoài những gì đã được công bố trong bài đăng trên blog của họ.

Chương trình Bounty cho các lập trình viên
Vào tháng 8 năm 2018, DigiByte đã công bố sự khởi đầu của một khoản tiền thưởng lớn cho các lập trình viên, khuyến khích các lập trình viên trong cộng đồng cải thiện dự án để đổi lấy phần thưởng là đồng DGB. Trong khi chương trình đã được khởi chạy vào quý 3 năm nay, thành công liên tục mà nhóm đã có với các khoản tiền thưởng cho các dev trước đó đã cho thấy tiềm năng cho mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

DGB có giá 0.026 đô la tại thời điểm viết, giảm từ mức ATH là 0.138 đô la vào tháng 1 năm 2018.

Những đồng altcoin tiềm năng sẽ được tiếp tục đưa đến bạn đọc vào kỳ tiếp theo.

Nguồn: Investinblockchain (Matt Laxen)

25
Bitcoin vẫn chưa thế có hoạt động tốt nhất trong năm 2018. Đặc biệt khi so sánh với cuối năm 2017, năm nay cực kỳ đáng thất vọng. Mọi thứ vẫn có thể quay lại trong quý tài chính cuối của năm 2018, nhưng nhiều người đã dự đoán đồng tiền này sẽ tiếp tục giảm. Ba ví dụ sau sẽ cho bạn thấy mọi thứ có thể xấu đi như thế nào trong những tuần tới.

#1. Khối lượng yếu thường là Bearish

Phân tích của Jacboncanfield cho thấy có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi nhìn vào Bitcoin từ phía phân tích kỹ thuật. Nhiều chỉ báo và mô hình xuất hiện chồng lên nhau vào thời điểm này, mặc dù không có cái nào trong số chúng trông quá hứa hẹn. Nêm tăng trong một mô hình lá cờ gấu là mức quan trọng, và cho thấy giá Bitcoin có thể sẽ giảm xuống 6,000 đô la một lần nữa trong những ngày tới.

Kết hợp với khối lượng khá yếu mà Bitcoin đang tạo, xu hướng thường sẽ dẫn đến việc kiểm tra các mức hỗ trợ hiện tại. Mặc dù phá vỡ 6,100 đô sẽ là một thách thức, nếu nó không giữ được, mức giảm xuống còn 5,750 đô là rất có thể. Mặc dù về dài hạn vẫn tương đối lạc quan, nhưng các tuần tới có thể sẽ không mang lại sự trợ giúp cho nhiều nhà đầu tư.

#2. Vẫn còn trong nêm giảm

Mặc dù có một số bước nhảy đầy hy vọng trong vài tuần qua, áp lực giảm giá đối với Bitcoin đã xuất hiện và đang ngày càng tăng dần. Ew-Forecast dường như đã phản ánh tâm lý này, khi ông hy vọng giá Bitcoin sẽ giảm sâu hơn nữa từ thời điểm hiện tại, trước khi nhìn thấy một sự thúc đẩy giá vững chắc trong những tuần tới.

Nếu bước nhảy đó xảy ra, giá có thể sẽ được đẩy nhẹ lên tới 7,000 đô la. Tuy nhiên, nếu chỉ có thể tới gần mức đó, là một vấn đề khác hoàn toàn. Khi đó, một cơ hội rất thực tế rằng giá Bitcoin sẽ xuống thấp tới 6,250 đô trong những ngày tới. Như mọi khi, việc dự đoán chính xác giá Bitcoin hoặc bất kỳ tiền điện tử nào khác là một điều rất khó.

#3. Short tất cả

Theo phân tích thị trường, một số nhà đầu tư hiện đang bắt đầu cảm thấy chán nản với xu hướng giá Bitcoin và muốn tất tay vào lệnh short. Họ mất niềm tin vào tương lai tăng giá của đồng tiền này. Đối với nhà giao dịch FrankDeadley, không rõ liệu đây có phải là một biểu đồ được đăng tải với mong muốn xem Bitcoin giảm sâu hơn, hay dựa trên các nguyên tắc cơ bản để có khả năng đạt được hiệu quả trong tương lai.

Xu hướng giảm dài hạn này cuối cùng sẽ bị phá vỡ hoàn toàn nếu Bitcoin tăng lên mức 14,000 đô một lần nữa, theo Frank. Tuy nhiên, trước tiên, Bitcoin sẽ thực sự cần phải giảm xuống 5,400 đô. Frank thừa nhận sẽ có nhiều biến động lớn trên đường đi, và điểm thấp nhất và thất vọng nhất có thể sẽ gần mốc 5,200 đô.

Lưu ý: Đây chỉ là nhận định và phân tích của tác giả. Các bạn chỉ nên tham khảo, chứ đừng xem là lời khuyên đầu tư.

Theo nulltx

26
Công ty đầu tư Tiger Global đang “hoàn tất đàm phán” để mua cổ phần trị giá khoảng 500 triệu đô tại Coinbase, một trong những công ty mã hóa lớn nhất của Mỹ với định giá 8 tỷ đô. Tiger là một công ty có uy tín được dẫn đầu bởi các nhà đầu tư hiểu biết, do đó khoản đầu tư này có thể thu hút sự chú ý của các quỹ phòng hộ khác.

Mặc dù thị trường gấu đang khiến các nhà đầu tư bán lẻ sợ hãi, các nhà phát triển thể chế đang sử dụng đợt giảm hiện tại để đầu tư vào các công ty blockchain và tiền điện tử khác nhau. Một báo cáo của Diar cho thấy các công ty đầu tư mạo hiểm đã bơm gần 3.9 tỷ đô vào các công ty mã hóa và blockchain cho đến năm 2018. Đây là mức tăng lên tới 280% so với năm 2017.

Trong khi các nguyên tắc cơ bản đang được cải thiện, việc thao túng giá tiền điện tử bằng các chương trình giao dịch tự động hoặc bot đang làm tổn thương các nhà đầu tư nhỏ và danh tiếng chung của toàn bộ ngành.

Việc thiếu các quy định thích hợp sẽ ngày càng khuyến khích việc sử dụng bot cho các chiến lược thao túng. Trong thị trường truyền thống và phái sinh, các bot như vậy là ngoài vòng pháp luật.

Do đó, các nhà đầu tư bán lẻ chỉ nên cam kết một số tiền họ có thể đủ khả năng để mất, và họ nên luôn luôn giao dịch với mức dừng lỗ thích hợp (Stop-loss).

BTC / USD
Bitcoin đã phá vỡ cả đường trung bình và đường hỗ trợ nhỏ. Điều này cho thấy bên bán đã nắm quyền trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu bò quản lý quy mô của xu hướng và đường trung bình động, nó sẽ được yêu cầu ở các mức thấp hơn.

Giá di chuyển càng xa bên dưới cạnh dưới của tam giác giảm và đường trung bình động, thì cơ hội kiểm tra lại vùng hỗ trợ quan trọng là 5,900 đô – 6,075 đô càng lớn.


Một sự đột phá khỏi đường xu hướng giảm tại 6,831.99 đô có thể đẩy giá Bitcoin lên 7,400 đô, do đó mức giá này có thể đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh.

Mình kỳ vọng rằng BTC / USD sẽ có động thái quyết định trong tuần tới. Khi giá đang ở gần mức mua, mình khuyến nghị nên nắm giữ vị thế long với điểm dừng ở mức 5,900 đô.

ETH / USD
Ethereum đã được giao dịch giữa vùng 200 đô và 250 đô kể từ ngày 14 tháng 9. Các đường trung bình động đã mở rộng ra, cho thấy sự cân bằng giữa người mua và người bán.

Đường SMA-50 là ngưỡng kháng cự quan trọng chưa được vượt qua kể từ ngày 24/5. Sự bứt phá khỏi ngưỡng này sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho sự khởi đầu của một xu hướng tăng mới, vượt trên 322.57 đô.

Mặt khác, nếu những con gấu buộc giá dưới 200 đô, cặp ETH / USD có thể kiểm tra lại mức thấp gần đây là 167.32 đô. Mình sẽ tiếp tục chờ động thái mới để vào lệnh mua.

XRP / USD
Ripple hiện nằm ở trung tâm của phạm vi giá từ 0.4255 đô – 0.625 đô. EMA-20 là một ngưỡng hỗ trợ mạnh, nếu rơi xuống dưới mức này, đồng tiền có thể giảm xuống còn 0.4255 đô.

Sau một sự tăng trưởng mạnh, nhiều người mong đợi một đợt củng cố hơn. Cặp XRP / USD có thể tiếp tục xu hướng tăng nếu nó phá vỡ và duy trì trên 0.625 đô.

Cả đường trung bình động đều đang dốc lên và chỉ báo RSI vẫn đang nằm trong vùng tích cực, là tín hiệu tích cực. Do đó, các bạn có thể giữ các vị thế mua với các điểm dừng ở mức 0.42 đô.

BCH / USD
Bitcoin Cash đã cố gắng giữ trên mức trung bình động từ ngày 29 tháng 9, nhưng không thể duy trì trên 550 đô. Hiện tại, vẫn chưa có đột phá nào quá lớn. Nếu đồng tiền này không tiếp tục di chuyển lên  một cách nhanh chóng, nó có khả năng sẽ xảy ra một đợt bán tháo.


Việc phá vỡ đường EMA-20 có thể dẫn đến việc kiểm tra lại mức thấp nhất, trong khi mức tăng trên 600 đô sẽ cho thấy sức mạnh.

Cặp BCH / USD có lịch sử diễn ra các đợt pump nhanh, do đó, mình khuyên bạn nên giữ vị thế mua với các điểm dừng ở mức 400 đô.


27
Đối với người tiêu dùng và người mua, không gian tiền điện tử là một mớ hỗn độn thực sự khi có liên quan rất lớn đến vấn đề bảo mật. Mặc dù công nghệ liên tục được cải tiến và mọi người luôn được cảnh báo, nhưng đều có lỗ hổng để hacker tấn công và cướp tiền.

Tổng quan
Nếu từng sử dụng các dịch vụ mã hóa, chắc chắn bạn sẽ phải trải qua một gói bảo mật tẻ nhạt bao gồm các cụm từ và mã phức tạp và dài để ghi nhớ, hoặc lưu trữ an toàn ở đâu. Thực tế, việc bạn tự kiểm soát tài sản riêng vừa có lợi vừa có hại. Lợi thì quá rõ ràng, còn hại chính là bạn phải chịu trách nhiệm về bảo mật của nguồn tài sản đó. Vì hầu hết mọi người không phải là chuyên gia bảo mật, họ thường xuyên bị phơi bày, mà không biết. Mình luôn ngạc nhiên khi thấy xung quanh có rất nhiều người, thậm chí là những người am hiểu công nghệ cao, không thực hiện các biện pháp bảo mật cơ bản.

Bạn đang gặp rủi ro, ngay cả với một ví phần cứng siêu bảo mật, được cho là tiêu chuẩn vàng cho an ninh ngày nay. Thật vậy, hầu hết các vấn đề đều xảy ra ngay trong “điểm kết nối” với ví của bạn, không phải với chính chiếc ví. Những nguy cơ tiềm ẩn không đến từ việc thiết lập, mà từ khả năng tập trung của bạn.

Dưới đây là một vài thủ thuật mà tin tặc muốn sử dụng để ăn cắp khóa cá nhân của bạn (thông tin bắt buộc để lấy cắp tài sản mã hóa của bạn), hoặc thậm chí lừa số coin / token của bạn đi đến một nơi không chính xác.

Copy Paste
Bạn thấy một địa chỉ bạn muốn gửi số bitcoin tới. Bạn sao chép / dán địa chỉ này vào ví của bạn. Ngay giai đoạn đó, hacker có thể chèn mã để thay đổi địa chỉ ví của bạn. Ngoại trừ CryptoShuffler, một chương trình nhỏ, sẽ thay thế địa chỉ bạn vừa sao chép với một địa chỉ khác không liên quan gì đến bản gốc. Tất cả các chương trình còn lại đều sẽ hiện ví sau khi dán giống với ví sao chép.

Mẹo: Hơi cực nhưng xác minh địa chỉ sau khi bạn dán nó. Sử dụng mã QR nếu bạn biết cách.

Mẹo số 2: Không cài đặt phần mềm mềm hoặc ứng dụng bạn không chắc chắn. Chạy thường xuyên phần mềm chống phần mềm độc hại trên máy tính của bạn (Bitdefender, MalwareByte) để làm sạch máy tính.

Mẹo số 3: sử dụng ENS chính thức (chi tiết hơn về điều này bên dưới) thay vì địa chỉ không thể xác minh khá dễ bị lỗi. Một số cái có giá mua rẻ, một số thì không. Nhưng đây là sự an tâm.

Hacked mobile app
Tin tặc có thể xuất bản các ứng dụng giao dịch giả, cho phép mua tài sản trên sàn mã hóa (ví dụ: Poloniex) nhưng bạn giao dịch ở đâu đó… bạn chỉ cần gửi tiền vào tài khoản hacker giả.

Nói chung, Android thực sự dễ bị hack (hơn iOS). bạn cần phải cẩn thận về những gì bạn cài đặt và đảm bảo thường xuyên làm sạch thiết bị.

Mẹo: Đừng quá tin tưởng ở đây. Bạn cần bảo vệ thiết bị bằng mã PIN, Touch ID / FaceID, thêm xác thực 2 yếu tố vào bất kỳ ứng dụng nào bạn cung cấp và tránh tải xuống rác.

Slack Hacking Bot
Bot trên slack là một bệnh dịch hạch. Họ sẽ đưa ra cảnh báo về cảnh báo bảo mật trên ví của bạn (tất nhiên là không tồn tại) và liên kết bạn tới URL, nơi họ sẽ hỏi bạn về khóa riêng. Đừng chạm vào.

Mẹo: bỏ qua các bot trên Slack. Báo cáo khi họ liên lạc với bạn. Có thể ử dụng Metacert để bảo vệ các kênh slack của bạn.

Browser Extension
Một số tiện ích mở rộng đang tuyên bố rằng chúng sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng của bạn trên các trang web giao dịch. Điều đó hoàn toàn không có thật, họ chỉ muốn đọc cùng một lúc tất cả các đánh máy của bạn. Đừng quá ham những thứ như vậy, hãy gắn bó với những cái tương đối bình thường, bạn sẽ an toàn hơn.

Mẹo: KHÔNG tải xuống bất kỳ tiện ích mở rộng về mã hóa nào. Tìm kiếm trong “Chế độ riêng tư”, nơi tiện ích thường bị tắt. Hoặc chỉ sử dụng trình duyệt mới cho mục đích này. Bạn có thể xem Brave là một trình duyệt nguyên bản của Blockchain với ví được xây dựng sẵn.

Clone Website
Bạn bắt đầu nhập URL của một trang web, sau đó thanh URL của bạn đã bị tấn công bởi một URL đóng khác trỏ đến một trang web rất giống, với cùng một giao diện chính xác và logo. Hãy cẩn thận.

Mẹo: tìm kiếm chứng chỉ https và sử dụng tiện ích mở rộng Cryptonite Chrome / Firefox để có thể làm nổi bật URL giả

Fake Google Ads / SEO
Đây là một kỹ thuật khá phổ biến. Bạn đang tìm kiếm các trang web về tiền điện tử yêu thích trên Google, nhưng tin tặc sẽ đánh bại các kết quả trả tiền hàng đầu (hoặc không phải trả tiền) với các URL tương tự (bao gồm cả thay đổi nhỏ). Theo đó, họ sẽ lừa bạn truy cập trang web thay thế.

Fake Social account
Hãy cẩn thận, chỉ theo dõi các tài khoản đã xác minh, hoặc chỉ nên nhấp vào liên kết xã hội từ trang web chính thức của dịch vụ bạn muốn theo dõi. Không tin tưởng bất kỳ nguồn nào khác ngay cả các thuật toán đề xuất Twitter / Facebook – đẩy các tài khoản giả mạo.

Mobile SMS 2FA
Đây là một vấn đề được biết đến rộng rãi. Dịch vụ sẽ yêu cầu số điện thoại di động của bạn để đăng ký hoặc kích hoạt 2FA (yếu tố bảo mật thứ hai). Tuy nhiên, đặc biệt là ở Mỹ, một số tin tặc rất tài năng trong việc đánh lừa nhóm hỗ trợ nhà khai thác di động và nhận thông tin đăng nhập của bạn. Từ đó, họ có toàn quyền sử dụng bất kỳ tài khoản nào được kết nối với điện thoại của bạn.

Mẹo: hỏi nhà điều hành cách điện thoại của bạn được bảo vệ.

Mẹo số 2: hạn chế sử dụng bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu số điện thoại của bạn và đặt 2FA bằng SMS. Mặc dù đây là điều khó, vì các dịch vụ đều yêu cầu, nhưng hãy tránh xa các trang web nào trông có vẻ khả nghi.

Email Phishing
Bạn nhận được một email từ một dịch vụ mà bạn biết, ngoại trừ nó không phải từ họ. Thực tế, có quá nhiều công ty, dịch vụ bạn đăng ký và không tài nào nhớ nổi. Lợi dụng điều này, hacker sẽ sử dụng cùng một định dạng, mẫu, thiết kế. Bạn sẽ dễ dàng bị đánh lừa. Vì vậy, hãy nhớ rằng, đừng nhấp chuột một cách mù quáng.

Mẹo: chú ý đến liên kết bạn nhấp vào, xem chúng trong phần liên kết trình duyệt. Nếu có vẻ lạ, hãy ra ngoài ngay lập tức.

Wifi hacking
Bạn có thể đã thấy tin tức nhưng WPA, giao thức bảo mật cho hầu hết các bộ định tuyến Wi-Fi được sử dụng đã bị xâm phạm. Với “cuộc tấn công krack“, bất cứ ai cũng có thể xem tất cả các dữ liệu đi qua mạng wifi của bạn. Các sự cố tương tự thường sẽ xảy ra trong Wifi công cộng (ví dụ: wifi sân bay).

Mẹo: sửa bộ định tuyến của bạn, kiểm tra các bản cập nhật và không bao giờ giao dịch trong các khu vực wifi công cộng (ít nhất là không có VPN an toàn)

Fake ENS
ENS tương đương với email / DNS cho một địa chỉ ví. Nhiều ICO tốt đã sử dụng nó thay vì một địa chỉ dễ bị lỗi. Nó là một cái gì đó như whatever.eth. Nhưng một số tin tặc sẽ đăng ENS giả trên diễn đàn, và làm cho nó trông giống như họ sở hữu ENS ban đầu với một cái tên gần giống (thisICO.eth thay vì thatICO.eth).

Mẹo: đảm bảo chỉ tham chiếu đến ENS do công ty cung cấp và kiểm tra kỹ.

Mẹo số 2: nếu bạn thiết lập ICO, hãy lấy ENS cho chính bạn (bao gồm cả lỗi chính tả), ngay cả khi bạn không định sử dụng nó.

Free Airdrop
Airdrop là hình thức phân phối ngẫu nhiên các token miễn phí để thưởng cho các chủ sở hữu token hiện có, hoặc để thu hút nhiều người dùng hơn trong một dịch vụ mã hóa mới khởi động. Nghe thật tuyệt. Bạn mở ví của bạn. Thật ngạc nhiên, bạn có token miễn phí. Một số dự án sẽ tuyên bố có một đợt airdrop mặc dù không có. Một số sẽ cung cấp token thực tế để khiến bạn đăng ký vào trang web lừa đảo của họ, và nhận thông tin cá nhân của bạn. Hãy rất cẩn thận.

Kết luận
Các hình thức lừa đảo sẽ ngày càng tinh vi hơn, nhất là khi thị trường tiền điện tử đang ngày càng lớn mạnh và giá trị các đồng tiền tăng mạnh. Số tiền càng lớn, thì ham muốn sẽ càng cao. Vì vậy, điều duy nhất bạn có thể làm chính là luôn cẩn thận trong mọi trường hợp liên quan đến ngành công nghiệp mã hóa. Hơn nữa, bạn hãy luôn nhớ rằng: Không có cái gì miễn phí trên đời này, không ai rảnh để làm không công cho bạn.

Ngoài các thủ thuật trên, mình có bỏ lỡ điều gì không? Hãy chia sẻ cho mình biết thêm nhé!

28
Cryptocurrency discussions / Bounty Question
« on: October 01, 2018, 12:50:53 PM »
Is it normal that projects will not pay bounty rewards because their sales doesnt reached the target?

Is the bounty manager will be liable to here even its not in their control that ICO failed?

I want to joined Soc Med campaign but I read somewhere that some projects really dont pay at end because of ICO failure.

29
Hiện nay, ngày càng nhiều nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư truyền thống từ thị trường bất động sản, chứng khoán, ngoại hối dần chuyển hướng sang thị trường tiền mã hóa. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều hình thức đầu tư trong thị trường này ra đời, chắc hẳn những nhà đầu tư thực thụ ai cũng đã từng nghe đến khái niệm Token, nhưng để hiểu rõ thì không phải ai cũng nắm bắt được Token là gì? Có bao nhiêu loại token? Dividend token là gì? ICO là gì?

Có bao nhiêu loại token?

Có rất, rất nhiều loại token.

Do sự bùng nổ của tiền mã hóa, nên các thuật ngữ như “Token”, “Coin”, “ICO”,… đã trở thành một phần không thể thiếu trong vốn từ vựng của mọi nhà đầu tư và trader. Tuy nhiên, mọi người thường sử dụng những từ này một cách lẫn lộn.

Sau đây là sự khác biệt giữa các loại token chính:

  • Currency token (Token tiền tệ): Đúng như cái tên, token này được dùng để lưu trữ giá trị mà có thể lấy ra để sử dụng và là một hình thức thanh toán. Có thể xem chúng như là “Coin” tương tự như Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác.
  • Utility token (Token tiện ích): Sự ra đời của Ethereum đã tạo ra “Utility Token”. Không giống như Currency Token, loại token này cho phép chủ sở hữu truy cập vào các sản phẩm/ dịch vụ trong một nền tảng hoặc mạng lưới cụ thể. Đây là token đa năng – chúng thường xuất hiện ở đầu một Blockchain nhất định như Ethereum. Và phần lớn, chúng có thể được sử dụng trong mạng lưới tương ứng đó.
  • Securities token (Token chứng khoán): Ngoài việc cho phép chủ sở hữu mua sắm hàng hóa và trả tiền dịch vụ, loại token này còn hứa hẹn lợi nhuận đầu tư và tăng giá trị. Tính năng này là lý do để một số người tham gia thị trường và các nhà quản lý, đặc biệt là Ủy ban Giao dịch và Chứng Khoán Hoa Kỳ (SEC), phân loại chúng như là chứng khoán. Vì vậy nên chúng có một hợp đồng đầu tư hoàn chỉnh và có tiềm năng lợi nhuận, thu nhập thụ động và cổ tức.
  • Asset token (Token tài sản): Đóng vai trò làm đại diện kỹ thuật số cho tài sản của một tổ chức hoặc một nền tảng.
  • Equity token (Token cổ phần): Về lý thuyết, loại token này mang lại cho chủ sở hữu một cổ phần trong vốn của nhà phát hành, tương tự như cổ phiếu.
  • Reward token (Token điểm thưởng): Thông thường, những Blockchain token này tương đương với hệ thống tích điểm dành cho khách hàng thân thiết các chương trình điểm thưởng khác.

Ngoài ra, còn có Dividend Token.

Dividend Token là gì?

Đây là loại token cung cấp cho chủ sở hữu một phần lợi nhuận của tổ chức phát hành.

Việc sở hữu Dividend Token cho phép chủ sở hữu hưởng thu nhập thụ động mà không cần phải có quyền sở hữu trong tổ chức.

Trừ Currency Token ra, hầu hết các loại token đều đại diện cho hợp đồng đầu tư trong một cơ sở cổ phần, hứa hẹn một sự thu nhập thụ động. Nguồn thu nhập này có thể có nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: lợi nhuận từ việc tăng giá trị, lợi nhuận từ việc đầu tư, lợi nhuận đào coin,…

Staking, hay còn gọi là Proof of Stake (PoS), có thể được xem như là một hình thức của khái niệm cổ tức (dividend). Các staker giữ token trong một ví xác định, và nhận lãi suất trong thời gian lưu giữ.

Cổ tức sẽ được thanh toán đều đặn, có thể hàng tuần hoặc hàng tháng, có thể phụ thuộc vào cấp độ sở hữu token nhất định. Ví dụ, các chủ sở hữu lớn nhận thanh toán trước những người nhỏ hơn – và có thể phụ thuộc vào việc nhà phát hành đạt đến các mốc gây quỹ nhất định.

Sự khác nhau giữa Utility Token và Securities Token?

Không như Securities token, Utility Token không hoàn toàn thiên về lợi nhuận.

Mô tả đơn giản nhất cho “Securities Token” – Token chứng khoán là: Cung cấp nguồn thu nhập thụ động tiềm năng trong tương lai.

Ngược lại, Utility Token – Token tiện ích: không nhất thiết đại diện cho hợp đồng đầu tư. Trong trường hợp các token “xem trọng tiềm năng lợi nhuận dựa trên nỗ lực kinh doanh hoặc quản lý của người khác” thì chúng sẽ được xem như chứng khoán, dựa theo giải thích của SEC.

Điều quan trọng cần lưu ý là hiện tại không có định nghĩa thống nhất giữa các ngành và các quốc gia nên có vô vàn cách để diễn giải.

Dividend Token có những lợi thế thu nhập nào?

Loại token này chủ yếu mang lại thu nhập thụ động.

Trong số các loại hình chiến lược thu nhập thụ động, thì thu nhập cổ tức được cho là hình thức tốt nhất.

Thu nhập thụ động có nghĩa là nhận phần thưởng xứng đáng định kỳ cho những nỗ lực trong quá khứ mà không cần phải làm gì thêm. Tương tự như vậy, Dividend Token trả cho chủ sở hữu một phần lợi nhuận định kỳ mà không cần phải đầu tư thêm, ngay cả trong thị trường gấu nếu một công ty có mô hình kinh doanh hợp lý thì họ sẽ hoạt luôn có lợi nhuận bất chấp biến động của thị trường.

Khái niệm tỷ suất cổ tức của tài sản được vay mượn từ thị trường chứng khoán, nơi các nhà đầu tư nhận cổ tức từ một số cổ phần mà họ sở hữu. Trong thế giới của thị trường vốn, nhà đầu tư không thể thu hồi tất cả các khoản đầu tư ban đầu của mình và xem như hoàn vốn từ cổ tức trong khi vẫn đang sở hữu cổ phiếu của họ. Nhưng họ vẫn đầu tư mặc dù lợi nhuận từ cổ phiếu tương đối khiêm tốn so với tiềm năng của các thị trường tiền điện tử.

Khi tái đầu tư, năng suất thu nhập thụ động cao hơn, sau đó mang lại lượng thu nhập thụ động lớn hơn trong tương lai. Trong lúc này, chủ sở hữu vẫn có thể hưởng lợi từ việc tăng giá của token.

Chúng ta không nên bỏ qua sức mạnh của lãi kép – tức tái đầu tư cổ tức, kết hợp với sự tăng giá trị, giống như thu nhập thụ động từ steroid. Nó có khả năng sinh lợi gấp nhiều lần khoản đầu tư ban đầu trong một vài năm.

Trong một thế giới có lãi suất tiêu cực, việc đầu tư vào một token cổ tức phù hợp có thể thay đổi cuộc đời bạn.

Dividend Token được quản lý như thế nào?

Điều này tùy thuộc vào các quốc gia. Ở Mỹ, chúng được xem như chứng khoán.

Quy định token nói chung, và Dividend Token nói riêng, vẫn ở trong phạm vi không rõ ràng.

Ngoài việc là một tính mới hợp pháp, việc đưa ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho nền kinh tế token là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản lý trên toàn thế giới.

Ngoài việc là một tính mới hợp pháp, việc đưa ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho nền kinh tế token là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản lý trên toàn thế giới.

Một phần của thách thức bắt nguồn từ thực tế sau: Khi mua một token, các nhà đầu tư sở hữu các loại hàng hóa hữu hình và vô hình khác nhau, từ quyền hàng hóa đến quyền mua bán đối với tài sản hoặc chứng khoán.

Trong những tháng vừa qua, nhiều khu vực pháp lý khác nhau đã thúc đẩy nỗ lực của họ để lập ra một khuôn khổ cơ bản cho các token.

SEC là ví dụ về một cơ quan giám sát quan niệm rằng token rất hứa hẹn với bất kỳ loại lợi nhuận nào trong tương lai. Cho dù là tiện ích, cổ tức hay các loại lợi nhuận khác, chúng cũng đều là chứng khoán.

Chỉ cần Dividend Token có khả năng cung cấp cho nhà đầu tư một nguồn thu nhập thụ động, thì nó sẽ được phân loại là chứng khoán, dựa theo những gì mà Pháp luật Hoa Kỳ đang băn khoăn.

Ưu điểm của Dividend Token?

Sự đơn giản và thu nhập thụ động. Đó là tất cả những gì mà Dividend Token có.

Rất nhiều loại đầu tư token đi kèm với nhiều thứ ràng buộc phức tạp. Chủ sở hữu có thể sử dụng token trong các điều kiện nhất định. Nhưng phần lớn chúng bị hạn chế đối với chính mạng lưới mà chúng đại diện.

Với sự khác biệt của mình, Dividend Token cung cấp cho nhà đầu tư một mô hình thu nhập thụ động đơn giản.

Trong trường hợp token được điều tiết, chúng cung cấp sự minh bạch và bảo mật cho các chủ sở hữu mà nhiều khoản đầu tư và các loại tài sản khác không có.

Ngoài ra, bản chất Blockchain của token cũng cho thấy rằng chúng minh bạch, phân quyền và, thậm chí là ẩn danh.

Cuối cùng, để đảm bảo có tiền trả lãi cổ tức, các dự án và dịch vụ mà chúng liên kết cần phải có lãi. Các tổ chức phải cam kết phân phối cổ tức có lợi nhuận trong kế hoạch kinh doanh của họ, tạo cho nhà đầu tư sự chắc chắn đối với tài sản mà họ đang nắm giữ.

Khuyết điểm của Dividend token?

Như đã nhắc đến lúc đầu, các khoản thanh toán cổ tức bằng token không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được. Ngoài ra, giống như nhiều dự án liên quan đến Blockchain khác, chúng có thể thay đổi tùy vào quyết định của tổ chức phát hành.

Trong một số trường hợp, các tổ chức sẽ phân phối cổ tức khi số tiền thanh toán cá nhân đạt đến một mức nhất định. Đây có thể được xem là một nỗ lực để tối đa hóa các khoản thanh toán và tránh chi trả phí giao dịch nhiều lần hoặc do các quyết định chiến lược khác.

Một số tổ chức ưu tiên cho các chủ sở hữu dựa trên số lượng token sở hữu. Điều này có thể gây bất lợi cho các nhà đầu tư nhỏ hơn.

Hơn nữa, trong một số trường hợp, các khoản thanh toán có thể phụ thuộc vào việc các tổ chức đạt được mốc doanh thu nhất định. Điều này ngoài tầm kiểm soát đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Ứng dụng lớn nhất của Dividend Token là gì?


Chúng rất linh hoạt, cung cấp thanh khoản cho chủ sở hữu và cho hệ thống.

Dividend Token là một dạng tài sản tài chính kỹ thuật số. Vì vậy chúng rất phù hợp cho các cam kết tài chính và đầu tư. Ví dụ như các quỹ đầu tư tiền mã hóa và các doanh nghiệp chia sẻ một phần lợi nhuận của họ làm cổ tức. Một ví dụ khác là các công ty đầu tư vào đào coin và chia sẻ một phần lợi nhuận ròng của họ với các chủ sở hữu token.

Nói chung, Dividend Token rất linh hoạt và có vô vàn ứng dụng, từ tiền tệ PoS cho đến các dự án đầu tư và Blockchain cá nhân khác.

Dưới góc độ của người dùng, Dividend Token giải phóng các chủ sở hữu giá trị tiền tệ khỏi tài sản kỹ thuật số của họ. Giờ đây chủ sở hữu có thể tiếp tục tận hưởng cổ phần của họ trong khi vẫn nhận lãi suất dựa trên giá trị của tài sản cơ bản.

Trong khi không còn gì nghi ngờ về triển vọng của ngành công nghiệp, khối lượng giao dịch tăng lên có nghĩa là giá trị nhàn rỗi của tài sản kỹ thuật số sẽ chỉ phát triển. Sức mạnh tài chính to lớn của chúng (trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với các tài sản liên quan đến tiền mã hóa) sẽ có tiềm năng làm biến đổi thị trường. Từ đây nếu các chủ sở hữu tiền mã hóa có thể tận dụng tốt các cơ hội đầu tư mà yêu cầu tiền bạc có khả năng luân chuyển.


30
Ardor (ARDR) là gì?

Ardorlà một nền tảng Blockchain-as-a-Service (BaaS) cho phép người dùng tạo các chuỗi con riêng với các thiết lập cụ thể để phát hành tài sản. Ardor là sự tiến hóa của NXT blockchain và cung cấp nhiều lợi thế hơn người tiền nhiệm của nó, cả về tính năng và khả năng mở rộng.

Ardor: Out of the Box

Ardor là ứng cử viên mới nhất trong lĩnh vực phát triển Blockchain-as-a-Service (BaaS). Ardor cung cấp cơ sở hạ tầng blockchain cho các doanh nghiệp và các tổ chức để cho phép họ tận dụng thế mạnh của công nghệ blockchain mà không phải đầu tư vào các giải pháp blockchain tùy chỉnh khác. Thay vào đó, Ardor cung cấp một chuỗi chính (main chain) xử lý vấn đề bảo mật blockchain và phân quyền cùng với các chuỗi con (child chain) sẵn sàng cho các ứng dụng kinh doanh khác nhau sử dụng.

Các nhà phát triển của Ardor cũng là đội ngũ đằng sau dự án mã nguồn mở Nxt, dự án này cũng nhằm mục đích dân chủ hóa quyền truy cập vào công nghệ blockchain. Ardor đi trước Nxt để giải quyết các vấn đề quan trọng về blockchain bloat, khả năng mở rộng và tùy chỉnh. Kể từ khi tung ra testnet, Ardor đã tăng vượt bậc và hiện nằm trong top 60 loại coin hàng đầu thế giới.

Bài viết này sẽ xem xét chi tiết về Ardor, cơ sở của nó trong Nxt và dự án chuỗi con đầu tiên của nó là Ignis. Mặc dù dự án này có rất nhiều tiềm năng để biến blockchain thành dịch vụ cung cấp khả năng sử dụng và khả năng truy cập hoàn toàn mới, nhưng thành công của nó có thể phụ thuộc vào nỗ lực mà nhóm phát triển có thể tích hợp vào các ứng dụng ban đầu. Nxt đã phấn đấu để được nhiều người biết đến và đạt được số lượng người dùng mà các nhà phát triển đã hy vọng, ngoài một số ví dụ quan trọng như BNP Paribas và Accenture. Ardor cũng đã tạo ra một bước ngoặt cho nhóm phát triển để tăng động lực cho họ.

Để hiểu Ardor, bạn cần biết về Nxt

Trước khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân khiến Ardor trở nên độc đáo, chúng ta cần phải xem xét nền tảng Nxt và nguồn gốc của nó. Ardor còn có biệt danh là “Nxt 2.0” vì nó dựa rất nhiều vào chương trình lõi Nxt. Trong thực tế, Ardor sẽ chứa gần như tất cả các tính năng của Nxt cùng với khả năng nâng cao bổ sung.

Nxt bắt đầu hoạt động vào năm 2013 và là một trong những ICO đầu tiên tung ra một loại tiền mã hóa. Tuy ICO này chỉ huy động được $6.000, nhưng những nhà sáng lập Nxt đã cố gắng phát triển dự án này trong suốt 4 năm qua. Nxt là một trong những dự án đầu tiên viết mã code hoàn toàn mới cho một blockchain, không mượn bất kỳ mã code nào từ Bitcoin. Mã nguồn mở được viết bằng Java, và cũng là blockchain đầu tiên hoạt động đủ các chức năng của Proof-of-stake.

Nxt được thiết kế để thử nghiệm và cho phép công ty triển khai các giải pháp blockchain của riêng họ bằng API, tạo ra loại coin mới trên blockchain Nxt và thậm chí sao chép / chỉnh sửa mã nguồn Nxt. Nhóm phát triển đã tạo ra nhiều chức năng khác nhau để hệ thống có thể kích hoạt được khi tạo token mới, bao gồm việc tạo ra tài sản, trading, bỏ phiếu blockchain và tạo ra marketplace. Nxt đang phấn đấu để làm cho cho các công ty có thể sử dụng nó một cách dễ dàng hơn và các thực thể có thể tạo ra các token mới và bắt đầu sử dụng chúng.

Các vấn đề với Nxt

Nxt là một công nghệ blockchain đáng được tôn trọng, có lịch sử hình thành và phát triển tương đối dài, đồng thời họ cũng là một đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi blockchain ngày càng được sử dụng rộng rãi trong những năm tới, Nxt và các công nghệ blockchain khác, sẽ phải đối mặt với một số vấn đề cơ bản như khả năng thanh toán, mở rộng và tùy chỉnh.

Vấn đề đầu tiên và đơn giản nhất là sử dụng token gốc cho phí giao dịch. Nxt sử dụng Proof-of-stake cho hệ thống cổ phần, có nghĩa là tổng nguồn cung cấp token đã được tạo và token mới sẽ không được tạo với mỗi khối. Thay vào đó, những người xác minh các khối sẽ nhận được một phần phí giao dịch được thanh toán trên mạng lưới. Do đó, phí giao dịch cần phải được thanh toán bằng NXT, ngay cả khi bạn đã tạo đơn vị tiền tệ độc lập với Nxt, bạn vẫn sẽ cần sở hữu NXT để thanh toán cho người thợ đào coin, điều này làm giảm giá trị tiền tệ của chính bạn, cũng tương tự như đối với các loại tiền tệ sử dụng giao thức ERC20 của Ethereum chạy trên blockchain Ethereum. Họ trả phí bằng Ether.

Hầu hết các công nghệ blockchain, bao gồm cả Nxt, cũng đang gặp phải một số với như blockchain bloat. Nguồn gốc của bloat này là do người dùng cần phải tải về toàn bộ lịch sử của blockchain để nó có thể vận hành một ode đầy đủ trên mạng lưới. Khi nhiều giao dịch được thêm vào, yêu cầu lưu trữ để vận hành cũng tăng lên.

Chẳng bao lâu nữa, việc vận hành một node trên một blockchain sẽ có nghĩa là bạn phải tải xuống hàng trăm gigabyte dữ liệu giao dịch để có được node và chạy giao dịch của bạn, vấn đề này sẽ ngày một trở nên nghiêm trọng nếu phải có thêm các node mới. Mặc dù Nxt đã cắt xén thông tin không liên quan đến việc xác minh giao dịch, nhưng việc phải tải xuống toàn bộ lịch sử giao dịch hiện tại sẽ không thể giúp hệ thống phát triển bền vững lâu dài.

Blockchain hoạt động như một giải pháp dịch vụ khuyến khích tùy chỉnh, tạo tài sản mới và nền tảng giao dịch phải đối mặt với thách thức khi giúp khách hàng duy trì hệ thống của họ. Mặc dù quá trình tạo bản sao của blockchain Nxt tương đối đơn giản, nhưng làm như vậy cũng phải cần có các máy chủ riêng biệt và bảo trì liên tục để giữ cho hệ thống tùy chỉnh hoạt động trơn tru.

Bản sao sẽ tụt lại phía sau so với các bản cập nhật phần mềm và các giao thức bảo mật, và Nxt sẽ phải đầu tư rất nhiều nỗ lực để hỗ trợ liên tục cho các giải pháp tùy chỉnh dựa trên Nxt.

Cách Ardor hoạt động và giải quyết những vấn đề đó

Ardor bao gồm mọi tính năng được hỗ trợ bởi blockchain Nxt, nhưng nó thay đổi kiến ​​trúc về cách các blockchain mới được tạo ra. Nó tạo ra nhiều chuỗi và chuỗi chính của Ardor là một blockchain trống trải được rút gọn để tạo ra tốc độ và bảo mật.

Khi bạn muốn thực hiện một dự án mới trên Ardor, bạn phải tạo ra chuỗi con. Chuỗi con chứa tất cả các chức năng và khả năng tùy chỉnh được hỗ trợ trên Nxt. Tuy nhiên, nó vẫn được liên kết với chuỗi chính, đồng thời có được sự an toàn và phân cấp nhờ sử dụng chuỗi chính để xác minh.

Cấu trúc mới này có nghĩa là chuỗi con có thể được triển khai và các tính năng được kích hoạt chỉ trong vài phút hoặc vài giờ. Kể từ khi cơ sở hạ tầng blockchain được đặt ra trên chuỗi chính Ardor, chuỗi con có thể áp dụng các trường hợp sử dụng tùy chỉnh một cách nhanh chóng. Các chuỗi con này vẫn nhận được tất cả các nâng cấp tốc độ, bảo mật và khả năng sử dụng của chuỗi chính, vì tất cả chúng đều được tích hợp trên một nền tảng.

Ardor giải quyết vấn đề blockchain bloat bằng cách sử dụng một hệ thống cắt xén giao dịch mới. Trong tương lai, mỗi node sẽ không cần phải  giữ một bản sao đầy đủ của lịch sử giao dịch, mà chỉ các giao dịch có liên quan mới được lưu trữ. Ardor cũng sẽ hỗ trợ các nút lưu trữ để giữ lịch sử giao dịch đầy đủ nếu cần.

Để giải quyết vấn đề token gốc, Ardor sẽ triển khai một hệ thống các bundler, các node trên mạng lưới sẽ chấp nhận các khoản phí được thanh toán trong chuỗi con. Sau đó, những bundler này sẽ trả tiền cho chuỗi cung ứng chính của Ardor dưới dạng ARDR, về cơ bản, cơ chế này hoạt động như nhà thanh toán bù trừ cho các khoản phí giao dịch. Điều này có nghĩa là người dùng cuối có thể bắt đầu dùng token trong chuỗi con để trade và thanh toán trong quá trình giao dịch.

Về lý thuyết, người dùng có thể không biết về sự tồn tại của Ardor. Đây là điều khiến Ardor khó có thể  tạo được tiếng vang và thu hút được sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, nếu nỗ lực nhiều hơn nữa, Ardor có thể là nền tảng mới cho các ứng dụng blockchain vô tận.

Ignis: Chuỗi con đầu tiên được xây dựng trên Ardor

Để kiểm tra khả năng của Ardor, các nhà phát triển Ardor đã tạo ra Ignis. Ignis sẽ thực hiện tất cả các tính năng tùy chọn từ cơ sở mã code của Nxt. Về cơ bản, Ignis sẽ là một Proof-of-concept và có thể là chuỗi con đầu tiên của nhiều chuỗi con khác trên nền tảng Ardor. Ignis ICO gần đây đã huy động được $15 triệu.

Trong tương lai, chuỗi con Ardor có thể được sử dụng để tạo ra các nền tảng giao dịch cổ phần, dịch vụ truyền file kỹ thuật số, các ứng dụng blockchain doanh nghiệp tư nhân và nhiều trường hợp khác. Điểm mạnh của Ardor là thời gian thiết lập nhanh chóng và khả năng tùy chỉnh rộng, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho các công ty đang tìm cách tận dụng blockchain mà không có nguồn lực để phát triển tùy chỉnh.

Jelurida là ai? Đội Ngũ đằng sau Nxt, Ardor và Ignis

Nxt, Ardor, và Ignis là tất cả các dự án từ một công ty tư nhân có tên là Jelurida. Đội ngũ Jelurida là một trong những nhóm phát triển blockchain giàu kinh nghiệm nhất, bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà phát triển dày dặn kinh nghiệm và đáng kính với hơn 4 năm kinh nghiệm trong việc tạo và duy trì mã code blockchain. Ngoài ra, một trong những người đồng sáng lập của công ty còn có nền tảng pháp lý và cô ấy cũng chính là người quản lý các tác động pháp lý của kiến ​​trúc nguồn mở và các ứng dụng blockchain.

Hy vọng chúng ta sẽ thấy đội ngũ của Jelurida phát triển sau sự kiện Ignis ICO trị giá $15 triệu. Dù sao đi nữa thì cam kết lâu dài từ đội ngũ hiện tại tới Nxt và bây giờ Ardor là một dấu hiệu tốt cho tương lai.

Phần kết luận

Ardor đang làm một số công việc khá quan trọng, chẳng hạn như suy nghĩ về những cách thức mới để cấu trúc cơ sở hạ tầng blockchain. Nếu điều đó được tiến hành một cách đúng đắn, kết quả cuối cùng có thể là một giải pháp mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện mà không cần chuyên môn kỹ thuật hay bảo trì liên tục.

Quyết định chấp nhận phí giao dịch từ token trong chuỗi con có nghĩa là ARDR token trên chuỗi chính sẽ hoạt động chủ yếu.

Chuỗi chính của Ardor và chuỗi con Ignis có khối nguyên thủy vào ngày đầu năm mới. Cuối cùng, thời gian sẽ cho chúng ta biết Ardor có dễ sử dụng như nó hứa hẹn. Nếu Jelurida có thể tạo ra tiếng vang và sự chấp nhận đằng sau Ardor, đó có thể là một sự thay đổi lớn cho các công ty thực hiện các giải pháp blockchain.

Pages: 1 [2] 3 4 5
ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod