follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here

Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Messages - MrSpasybo

Pages: 1 ... 809 810 [811] 812 813 ... 1077
12151
Các nhà phân tích tiền điện tử lạc quan về triển vọng giá ngắn hạn của Ethereum (ETH)
Chỉ vài ngày trước, giá trị vốn hóa thị trường của Ether (ETH) đã vượt qua XRP. Kể từ đó, tài sản tiền điện tử này đã cho thấy sự vượt trội hơn hẳn so với XRP, nhưng một số nhà phân tích đã tuyên bố rằng ETH sẽ chỉ tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai gần, đặc biệt khi các sàn giao dịch, như OkEX và Binance, tiếp tục tuyên bố công khai hỗ trợ cho hard fork Constantinople.

Đối với những người không biết, hard fork Constantinople là một bản nâng cấp blockchain sẽ thực hiện 5 giao thức cải tiến vào Ethereum Blockchain. 4 giao thức tập trung vào vấn đề mở rộng trong ngắn hạn, trong khi cái còn lại tập trung vào việc giảm lượng phát hành Ether từ 3 ETH xuống 2 ETH cho mỗi block. Một nhà phân tích tiền điện tử hàng đầu, Alex Krüger, đã tuyên bố rằng về lâu dài, cái gọi là việc giảm phần thưởng khối sẽ mang đến triển vọng tích cực nhất định.

Bây giờ, chỉ vài ngày trước khi hard fork thực hiện kích hoạt vào ngày 16/1 theo lịch trình, Krüger đã tuyên bố rằng một sự phá vỡ lên đối với Ethereum đã rất gần. Anh ấy đã không giải thích đầy đủ dự đoán của mình, nhưng xem xét những gì anh ấy đã thể hiện đối với Constantinople trước đây, dự báo của anh ấy có thể có liên quan đến hard fork sắp xảy ra.

Trong một tweet phụ, Kruger giải thích rằng kháng cự tiếp theo sẽ ở mức 175 USD cho Ether, cao hơn 20 USD (cao hơn 13%) so với mức hiện tại.

$ETH breakout inches away.

— Alex Krüger 🇦🇷 (@Crypto_Macro) January 4, 2019


Một trong những nhà phân tích, The Crypto Dog, một trader tiền điện tử ẩn danh với hơn 100,000 người theo dõi trên Twitter, cũng lặp lại ý kiến về sự ​​tăng giá của Ethereum.

Thông qua một video trên Youtube gần đây, Robert “Crypto Bobby” Paone, một cố vấn tăng trưởng tại Airswap, cũng tuyên bố rằng ông thấy triển vọng tăng giá của Ether trong ngắn hạn. Ông giải thích rằng mức 0.04 BTC/ETH sẽ là một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự quan trọng cần theo dõi trong tương lai gần, đặc biệt là khi Constantinople tạo ra “sự thổi phồng”, như Bobby đưa ra.

Paone tiếp tục trích dẫn Travis Kling, người sáng lập quỹ phòng hộ tiền điện tử Ikigai, về triển vọng tăng giá của Ethereum. Kling đã tuyên bố rõ ràng rằng hiện tại, có một tiềm năng tăng trưởng cho ETH, vì nguồn cung Ether sẽ giảm mạnh bởi việc nâng cấp Constantinople.

Các nhà phát triển Ethereum tìm cách chặn ASIC
Trong các tin tức liên quan, các nhà phát triển cốt lõi Ethereum đã quyết định rằng họ sẽ thực hiện các động thái để chặn các ASIC chạy trên mạng với giao thức của ProgPow, có thể hoạt động trong vòng hai đến bốn tháng tới.

Giao thức này, sẽ được phát hành độc lập với Constantinople hoặc các bản nâng cấp mạng đáng chú ý khác, đã được các nhà phát triển Ethereum tán thành, vì họ tin rằng nó sẽ giúp dự án tiến gần hơn đến việc kích hoạt Serenity và tất cả các sản phẩm phụ đi kèm với nó.

Nguồn: CafeBTC

12152
Mặc dù giá có thể đang sụt giảm, nhưng nhiều người chỉ ra rằng phí giao dịch Bitcoin đã đạt mức thấp nhất trong khoảng ba năm qua, và đây rõ ràng cũng là một tin tức tích cực cho bất kỳ ai luôn ủng hộ Bitcoin.

Phí giao dịch chạm mức thấp nhất kể từ năm 2015
Phí giao dịch trung bình của Bitcoin đạt mốc cao nhất mọi thời đại là 34 USD trong khoảng thời gian đầu năm ngoái khi tổng giao dịch ghi nhận mức khổng lồ: 308.000 giao dịch mỗi ngày. Tuy nhiên, kể từ đó phí giao dịch đã giảm đáng kể và chỉ ở mức 0,025 USD tính đến ngày 01/01/2019, khi tổng số giao dịch là 234.000 giao dịch mỗi ngày.

Phí giao dịch là phí mà người ta phải trả khi chuyển Bitcoin từ người này sang người khác. Nó được tự động khấu trừ từ số tiền sẽ được gửi và phí sẽ được chuyển cho các miner, những người khai thác và xác thực giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.

Một người dùng Twitter Kevin Rooke đã tweet những điều tương tự, khi so sánh phí giao dịch trung bình của Bitcoin vào ngày 01/012019 và ngày 13/10/2015:

Bitcoin tx fees just hit their lowest level in over 3 years!

Jan 1, 2019:
Median Bitcoin tx fee = $0.02
Total transactions = 234,576

Oct 13, 2015:
Median Bitcoin tx fee = $0.02
Total transactions = 134,741 pic.twitter.com/HjNUO4ktnj

— Kevin Rooke (@kerooke) January 4, 2019


Phí giao dịch Bitcoin hiện đã chạm mức thấp nhất trong hơn ba năm. Theo dữ liệu thu được từ Bitcoinfees.gitlab.io, phí hiện tại cho các giao dịch Bitcoin là 0,01 USD để có được xác nhận trong vòng một giờ.

Phí giao dịch thường phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng mà người ta muốn các giao dịch được xác thực. Dưới đây là một biểu đồ khác của Bitcoinfees.gitlab.io cho thấy cách phân loại phí giao dịch.


Nguồn: Bitcoinfees.gitlab.io

Niềm an ủi nhỏ cho những người đam mê Bitcoin
Jameson Lopp đã từng lưu ý rằng, việc phí giao dịch giảm là một trong những số liệu quan trọng cho thấy “thị trường sẽ bắt kịp” với những cải tiến trong công nghệ Bitcoin. Mặc dù trong lần kỷ niệm 10 năm whitepaper của Satoshi ra đời, Bitcoin đang phục hồi từ đợt sụp đổ gần đây, nhưng phí giao dịch thấp ít nhất sẽ mang lại cho những người đam mê Bitcoin một chút niềm an ủi.

Ngoài ra, phí giao dịch là một lý do rất quan trọng để Bitcoin trở thành thứ giống với mục đích ban đầu của Satoshi. Bitcoin lúc nào cũng được thiết kế cho các giao dịch tiền tệ nhỏ, hàng ngày và phí càng cao, thì càng ít người sẵn sàng sử dụng nó cho mục đích này. Mặc dù đồng tiền điện tử trong thập kỷ cũ vẫn gần như hoàn toàn được sử dụng để đầu cơ và điều này dường như sẽ không thay đổi trong tương lai gần, nhưng, ít nhất cũng có thể coi sự khắc phục này là một cải tiến quan trọng mà cộng đồng Bitcoin có được đối với công nghệ của nó.

Nguồn: CafeBTC

12153
Tron [TRX] đang thẳng tiến hướng tới việc áp dụng chính thống và đằng sau nó là sự thúc đẩy của nhiều sự kiện niêm yết cũng như các mối quan hệ đối tác rộng rãi. Một số suy đoán rằng những tín hiệu tích cực này đã làm thay đổi làn sóng ủng hộ đối với đồng tiền điện tử của Justin Sun, hiện là đồng coin đang có mức tăng lớn nhất trong 10 đồng tiền điện tử hàng đầu.

Tron [TRX] tăng trưởng tốt nhất top 10 đồng tiền điện tử
Tại thời điểm đưa tin, Tron đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng đáng kể là 11,07% với tổng vốn hóa thị trường là 1,506 tỷ USD. Đồng tiền điện tử được giao dịch với giá $0,022 với khối lượng thị trường 24 giờ là 203,647 triệu USD.



Phần lớn khối lượng giao dịch được nắm giữ bởi Bit-Z, sàn đang kiểm soát một phần tư tổng giao dịch TRX với trị giá số tiền là 54.751 triệu USD. Theo sau Bit-Z là Binance của Changpeng Zhao, sàn giao dịch hiện đã nắm giữ 11,19% toàn bộ giao dịch TRX.

Sự gia tăng hiện tại cũng là tác nhân dẫn đến việc Tron được giao dịch ở mức cao nhất trong hơn hai tuần qua. Rất nhiều người suy đoán rằng sự gia tăng giá của Tron là do BitTorrent (đã được Tron mua lại) tung ra token riêng của công ty. Token mới chạy trên giao thức Tron được tuyên bố là sẽ được phát hành bởi BitTorrent Foundation. Thông báo cho sự kiện này, Giám đốc điều hành Tron, Justin Sun đã tweet:

Thật vui mừng khi được tiết lộ về token mới BitTorrent $BTT của chúng tôi và sự kiện gọi vốn cộng đồng của nó trên #BinanceLaunchpad !! Token @BitTorrent là bước đầu tiên trong chặng đường để đạt được sự chấp nhận hàng loạt trên danh nghĩa một mạng internet phi tập trung thực sự. Hãy đến # niTROn2019 để biết thêm thông tin @binance.

Changpeng Zhao ủng hộ
Động thái này cũng được đánh giá cao bởi Giám đốc điều hành Binance, Changpeng Zhao:

Doanh nhân là nền móng của các ngành công nghiệp. Hãy hỗ trợ họ thực hiện những công việc khó khăn của mình!

Tron cũng xuất hiện trong các tin tức gần đây do một đề xuất mới đến từ Tron One, một Super Representative của hệ sinh thái Tron. Đề xuất này nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp phát hành token tiền điện tử cùng tên với tên thương hiệu. Tổ chức đã công bố:

Tên token TRC10 sẽ không còn lặp lại sau ngày 5 tháng 1 năm 2019, 6:00:00 SA UTC. Kể từ thời điểm đó trở đi, token ID sẽ là định danh duy nhất.

Nguồn: CafeBTC

12154
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã tạm hoãn kế hoạch ra mắt một loại tiền điện tử quốc gia do không có đơn vị chuyên biệt nghiên cứu về tiền điện tử và blockchain, hãng tin tức doanh nghiệp địa phương Business Line đưa tin.

Đồng tiền điện tử riêng của ngân hàng trung ương Ấn Độ
Năm ngoái vào tháng Tư, ngân hàng trung ương Ấn Độ lần đầu tiên đưa ra ý tưởng phát hành một loại tiền kỹ thuật số quốc gia có tên là “Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương” (CBDC). Thông báo được đưa ra sau khi ngân hàng trung ương cấm tất cả các ngân hàng thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với các công ty liên quan đến tiền điện tử. Cuộc đàn áp bất ngờ trong đêm và khiến nhiều sàn giao dịch tiền điện tử phải rời hoạt động kinh doanh khỏi Ấn Độ.

Mặc dù RBI không công bố bất cứ điều gì một cách chính thức, nguồn tin nặc danh của tờ báo cho biết: Chính phủ không còn muốn tiền kỹ thuật số nữa. Họ nghĩ rằng còn quá sớm để nghĩ về tiền tệ kỹ thuật số.

Ngân hàng trung ương đã thành lập một nhóm liên bộ để nghiên cứu những lợi thế tiềm năng và tính khả thi của loại tiền kỹ thuật số đã đệ trình vào tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, họ không có một đơn vị chính thức để theo dõi và hình thành chính sách về các công nghệ như blockchain và tiền kỹ thuật số.

Hợp pháp hóa tiền điện tử?
Ngay sau đó bên chống đối đã đề nghị hợp pháp hóa tiền điện tử ở nước này thay vì đưa ra lệnh cấm chặn.

Kính gửi @arunjaitley @PMOIndia

Đúng là tiền điện tử là một khoản đầu tư rủi ro.

Nhưng mà hãy nhìn xem,

Có phải cổ phiếu không rủi ro?
Các quỹ tương hỗ không rủi ro?
Đầu tư bất động sản không rủi ro?

Mỗi lớp tài sản đều có những thăng trầm của nó.

Giới trẻ Ấn Độ muốn tiền điện tử #IndiaWantsCrypto


Cộng đồng hoài nghi
Cộng đồng tiền điện tử trong nước cũng hoài nghi về một loại tiền điện tử quốc gia. Họ thấy rằng còn quá sớm để RBI tung ra đồng tiền điện tử riêng, vì sự hiểu biết về nền kinh tế tiền điện tử là chưa đủ. Đó là một quyết định đúng đắn để trì hoãn quá trình và xem xét nền kinh tế ngang hàng được giao dịch công khai đang hình thành như thế nào, ông Pra Praveen Kumar, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử, nói với Business Line.

“Tiền điện tử sẽ nắm vai trò chủ đạo và có mặt ở khắp nơi, các chính phủ trên toàn thế giới sẽ tung ra các loại tiền điện tử quốc gia, cho dù không bắt buộc hay lựa chọn. Vì các chính phủ có quyền lực về thuế và họ có thể tuyên bố bất kỳ token kỹ thuật số nào là hợp pháp để thanh toán thuế, họ có thể có token quốc gia. Nhưng điều này sẽ mất nhiều thời gian trước khi các ngân hàng trung ương có thể thực hiện quá trình chuyển đổi, vì hiệu quả kinh tế của tiền điện tử là rất lớn và những gì chúng ta biết chỉ là một phần nhỏ.” Kunal Nadwani, Giám đốc điều hành của uTrade Solutions, cho biết

Cảnh sát địa phương ngăn cản công chúng tiếp cận tiền điện tử
Cảnh sát địa phương của bang Jammu và Kashmir ở Ấn Độ gần đây đã đưa ra cảnh báo cho công chúng về việc nghiêm cấm bất kỳ khoản đầu tư tiền điện tử nào.

Công chúng nói chung được thông báo rằng không thực hiện bất kỳ loại đầu tư nào vào tiền điện tử, tiền ảo như Bitcoin vì có rủi ro thực tế là rất lớn, theo lời khuyên của Tổng thanh tra (IG) của ngành tội phạm cho biết.

Nguồn: CafeBTC

12155

Cộng đồng XRP là một trong những cộng đồng tiền điện tử tích cực và đam mê nhất trong không gian, và theo dữ liệu thu thập từ “The Tie”, khối lượng Tweet về XRP có liên quan trực tiếp đến khối lượng giao dịch của nó.

Số lượng tweet thúc đẩy khối lượng giao dịch XRP
Ngoài ra, XRP là đồng tiền có mối tương quan mạnh nhất khi so sánh với vị trí số 1 là Bitcoin hoặc Ethereum.

The Tie đã tweet:

Sự thật thú vị về tương quan giữa số lượng tweet và khối lượng giao dịch của #XRP. Nó xuất hiện khi có sự tăng đột biến giữa giao dịch và khối lượng tweet. Trong một số trường hợp, đó là khối lượng tweet tăng đột biến dẫn đến giao dịch tăng, và ngược lại.


Từ biểu đồ trên, vào ngày 2 tháng 10 năm 2018, khối lượng tweet của XRP và khối lượng giao dịch tăng đột biến. Điều tương tự cũng xảy ra vào những dịp khác như trong tháng 12 năm 2018 và tháng 1 năm 2019. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2018, khối lượng giao dịch tăng đột biến trước dẫn đến khối lượng tweet tăng theo.

Theo kinh nghiệm thì việc so sánh giữa khối lượng tweet và khối lượng giao dịch này sẽ giúp đưa ra kết luận về việc tình cảm của mọi người trong cộng đồng ảnh hưởng đến giao dịch của một tài sản cụ thể như thế nào.

Tương quan lớn hơn Bitcoin và Ethereum
Hơn nữa, những tình cảm tương tự có thể được nhìn thấy trong các loại tiền điện tử khác nhưng có ít sự tương quan hơn so với XRP. Biểu đồ dưới đây cho thấy điều tương tự đối với Bitcoin. Mặc dù Bitcoin có sự tương đồng, nhưng mối tương quan này không mạnh bằng XRP.


Ethereum có mối tương quan ít hơn nhiều giữa khối lượng giao dịch và khối lượng tweet so với XRP như được thấy trong biểu đồ bên dưới.


Sự so sánh này đã thu hút rất nhiều nhà phê bình cho rằng số lượng quan tâm trên Twitter không liên quan gì đến chuyển động giá.

Ý kiến của cộng đồng
Một người dùng Twitter, Goatmuscle đã nhận xét:

Đây là cách làm gần như phổ biến đối với các nhà đầu tư để bơm cổ phiếu được chọn trên Trading Social Media. Rampers & de-Rampers, được các tổ chức doanh nghiệp lớn hơn trả tiền để giúp thúc đẩy thị trường theo hướng đã chọn, có rất nhiều ví dụ trên web nếu bạn đủ kiên trì để theo dõi.

Tiffany Hayden trả lời:

Những người đam mê tiền điện tử thường chuyển sang Twitter để biết thêm thông tin và kết nối với những người khác. Giả sử việc mọi người tweet để bơm là sai. Nó cũng trở thành thói quen phổ biến đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc tương tác và trả lời câu hỏi trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nguồn: CafeBTC

12156
Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc (CBA), tổ chức tự quản của đất nước dành cho lĩnh vực ngân hàng, đang triển khai một nền tảng dựa trên Blockchain mới cho tài trợ tài chính thương mại.

Nền tảng đã được công bố vào tuần trước mặc dù tổ chức đang trong quá trình triển khai để sử dụng trực tiếp sau một vài chương trình thí điểm nhằm cải thiện tính hiệu quả và bảo mật của các giao dịch tài trợ thương mại.

Hơn 10 ngân hàng lớn trong khu vực đã đăng ký nền tảng, bao gồm HSBC Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Chiêu thương Trung Quốc, Ngân hàng Bình An, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc, cùng với một số những ngân hàng khác.

Hỗ trợ kỹ thuật cho vay là các công ty fintech Trung Quốc, trong đó có PeerSafe, một startup có trụ sở tại Bắc Kinh tập trung vào công nghệ sổ cái phân tán và là thành viên của Liên minh Blockchain Hyperledger.

CBA cho biết trong tuyên bố rằng họ đã hoàn thành hai thí điểm đối với việc phát hành một thư tín dụng (LoC) và chứng khoán bảo đảm bằng tài sản, với sự tham gia của Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Chiêu thương Trung Quốc.

Fang Xiao, phó chủ tịch kiêm người đứng đầu về tài chính công nghiệp và thương mại tại HSBC Trung Quốc, đã phát biểu trong một báo cáo tin tức hôm thứ 5:

“Sự ra mắt của Blockchain tài trợ thương mại Trung Quốc, đã tập hợp chuỗi thương mại của các ngân hàng khác nhau để làm cho các giao dịch liên ngân hàng trở nên nhanh hơn, an toàn hơn và thực tế hơn.”

Sắp tới, CBA cho biết họ dự định sẽ thêm nhiều ngân hàng vừa và nhỏ hơn, cũng như các cơ quan hải quan và thuế vào nền tảng này.

Lĩnh vực tài trợ tài chính thương mại đang ngày càng tìm cách áp dụng công nghệ Blockchain để cải thiện hoạt động. Vào tháng 9, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã triển khai Bay Area Trade Finance Blockchain Platform trên khắp các tổ chức tài chính ở thành phố phía nam của Thâm Quyến.

Trước đó, cơ quan tiền tệ Hồng Kông cũng tuyên bố ra mắt một nền tảng tài trợ thương mại Blockchain trực tiếp vào tháng 11 năm ngoái.

Gần đây nhất, HSBC Ấn Độ và Ngân hàng ING, Brussels, đã tạo điều kiện cho giao dịch tài trợ thương mại trên nền tảng Blockchain Corda của R3, cho tập đoàn dầu khí Reliance Industries Ấn Độ và nhà phân phối hóa học toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ Tricon Energy.

Nguồn: CafeBTC

12157
Hơi bất ngờ vì toàn sàn nhỏ dẫn top, có thể vì sàn nhỏ nên dễ quản lý, ít bị tấn công và đội ngũ có thời gian cải thiện code + chăm sóc khách hàng?

12158
Xin lỗi, bạn chưa được phép đăng liên kết ngoài.
AD cho hỏi mình reply nhưng nó viết thế này là sao nhưng lại reply ở đây được nên tưởng không được đăng bài, thấy nhiều người reply mà 10 trang lận
Nếu mình hiểu không nhầm thì bạn muốn đăng link đến website nào đó nhỉ, có thể nó thuộc danh sách cấm của diễn đàn. Bạn thử bình luận thuần thôi xem sao, không có link đính kèm.
Bạn vui lòng chụp lại ảnh của màn hình những gì bạn thấy để mình hiểu kỹ vấn đề của bạn hơn.

12159
Góc thảo luận / Re: Nên vào ETH không ?
« on: January 07, 2019, 02:24:56 AM »
Không rõ hardfork lần này sẽ là thông tin tích cực hay tiêu cực đây, mong là được cộng đồng ETH chung tay ủng hộ, không gây lùm xùm dẫn đến sự chia rẽ hay tin xấu cho cả thị trường. Dù sao vào thời điểm hiện tại ETH vẫn là nền tảng phổ biến nhất cho các ứng dụng phi tập trung mà.
mọi hôm em có hơi nhầm, đợt này là softfork chứ không phải hardfork, ETH tạo ra một bản nâng cấp rồi mấy thằng ăn theo nói hardfork tặng coin thôi
Cũng có thể gọi là softfork vì không có sự chia tách tạo ra token/coin mới, nhưng độ tác động của nó thì ngang bằng với những đợt hardfork trước đây. Mạng lưới ETH lần này nhất trí cao nên đỡ có đợt chia tách như BCH ấy mà :)
Dù sao cũng là thông tin đáng mừng cho cộng đồng ETH.

12160
Waves Forum / Re: Waves VS. Ethereum
« on: January 05, 2019, 10:48:19 AM »
ETH will have Hardfork soon, but Waves... I don't see any positive news from Waves developers. I hoped Waves can replace ETH after their NG version but there was nothing. Projects on Waves can't reach caps too @@

12161
Bitcoin Cash Forum / Re: Will BCH take over BTC ?
« on: January 05, 2019, 10:45:20 AM »
Just an impossible mision for new player BCH :)
Lightning network is live and can transfer more than 500BTC, BTC network became stronger and better, how BCH can replace KING?

12162
Góc thảo luận / Re: Nên vào ETH không ?
« on: January 05, 2019, 10:36:40 AM »
Không rõ hardfork lần này sẽ là thông tin tích cực hay tiêu cực đây, mong là được cộng đồng ETH chung tay ủng hộ, không gây lùm xùm dẫn đến sự chia rẽ hay tin xấu cho cả thị trường. Dù sao vào thời điểm hiện tại ETH vẫn là nền tảng phổ biến nhất cho các ứng dụng phi tập trung mà.

12163
Thu thuế crypto là 1 trong những dấu hiệu cho thấy sự chấp nhận của thị trường, nhưng tỷ lệ bao nhiêu % từ lợi nhuận, cách xác định lợi nhuận của chủ sở hữu/trader trong điều kiện ẩn danh tuyệt đối trên blockchain đúng là khó khăn cho các nhà quản lý :)

12164

“Thần đồng” và “thiên tài trẻ tuổi” là những biệt danh được sử dụng để mô tả Vitalik Buterin, anh chàng 24 tuổi, người đồng sáng lập của Ethereum. Thiên tài toán học người Canada gốc Nga này đã tạo ra Ethereum, đồng tiền mã hóa có giá trị thứ 2 trên thế giới.

Không giống như cha đẻ của Bitcoin, Satoshi Nakamoto, người mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số, Vitalik là một gương mặt nổi tiếng trong cộng đồng tiền mã hóa và cộng đồng blockchain. Anh đã tiếp tục dẫn đầu trong việc phát triển và vận động cho phong trào công nghệ blockchain. Anh thậm chí còn là người tham gia thường xuyên trong các hội nghị và các cuộc thảo luận trực tuyến tập trung xung quanh không chỉ các khía cạnh kỹ thuật của công nghệ này mà còn cả triết lý chung và cách nó ảnh hưởng đến nhân loại.

Thuở thiếu thời
Vitalik sinh ngày 31/01/1994, bố là Dmitry Buterin và mẹ là Natalia Ameline. Anh sinh ra ở thành phố cổ Kolomna nằm cách Moscow khoảng 100km về phía đông nam. Cha anh, Dmitry là một nhà khoa học máy tính.Vào năm 2000, khi Vitalik 6 tuổi, gia đình anh chuyển từ Nga sang Canada. Vitalik luôn có biểu hiện của một thần đồng trẻ tuổi và khi còn học lớp ba ở trường tiểu học, khả năng học hỏi của anh đã sớm được chú ý và sau đó anh được đưa vào lớp học năng khiếu của trường mình.

Từ khi còn nhỏ, anh đã phát triển năng khiếu về toán học, kinh tế và lập trình máy tính. Anh bắt đầu theo học trường Abelard, một trường trung học tư thục có uy tín tại khu vực Toronto của Canada. Anh đã trải qua 4 năm tại ngôi trường Abelard, nơi anh thể hiện khả năng học tập và trí tuệ siêu phàm.

Vào năm 2012, anh đã được nhận vào Đại học Waterloo nhưng đã bỏ học vào năm sau đó. Anh bỏ học để tập trung vào sự nghiệp trong lĩnh vực tiền mã hóa của mình và cuối năm đó, anh đã viết và xuất bản whitepaper của Ethereum.

Công nghệ Blockchain
Bắt đầu vào năm 2007, Vitalik là một fan của trò chơi nhập vai trực tuyến, World of Warcraft. Từ năm 2007 đến năm 2010, Vitalik dành hàng giờ để thu thập vũ khí và thăng cấp trong trò chơi. Tất cả đều dừng lại vào năm 2010 khi Blizzard loại bỏ sát thương phép Siphon Life của nhân vật warlock trong trò chơi. Vitalik thừa nhận anh đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự kiện này đến mức anh ta thậm chí còn khóc vào ban đêm.

Là một người suy nghĩ sâu xa, vụ việc này khiến anh suy nghĩ về những vấn đề hiện hữu trong các dịch vụ tập quyền. Anh nhanh chóng bỏ chơi World of Warcraft và bắt đầu theo đuổi những sở thích khác.

Khám phá Bitcoin
Năm 2011, khi anh 17 tuổi, Vitalik đã biết tới Bitcoin từ cha của mình. Khái niệm về tiền mã hóa không thu hút anh ngay lập tức, vì vậy anh không chú ý nhiều vào lúc đầu. Ý tưởng về một hệ thống tiền tệ không có giá trị nội tại có vẻ giống như một cái gì đó mà theo như anh nghĩ sớm muộn cũng sẽ thất bại. Vài tháng sau, anh có cơ tiếp xúc với Bitcoin; nhưng lần này nó tạo ra ấn tượng nhiều hơn. Với những ảnh hưởng từ vụ việc của trò chơi World of Warcraft vẫn còn hằn sâu trong tâm trí, Bitcoin và công nghệ blockchain đã cho thấy một sự thay thế khả thi cho sự tập quyền mà theo như Vitalik thì đây chính là nguyên nhân cho mọi vấn đề trên thế giới.

Quan điểm tiêu cực của ông về thế giới doanh nghiệp và mong muốn của họ về kiểm soát tập trung là giống với phần lớn những người sớm chấp nhận Bitcoin. Theo như Buterin, sức mạnh là một “trò chơi có tổng bằng không” có nghĩa là những người chơi lớn phải bị tước bỏ quyền lực nếu những người bình thường được được trao quyền.

Bitcoin Magazine
Với sự quan tâm của mình đối với Bitcoin, Vitalik đã quyết tâm việc mua một số Bitcoin để có thể hiểu được khái niệm này. Anh cũng muốn trở thành một phần của nền kinh tế Bitcoin đang được phát triển và thử nghiệm. Vào thời điểm đó, anh không có đủ nguồn lực tài chính để mua Bitcoin và anh cũng không có đủ sức mạnh điện toán để khai thác Bitcoin. Đến năm 2011, Bitcoin đã không còn được khai thác chủ yếu bằng các CPU và GPU mà bước vào thời kỳ của FPGA.

Không nản chí, anh đã thu thập thông tin qua các diễn đàn Bitcoin trực tuyến để tìm những người sẵn sàng trả tiền cho công việc bằng Bitcoin. Anh nhanh chóng gặp một đồng nghiệp trên diễn đàn trò chuyện Bitcoin, người này đề nghị trả Vitalik 5 Bitcoin cho mỗi bài viết, khoảng 3,5 đô la. Phong cách viết của Vitalik sớm thu hút sự chú ý của Mihai Alisie – một người đam mê Bitcoin và cả hai sớm bắt đầu liên lạc thường xuyên với nhau.

Cuối năm 2011, cả hai đã đồng sáng lập ra Bitcoin Magazine và Vitalik trở thành cây bút chủ đạo. Bitcoin Magazine sau này được BTC Media mua lại và Buterin tiếp tục làm việc cho đến giữa năm 2014.

Ethereum
Với gần 2 năm kinh nghiệm viết về Bitcoin và nhận được phản hồi từ cộng đồng Bitcoin, Vitalik trở nên dày dặn hơn trong thế giới blockchain. Anh không mất nhiều thời gian để nhìn thấy những gì mà một số ít người trong cộng đồng đã bắt đầu nhận thấy; công nghệ blockchain có tiềm năng hỗ trợ nhiều hơn chứ không chỉ là một hệ thống xử lý thanh toán. Anh đã không thành công trong việc đưa ra ý tưởng về việc tạo ra một mạng Bitcoin core được xây dựng thân thiện với các ứng dụng hơn sẽ cho phép tạo ra các ứng dụng phân quyền, hữu ích mà không cần các thủ tục phân lớp chức năng.

Không thể thuyết phục cộng đồng Bitcoin tại thời điểm đó, Vitalik đã bắt tay vào viết một blockchain hoàn toàn mới. Thay vì sử dụng ngôn ngữ mã hóa “th” mà Satoshi Nakamoto đã sử dụng, Vitalik sử dụng một ngôn ngữ lập trình Turing-complete mạnh mẽ và tinh tế hơn. Điều này có nghĩa rằng về mặt lý thuyết, blockchain mới có thể hỗ trợ bất kỳ loại trường hợp sử dụng nào trực tiếp từ việc xây dựng mạng lõi mà không có bất kỳ phân lớp nào. Vitalik đã viết whitepaper cho blockchain mới và đặt tên nó là Ethereum. Anh ta phát hành whitepaper cho một vài người bạn và những người cộng sự và họ đã bổ. sung thêm một số chi tiết cho nó

Ý tưởng hóa ra là một thành công lớn, và năm sau một crowdsale được tổ chức cho dự án đã huy động được khoảng 18,4 triệu USD. Ethereum Foundation được thành lập ở Thụy Sĩ. Ngay sau đó, vào mùa xuân năm 2015, phiên bản đầu tiên của Ethereum đã được phát hành và nó đã trở thành nền tảng blockchain phổ biến nhất cho các tổ chức tự quản (DAO), các ứng dụng phân quyền (DApps) và ICO. Ether, đơn vị tiền tệ gốc của blockchain Ethereum, là đồng tiền mã hóa đứng thứ hai về mặt giá trị vốn hóa thị trường .

Tin đồn về cái chết của Vitalik Buterin
Vào ngày 26/06/2017, tin tức về cái chết của Vitalik trong một tai nạn xe hơi tràn lan trên internet. Nguồn gốc của trò FUD này là từ một bài đăng trên diễn đàn 4chan với việc bài đăng được trích dẫn bởi nhiều tờ báo trực tuyến. Tin đồn đã nhanh chóng bị xua tan khi Vitalik cung cấp bằng chứng mình vẫn còn sống trên mạng xã hội. Ông đã đăng một bức ảnh mình đang cầm một mảnh giấy có viết số khối Ethereum mới nhất với mã băm tương ứng.

Tin tức về cái chết của Vitalik khiến giá ETH giảm đáng kể. Các nhà đầu tư liên tục đưa ra các lệnh bán. Vốn hóa thị trường của Ethereum giảm gần 4 tỷ USD nhưng rồi nó đã hồi phục ngay sau đó.

Trong Tạp Chí chuyên đề Cách Mạng Công Nghệ 4.0, Vitalik Buterin đã xếp ở vị trí thứ 2 trong Top 10 người có ảnh hưởng nhất trong thị trường Cryptocurrency, chỉ sau Satoshi Nakamoto, ông cũng nằm trong Top 10 người giàu có nhất trong lĩnh vực này.

Nguồn: BTCnews

12165
Các đồng tiền kỹ thuật số đã “cách mạng hóa” ngành công nghiệp tài chính và cách mọi người nhận thức về định nghĩa của tiền tệ. Các tài sản kỹ thuật số sử dụng cryptography (mã hóa mật mã) để bảo vệ các giao dịch và phát minh, các cryptocurrency là định dạng đầu tiên của loại tiền tệ phân quyền – nghĩa là không có Ngân hàng hay bên trung gian nào để kiểm soát việc sử dụng này.

Một dạng phổ biến nhất của tiền mã hóa chính là Bitcoin. Được tạo ra vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto, Bitcoin là cryptocurrency đầu tiên (và hiện có giá trị cao nhất) trên thế giới. Tháng 12 năm 2017 đã ghi lại mức giá cao nhất của loại tiền này, hơn $19,000. Mặc dù Bitcoin đã giảm xuống mức $10,000, thậm chí nó vẫn là một mức giá vô cùng ấn tượng khi xét tới việc Bitcoin mới chỉ đạt $1,000 trong thời điểm đầu năm.

Khác với các loại tiền tệ khác, Bitcoin không được hỗ trợ bởi bất kỳ tổ chức (như ngân hàng hoặc nhà nước) hay bởi một đồ vật hữu hình nào (ví dụ như vàng). Nó nằm ở đỉnh một Blockchain Sổ cái công khai, nơi các công thức toán học phức tạp tạo ra sự khan hiếm và cho phép người dùng “đào” tiền mã hóa.

Nhà sáng lập của Bitcoin, Satoshi Nakamoto, cũng đã công nhận cơ sở dữ liệu Blockchain, việc này đã đặt nền tảng cho sự phát triển của nhiều loại tiền mã hoá hơn như Ethereum và Litecoin. Tuy nhiên, cho dù sự thật là Nakamoto là một nhân vật quan trọng trong thế giới tài chính hiện đại, nhưng lại không có ai biết nhiều thông tin về nhà sáng lập Cryptocurrency này.

Satoshi Nakamoto được tin rằng là một người đàn ông Nhật Bản ở độ tuổi 40, nhưng có một điều là, không ai biết được một cách chắc chắn cả. Kể cả việc Nakamoto là đàn ông hay phụ nữ, hay một nhóm người cũng là một ẩn số, bởi nhà sáng lập bí ẩn này vẫn “giấu biệt” danh tính của mình – mặc cho sự nổi tiếng đang ngày một tăng của loại cryptocurrency mà Nakamoto đã tạo ra.

Điều này đã dẫn đến câu hỏi: Cái tên Satoshi Nakamoto từ đâu mà có khi không có ai biết chính xác người này là ai? Thậm chí cho dù Satoshi Nakamoto được sử dụng để giữ chỗ cho đến khi nhà sáng lập thực sự lộ diện, thì cái tên này chắc chắn không chỉ tự dưng xuất hiện được.

Một profile online dưới cái tên Satoshi Nakamoto lần đầu tiên được sử dụng trên website nền tảng P2P vào năm 2008, một trang mạng theo mô hình ngang hàng nơi mà các giấy tờ đầu tiên về Bitcoin được đưa ra. Một tài khoản khác cũng dưới cái tên tương tự đã cho ra Phiên bản 0.1 của phần mềm Bitcoin trên Sourceforge vào năm 2009. Dù Satoshi Nakamoto có phải tên thật của nhà sáng lập này hay không, thì mọi người đều muốn được biết đến bằng cái tên này.

Nakamoto cũng liên lạc với người dùng qua email trong một vài năm đầu sau khi phần mềm được đưa ra, nhưng không liên quan đến Bitcoin từ năm 2011. Sự ẩn danh của Nakamoto đã khiến mọi người dừng lại việc cố gắng tìm ra danh tính thực sự của nhà sáng lập này. Một bài đặc biệt trên báo Newsweek, được phát hành vào năm 2014, cho rằng đã phát hiện ra danh tính thực sự của Nakamoto, đó là một người đàn ông người Mỹ gốc Nhật sống tại California có tên là Dorian Prentice Satoshi Nakamoto.

Dorian Nakamoto phủ nhận rằng ông không phải nhà sáng lập của Bitcoin và nói mình không phải Satoshi Nakamoto, nhưng một số người không tin vào điều đó. Ngày tiếp theo sau bài báo của Newsweek, một bình luận của Satoshi Nakamoto trên P2P được đăng với một nội dung đơn giản là “Tôi không phải Dorian Nakamoto.”

satoshi-nakamoto-1Một bài báo khác, lần này là của Thời báo New York, cho rằng cha đẻ của Bitcoin chính là một người đàn ông người Mỹ có dòng dõi Hung-ga-ri có tên là Nick Szabo. Mặc dù sự nghiệp và mối quan tâm của Szabo cho thấy ông có liên quan đến sự ra đời của loại tiền mã hóa đầu tiên này, ông ấy đã phủ nhận và nói mình không phải Satoshi Nakamoto, và cuộc điều tra lại trở về vạch xuất phát.

Nhưng công cuộc tìm kiếm Satoshi Nakamoto đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn, như là sự ẩn danh của nhà sáng lập Bitcoin có ý nghĩa gì đối với tương lai của loại tiền này nói riêng và tiền mã hóa nói chung.

Nhiều người dường như không quan tâm đến Nakamoto thực sự là ai, và trừ khi một ngày nào đó Nakamoto quyết định lộ diện, thì bây giờ chúng ta cũng không thể làm gì nhiều để tìm ra danh tính thực sự – và khả năng việc này cũng sẽ không có tiến triển trong tương lai gần.

Bitcoin chưa và không bao giờ tồn tại trong hư vô. Nó không phải là thứ tự dưng xuất hiện, mà được tạo ra bằng những ý tưởng của rất nhiều người qua vài thế kỷ. Và mặc dù Satoshi Nakamoto đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này đến những giới hạn mới, họ không phải là những người duy nhất có thể làm việc đó.

Satoshi Nakamoto đã đóng vai trò như một phương tiện hiệu quả cho thị trường tiền mã hóa, nhưng họ cũng chưa thực sự tham gia vào nó một cách ý nghĩa từ năm 2010. Đa số các mã nguồn mở được viết lại bởi một nhóm các lập trình viên – những người có danh tính công khai – đã khiến sự chú ý không còn đổ dồn vào Nakamoto nữa. Vậy nên cho dù việc biết được Satoshi Nakamoto là ai vẫn còn được quan tâm, thì nó cũng không có tác động quá lớn lao nữa.

Tuy nhiên, mặc cho tính ẩn danh của mình, Satoshi Nakamoto được ước tính khoảng 20 tỷ đô-la (dù con số thực sự dao động từ 6 -20 tỷ USD, nhưng dù gì thì Nakamoto vẫn sẽ là tỷ phú) và có thể là người giàu thứ 44 trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới theo Forbes.

Biết được ai nắm giữ được số tiền lớn như vậy (5% tổng số bitcoin stash) chắc chắn có thể có mối quan hệ mật thiết lâu dài, nhưng khả năng là điều này sẽ không ảnh hưởng đến tương lai tiền mã hóa nói chung.

Vì vậy cho đến thời điểm hiện tại thì danh tính thực sự của “cha đẻ của tiền mã hóa” vẫn là một điều bí ẩn. Nhưng Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác như nó sẽ tiếp tục có những tác động lâu dài đến tiền tệ.

Nguồn: BTCnews

Pages: 1 ... 809 810 [811] 812 813 ... 1077
ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod