follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here

Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Messages - new.b

Pages: 1 2 [3] 4 5
31
Trong năm 2023, Open Web đã có nhiều tăng trưởng mặc dù trải qua qua downtrend. Công nghệ Zero Knowledge (ZK), các nền tảng Layer 2, và hàng loạt các công nghệ mang tính phát triển hạ tầng khác tiếp tục đạt được nhiều bước tiến mới.

Xu hướng này đã và đang đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển lớn của Web3 trong năm 2024: Chain Abstraction.

Qua đó, giúp ngành công nghiệp blockchain chuyển sang kỷ nguyên Chain Abstraction, nơi các blockchain và lớp cơ sở hạ tầng khác sẽ ngày càng trở nên vô hình đối với người dùng và các nhà phát triển, tiến tới thời điểm họ sẽ dần dần không cần phải quan tâm mình đang sử dụng/xây dựng trên cơ sở hạ tầng blockchain nào nữa.

Thực trạng về trải nghiệm trên blockchain
Hiện nay, các nhà phát triển quan tâm đến khả năng tiếp cận người dùng, tính thanh khoản, tốc độ cũng như tính bảo mật và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng mà họ đang sử dụng.

Tuy nhiên, dưới góc độ người  dùng phổ thông, chúng ta chỉ muốn nhận được giá trị và trải nghiệm tuyệt vời một cách nhanh chóng, dễ dàng và quan trọng nhất là miễn phí. Hầu như không ai nghĩ đến hoặc quan tâm liệu một trang web có chạy trên Google, Amazon hay thứ gì khác hay không, họ chỉ muốn sử dụng ứng dụng đó để giải quyết vấn đề của mình.

Zero Knowledge và Chain Abstraction
Công nghệ ZK mang đến một cách tiếp cận cơ bản mới đối với bảo mật sổ cái. Thay vì cần phải tin tưởng vào một nhóm các validator  phi tập trung, thông qua sự phát triển của công nghệ ZK, ngay cả một máy tính cũng có thể chứng minh rằng các quy tắc đã được tuân thủ chính xác bằng cách kiểm tra lại dữ liệu thông qua một bằng chứng đơn giản. Tức là tính bảo mật đã dễ dàng được tiếp cận hơn đồng thời rẻ hơn thông qua sự có mặt của ZK đồng thời thông qua các tiến bộ kỹ thuật gần đây, việc xử lý giao dịch và giá trị có thể được xử lý trên các chain khác, mở ra khả năng  giúp các developers  lựa chọn cơ sở hạ tầng thoải mái hơn nữa.

“Mọi người quan tâm đến trải nghiệm và sản phẩm chứ không phải cơ sở hạ tầng”

Tính bảo mật ngày càng được hợp nhất trên các mạng lưới có ý nghĩa quan trọng đối với các dapp developers vì nó giúp thay đổi các quyết định mà họ đưa ra khi quyết định nơi phát triển dự án.

Thông qua ZK, việc phát triển dự án trên blockchain nào sẽ không còn quan trọng nữa. Việc bảo mật thống nhất cũng có nghĩa là khả năng khai thác tính thanh khoản từ bất kỳ blockchain nào.

Đối với cả người dùng và developers, việc chống phân mảnh thanh khoản và bảo mật sẽ mang lại sự linh hoạt hơn. Việc loại bỏ các rào cản này giúp Open Web trở nên giống Internet ngày nay hơn, mang đến trải nghiệm trên một nền tảng duy nhất.
Ở nơi đó, bạn có thể dễ dàng chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác mà không cần quản lý hàng tá ví, blockchain, phí gas mạng lưới hay  tài khoản khác nhau.
Chìa khóa quan trọng khác để cải thiện trải nghiệm người dùng là Account Aggregation( tài khoản tổng hợp – 1 tài khoản cho hàng loạt chain),loại bỏ nhu cầu quản lý tài khoản cho các L1 và L2.

Để giải quyết việc này, NEAR đang làm việc trên các tài khoản đa chuỗi, non-custodial (không lưu ký), qua công nghệ MPC, cho phép các giao dịch đa chuỗi thực hiện hoàn toàn native.

Các developers tập trung phát triển các giải pháp sử dụng Account Abstraction giúp mang lại trải nghiệm thống nhất trên tất cả các ứng dụng Web3.

Kết hợp với giao diện người dùng phi tập trung giúp mang đến một môi trường lập trình mới để xây dựng các ứng dụng trải rộng trên các blockchain, giữ cho các thành phần phức tạp của  blockchain được “dấu đi” đối với người dùng.

Đây là một mô hình mới mạnh mẽ để mở ra một kỷ nguyên mới về trải nghiệm người dùng mượt mà hơn cả những gì có sẵn trên Web2.

Không chỉ mình NEAR tin rằng tương lai của việc thống nhất các hệ sinh thái là khả thi, NEAR  còn đang hợp tác với Eigen Labs với Eigen Layer phát triển Fast Finality Layer cho Ethereum và các Rollups (L2), cùng hợp tác với  Polygon phát triển zkWASM prover, các giải pháp về giải pháp khả dụng dữ liệu (DA), cùng hàng loạt giải pháp khác.

Đội ngũ phát triển NEAR tin rằng việc áp dụng  “Open Web” – Internet mở cho bất kỳ ai, bắt đầu từ chính điểm chạm đầu tiên của người dùng vào Web3.

Sự kết thúc của chủ nghĩa sùng bái độc tôn
Bên cạnh đó, Chain Abstraction có nghĩa là sự kết thúc của chủ nghĩa maximalism (như Bitcoin maximalism) vì hầu hết mọi người quan tâm đến trải nghiệm và sản phẩm chứ không phải quan tâm tới cơ sở hạ tầng.

Khi crypto tiến tới mass adoption, sẽ có rất nhiều blockchain, giải pháp mở rộng và các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng khác nhau chạy hàng loạt các ứng dụng khác nhau, và tôi hy vọng rằng người dùng sẽ không phải quản lý hoặc thậm chí biết về các lớp hạ tầng kỹ thuật bên dưới.

Open Web là một tương lai Web tốt hơn, vì vậy hãy tập trung vào việc mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng thay vì suy nghĩ sùng bái về một blockchain cụ thể!

Nguồn: gfiblockchain - Chain Abstraction chấm dứt sự phân mảnh blockchain


32
Options Liquidity Mining (OLM) là một khái niệm vô cùng mới được bắt nguồn từ những ý tưởng Innovative của Andre Cronje. Đây là khái niệm vẫn còn rất mới và hứa hẹn khá tiềm năng trong việc kiểm soát lạm phát và thúc đẩy sự tăng trưởng của dự án, hãy cùng mình tìm hiểu về OLM trong bài viết này nhé!

Liquidity Mining và những yếu điểm
Liquidity Mining, hay còn được gọi là chương trình Khai thác Thanh khoản, là một cơ chế quen thuộc của DeFi. Nó đã xuất hiện và trở thành một lực lượng mạnh mẽ trong thị trường từ thời kỳ đầu của DeFi, và mục tiêu của nó là khuyến khích người dùng tham gia vào việc cung cấp thanh khoản bằng cách thưởng cho họ bằng các token dự án.

Sự ra đời của Liquidity Mining có thể được lấy làm ví dụ từ Compound – giao thức cho vay và cho mượn phi tập trung. Tại Compound, những người tham gia cho vay hoặc vay được thưởng bằng token $COMP. Những token này đã có tác động tích cực lớn, giúp tăng lợi nhuận cho người cho vay và hỗ trợ giảm lãi suất đối với người vay.

Chương trình Liquidity Mining của Compound đã đánh bại mọi kỳ vọng khi TVL tăng lên 600% sau khi ra mắt. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là một số nhược điểm đã xuất hiện trong quá trình này. Khi giá của token $COMP tăng mạnh, rất ít người tham gia Liquidity Mining thực sự nắm giữ các token này mà họ nhận được.

TVL Compound tăng mạnh sau khi ra mắt chương tình liquidity mining. Nguồn: DeFiLlama.

Theo báo cáo, chỉ có 19% tài khoản giữ lại hơn 1% số token $COMP họ đã nhận, phần lớn đã được bán trên thị trường. Điều này thúc đẩy cơ động tính thanh khoản, và đặt ra câu hỏi về cách DeFi có thể tiếp tục phát triển và thúc đẩy sự tham gia của người dùng.

Thứ hai, chi phí thuê thanh khoản của Compound dưới hình thức mint và lưu hành token mới, so với doanh thu mà chương trình này tạo ra thường dẫn đến khoản lỗ hoạt động lớn. Đây là nhược điểm lớn nhất bên cạnh việc $COMP Holder bị pha loãng nghiêm trọng do lượng Emissions này.


Net income giữa Compound và các nền tảng khác

Hầu hết các giao thức DeFi hiện đang đối diện với một vấn đề đáng quan ngại: không thể tạo ra lợi nhuận, mặc dù chúng tạo ra doanh thu đáng kể. Chẳng hạn, AAVE tạo ra một doanh thu hàng năm lên đến $101,4M, một con số ấn tượng.

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi 90% doanh thu này được trích dành cho những người cho vay, chỉ để lại biên độ giao thức quanh 10% hoặc $10,92M. Tuy còn rất nhiều tiền, nhưng điều quan trọng không phải là con số này.

Trong chiến lược của mình, AAVE đã chi trả $74M để thu hút thanh khoản nhưng lại tạo ra khoản thâm hụt lên đến $63,96M cho một trong những giao thức lớn nhất trong DeFi.

Vậy tại sao mặc dù Liquidity Mining giúp thu hút thanh khoản, nhưng nó lại trở thành một chiến lược tồi tệ? Thanh khoản có lẽ quan trọng, nhưng vấn đề thực sự nằm ở hành vi của những người tham gia, đặc biệt là những Farmer.

Khi họ Farm được Token, thường họ sẽ bán ngay ra thị trường mà không có động cơ để nắm giữ lâu dài, làm cho chu kỳ này không bền vững và không thúc đẩy sự phát triển trong chương trình.


Options Liquidity Mining (OLM) – sự tiến hoá của Liquidity Mining Program
Các thành phần trong OLM
Options Liquidity Mining (OLM) không chỉ là một bước phát triển từ chương trình Liquidity Mining trước đây, mà còn là sự cải tiến và đổi mới đáng kể. OLM mang đến cho các giao thức khả năng sản xuất và phân phối các oToken được gọi là ERC-20 Call Options, mà có thể được tùy chỉnh hoàn toàn thông qua các cấu hình như:
  • Quote Assets: Đây là tài sản được sử dụng để định giá Options. Trong Options, bạn cần một số tiền để mua Options, và đó chính là Quote Asset.
  • Payout Assets: Đây là tài sản bạn sẽ nhận được khi Options kết thúc và có lợi nhuận. Nó xác định loại tài sản mà bạn sẽ nhận được sau khi Options kết thúc.
  • Strike Price: Đây là giá mục tiêu mà Options sẽ kích hoạt. Nếu giá thị trường của tài sản vượt quá giá này, Options sẽ có giá trị.
  • Option Eligibility Window: Đây là khoảng thời gian trong đó Options có thể được sử dụng hoặc Options đã mua sẽ có giá trị.
OLM không chỉ giúp bảo toàn vốn một cách hiệu quả khi nhận tài sản, mà còn giảm thiểu nhược điểm của quá Emission. Điều này giúp hạn chế sự tham gia ngắn hạn của các Farmer và tạo ra sự cân bằng bền vững giữa Incentives dành cho người dùng và tính bền vững lâu dài của Treasury trong dự án.

OLM

Những lưu ý về Quote Asset và Strike Price
Khi lựa chọn Quote Asset trong OLM, chúng ta cần phải phân biệt được các loại tài sản khác nhau trước khi bắt đầu lựa chọn chúng.  Ở mỗi cấp độ của kim tự tháp, các nhà phát hành oToken phải đối mặt với sự đánh đổi của sự cân bằng giữa chiều rộng và chiều sâu trong chính loại tài sản đó.

Một chương trình có Quote Tokens có chiều rộng hơn cho phép các giao thức bắt đầu ở quy mô nhỏ, điều chỉnh và mở rộng quy mô với khoảng thời gian ngắn hơn và phạm vi giá/giá thực hiện hẹp hơn. Mặt khác, một chương trình có Niche Assets (tài sản ngách) đòi hỏi sự phức tạp hơn, lập kế hoạch chiến lược và cam kết với thời lượng dài hơn và phạm vi giá/giá thực hiện rộng hơn.

Mô hình kim tự tháp Assets

Theo mô hình kim tự tháp của Bond Protocol, về cơ bản có 4 loại lần lượt là:
Base Assets
Base Assets là các tài sản cơ sở, bao gồm các tài sản phổ biến như $USDC, $DAI và $ETH đóng vai trò là nền tảng cho nhiều giao thức do chúng được chấp nhận rộng rãi và ổn định.
Ưu điểm:
  • Đa dạng hóa thành phần Treasury và tăng cường sự ổn định.
  • Đơn giản để có được và ít biến động hơn, làm cho nó trở thành sự lựa chọn tối ưu cho người dùng và độ dài Epoch ngắn hơn.
  • Tính thanh khoản và phân phối sâu rộng trên toàn bộ Crypto → có nhiều khả năng được nắm giữ hơn và dễ dàng có được hơn đối với những người nhận oToken muốn thực hiện.
Nhược điểm:
  • Có thể được coi là có tác động thấp so với việc chọn các Assets khác tùy thuộc vào mục tiêu chung của giao thức.
Community Assets
Community Assets là nơi Quote Tokens trở nên rộng rãi, tập trung vào các LP tokens.
Ưu điểm:
  • Thúc đẩy tăng trưởng thanh khoản hơn nữa và cho phép mua lại Protocol Owned Liquidity (POL).
  • Kịch bản đôi bên cùng có lợi cho cả giao thức và người dùng.
  • Đa dạng hóa thành phần Treasury.
  • Cho phép LP thoát khỏi vị thế thanh khoản trong khi có được tài sản thanh toán ở tỷ giá hối đoái tối ưu.
  • Có thể được chuyển đến các dịch vụ Market Making và quản lý tài sản để tăng tốc khả năng POL.
Nhược điểm:
  • Giới hạn ở token ERC-20 LP.
  • oToken Holder có thể không nắm giữ LP token, trong trường hợp đó họ sẽ cần acquire chúng trước khi thực hiện.
  • oToken Holder nắm giữ LP token mà liên tục thực hiện sẽ bị IL.
Flywheel Asset
Flywheel Assets là nơi các Quote Assets cụ thể phát huy tác dụng. Các Quote Assets này được chọn cụ thể để phù hợp với hệ sinh thái và cơ chế của giao thức (ví dụ: LST cho LSTfi hoặc $FRAX cho Frax Finance).
Ưu điểm:
  • Tăng cường mối quan hệ với cộng đồng và đối tác.
  • Thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa bằng cách sử dụng tài sản hệ sinh thái.
  • Đa dạng hóa thành phần Treasury.
  • Tính linh hoạt cao trong các trường hợp sử dụng cho các giao thức có cơ chế token phức tạp hơn.
Nhược điểm:
  • oToken Holder có thể không nắm giữ tài sản hệ sinh thái, trong trường hợp đó họ sẽ cần phải acquire trước khi thực hiện.
Strategic Assets
Cuối cùng, ở đỉnh cao của kim tự tháp, là Niche Level (Strategic Assets) nơi Quote Tokens trở nên rất cụ thể và được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của giao thức. Một số ví dụ về những tài sản này bao gồm $PENDLE cho hệ sinh thái Pendle (Pendal Wars), $CVX cho hệ sinh thái Curve hoặc $AURA cho hệ sinh thái Balancer.
Ưu điểm:
  • Thường có tác động cao và gắn liền với các chiến lược hợp tác hoặc quản lý thanh khoản cao cấp.
  • Tăng tốc bánh đà (Flywheel) cho hệ sinh thái và tăng trưởng do đối tác dẫn dắt.
  • Có khả năng cho phép các giao thức thu được tất cả lợi ích từ các loại tài sản trước đó tùy thuộc vào chiến lược.
Nhược điểm:
  • Yêu cầu một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng vì nó có thể là chiến lược phức tạp nhất.
  • Nói chung có rào cản gia nhập cao nhất đối với người sử dụng oToken.
Với Strike Price, OLM ban đầu ra mắt với mô hình Fixed-Strike pricing model, cho phép các giao thức ở tất cả các giai đoạn sử dụng oTokens mà không cần phải dựa vào nguồn cấp dữ liệu Oracle. Các oToken cố định hoạt động bằng cách đặt Strike Price theo tỷ giá hối đoái cụ thể giữa hai token ERC-20 bất kỳ.

Tùy thuộc vào Quote Asset được chọn, sẽ có một số khác biệt đáng kể trong việc cân nhắc về giá. Ví dụ Stablecoin làm Quote Asset, trong đó việc định giá sẽ hoạt động giống như một Options thông thường có mệnh giá bằng Stablecoin đó ($USDC, $DAI, $FRAX, v.v.).

Strike Price trở nên phức tạp hơn khi được tính bằng Quote Asset có độ biến động cao. Do giá trị của cả khoản Payout và Quote Token đều biến động sẽ làm Strike Price thay đổi. Các nhà phát hành oToken cần lưu ý đến sự biến động này khi lựa chọn Strike Price dễ biến động ($ETH, LP token, $CVX, v.v.).

Một số Payout Assets có mối tương quan cao với $ETH, do đó, điều này có thể phù hợp với một số giao thức có tính thanh khoản được tính bằng $ETH. Tương tự, việc chọn LP token làm Quote Asset sẽ tương quan hơn khi nó bao gồm Payout Token cho Protocol Owned Liquidity (POL).

Cấu trúc hoạt động của OLM
Khi nói đến hoạt động bên trong của OLM, quy trình này rất đơn giản:
  • Exercising Options: oTokens có thể được thực hiện (exercise) trong thời gian đủ điều kiện và đáo hạn, với Strike Price cố định. Trong trường hợp này, tổ chức phát hành thu lại Quote Asset Strike Price cần thiết để thực hiện, trong khi người mua nhận được khoản thanh toán tăng giá (Option Price – Strike Price).
  • Options đã hết hạn hoặc chưa được thực hiện: Trong trường hợp các Options đã hết hạn hoặc chưa được exercise, giao thức có thể thu hồi lại tài sản thế chấp thanh toán ban đầu để mint ra oTokens. Điều này có nghĩa là giao thức không phải thanh toán bằng các Incentive Token có tính thanh khoản cao. Kết quả là, giữa giao thức và người dùng vẫn hưởng chung lợi ích tương đương và hạn chế được quá trình Farming and Dumping.
Cach OLM hoat dong

Hệ thống này có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc của Bond Protocol, bao gồm các thành phần quan trọng sau đây:
  • Option Token: Đây là phiên bản của Option Token với các tham số cụ thể đã được xác định trước.
  • Option Teller: Option Teller thực hiện nhiều chức năng quan trọng như Tokenization, Exercising, Reclaiming, và quản lý Payout Tokens. Nó cung cấp các tính năng mint/redeeming để cho phép các giao thức khác tạo ra các Option một cách dễ dàng và Permissionless.
  • Option Liquidity Mining Contract: Đây là hợp đồng chịu trách nhiệm về quá trình Liquidity Mining và tự động phát hành Option Tokens dưới dạng phần thưởng.
Các OLM Contracts (Option Liquidity Mining Contracts) được triển khai từ Factory, giúp việc triển khai các phiên bản OLM nhanh chóng, tiện lợi và mà không cần sự cho phép từ bên ngoài.

Điều thú vị là tổ chức phát hành có thể linh hoạt điều chỉnh Strike Prices cho từng Epoch hoặc thậm chí để chúng thay đổi tự động từ một Epoch sang Epoch khác, mà không cần dựa vào Oracle.

Để quản lý tự chủ, các tổ chức phát hành có Oracle đáng tin cậy có thể chỉ định mức chiết khấu (Discount) so với giá khi bắt đầu một Epoch mới.

Use Cases và lợi ích của OLM
oToken có thể được hướng tới và thay thế các nguồn Emissions phổ biến như Liquidity Mining, Bribes, Asset Management, cơ chế nội bộ trong giao thức yêu cầu phần thưởng cho tiền gửi của người dùng, v.v. Các lợi ích của OLM bao gồm:
  • Cost-Effective Token Emissions:
OLM cho phép các giao thức duy trì hiệu quả chi phí trong chiến lược Token Emissions của họ. Không giống như các Incentives truyền thống được phân phối mà không nhận lại bất kỳ thứ gì, OLM cho phép các nhà phát hành có được tài sản. Cụ thể là Quote Asset, khi oTokens được thực hiện. Cách tiếp cận này mang lại giá trị cho Treasury và giảm thiểu tác động của quá trình Token Emissions.
  • Nâng cao quá trình quản lý Treasury
OLM phù hợp hoàn hảo với các chiến lược quản lý Treasury. Thông qua oTokens, các nhà phát hành có thể đa dạng hóa Treasury của mình bằng cách mua các tài sản như stablecoin, $ETH, LP token hoặc thậm chí là tài sản chiến lược (ví dụ: $CVX). Cách tiếp cận này củng cố sự ổn định tài chính của dự án và cung cấp một phương tiện linh hoạt để quản lý thành phần trong Treasury.

Keep3r Network – Case Study của mô hình OLM thành công
Để minh họa sự hiệu quả của OLM, hãy xem xét quá trình triển khai ban đầu của Keep3r Network. Biểu đồ dưới đây thể hiện quá trình tích lũy phí của họ từ việc sử dụng OLM khi họ đã trải qua sự biến động từ đỉnh cao của thị trường vào tháng 11 năm 2021 đến giai đoạn Downtrend hiện tại.

Phía bên trái của biểu đồ cho thấy rằng Keep3r đã đạt được giá trị đáng kể trong giai đoạn Uptrend và cách họ đã tận dụng việc duy trì giá trị đó thông qua OLM. Thậm chí trong giai đoạn Downtrend (phía bên phải biểu đồ), Keep3r vẫn tiếp tục sử dụng OLM và thu nhập phí vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Việc sử dụng OLM của Keep3r Network không chỉ giúp họ thực hiện được giá trị đáng kể, mà còn khuyến khích người tham gia vào giao thức. Bằng cách áp dụng giải pháp đổi mới này, các giao thức có thể đảm bảo duy trì giá trị cao hơn và đạt được tăng trưởng bền vững ngay cả trong môi trường thị trường biến động.

Điều này giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các phương pháp Liquidity Mining truyền thống và mở ra những tiềm năng mới cho các mô hình DeFi sử dụng OLM để thu hút thanh khoản.

Tăng trưởng chi phí trên Keep3r

Các dự án tiêu biểu sử dụng mô hình OLM
Lưu ý rằng các dự án được nhắc tới sau đây dùng để minh hoạ hoá cách mà OLM hoạt động. Đây không phải là bài Shill các dự án!

Bond Protocol
Bond Protocol là bộ sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng Treasury bền vững cho các dự án tiền Crypto. Nó bao gồm một thị trường trái phiếu Permissionless và hệ thống Options. Bond cho phép các giao thức phát hành vested tokens để có được tài sản một cách nhanh chóng.

Bond Protocol

Bond Protocol trao đổi Quote Asset lấy Payout Asset với mức chiết khấu và ngày đáo hạn trong tương lai. Các thông số thị trường trái phiếu có thể được cấu hình theo nhu cầu của tổ chức phát hành để tối đa hóa tính linh hoạt trong việc mua lại tài sản. Thị trường trái phiếu của Bond hoàn toàn Permissionless và có thể được triển khai bởi bất kỳ ai, bao gồm các cá nhân, DAO, giao thức, và quỹ.

TapicocaDao
TapiocaDAO là một Omnichain Money Market mang lại tính thanh khoản và khả năng tương tác liền mạch. TapiocaDAO đã tạo ra $USDO, một stablecoin phi tập trung, được thiết kế để giải quyết sự ổn định, khả năng mở rộng.

TapicoDao

Trong Tokenomic của TapicocaDao, khái niệm DAO Share Options (DSO) của TapicocaDao ban đầu được sinh ra từ cảm hứng OLM của Andre Cronje, là một chương trình Call Option Incentive – okKP3R, được Keep3r Network sử dụng vào cuối năm 2021.

DSO đại diện cho một chương trình Incentive độc đáo, được thiết kế một cách cẩn thận để khuyến khích sự phát triển bền vững của các Protocol Owned Liquidity (POL). Được đặt tên theo kiểu Employee Stock Options (ESO), DSO hoạt động theo cách tương tự. Thay vì công ty trực tiếp cấp cổ phiếu, họ cung cấp các Options trên cổ phiếu của họ cho nhân viên.

Trong trường hợp DSO, những người cho vay (Lenders) đóng vai trò tương tự như công ty, và thay vì cổ phiếu, chúng ta có các token. Trong TapicocaDao oTAP được phân phối dưới dạng Call Option In-the-money hay còn gọi là ITM (tình trạng khi giá hiện tại của Call Option cao hơn Strike Price của Options đó) có thể đổi được với số lượng $TAP tương đương.

Người dùng có thể thực hiện (exercise) Call Option oTAP của mình để mua $TAP với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Nó cho phép người dùng thực hiện Call Option oTAP của họ để mua $TAP với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại.

Điều này có lợi cho người cho vay, khi họ có thể đảm bảo lợi nhuận bằng cách bán $TAP đã mua lại với giá thị trường hiện tại, mức giá này sẽ cao hơn giá thực hiện của quyền chọn mua.

Tuy nhiên, Call Option có thể chuyển sang OTM (ngược lại với ITM) nếu giá thị trường hiện tại của $TAP thấp hơn Strike Price oTAP của người dùng. Điều này có nghĩa là sẽ không có lợi khi exercise Options này, và oTAP có thời hạn sử dụng một tuần.

Nói cách khác cơ hội mua $TAP chiết khấu thông qua các Call Option oTAP sẽ hết khi kết thúc giai đoạn hàng tuần.

và oTAP là một Options kiểu Mỹ, điểm đáng lưu ý là Options kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ không giống nhau về cách thức thực hiện khi đáo hạn. Options kiểu Châu Âu chỉ có thể thực hiện chỉ khi đáo hạn, trong khi kiểu Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn.

Timeless Finance (Bunni)
Bunni là một Liquidity Engine được phát triển bởi Timeless Finance nhằm Incentive Uniswap v3 Liquidity. Bunni có hai phần: một giao thức wraps Uniswap liquidity positions thành các token ERC-20 và một hệ thống Vetokenomics để khuyến khích thanh khoản Bunni.


Sự kết hợp giữa hệ thống khuyến khích mạnh mẽ và thanh khoản tập trung khiến Bunni đi đúng hướng trở thành phương pháp hiệu quả nhất để khuyến khích thanh khoản DEX. Với Bunni, giao thức vừa dùng mô hình veToken vừa áp dụng cả OLM.

Cụ thể, oLIT là Call Option Token cho $LIT cho phép chủ sở hữu mua $LIT với giá chiết khấu so với giá thị trường. Không giống như các Options thông thường, oLIT không hết hạn. Hiện tại mức chiết khấu được đặt ở mức 50%, nhưng giá trị có thể được thay đổi bởi quá trình Governance.

oLIT được trao cho các nhà cung cấp thanh khoản Bunni như một sự khuyến khích. Qúa trình cung cấp tính thanh khoản trên Bunni và stake vào các Gauges để nhận oLIT. Thay vì sử dụng $LIT làm Reward Token, Bunni sử dụng Call Option Token cho $LIT làm Reward Token. Trong khi các $LIT Holder sẽ lock để lấy Vote-escrow LIT (veLIT) và nó được sử dụng để bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị và quản lý Gauge Weights.

Tổng kết
Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng về khái niệm Options Liquidity Mining, các bạn nghĩ sao về cơ chế này? Liệu Options Liquidity Mining sẽ trở thành điểm nhấn trong việc phát triển Tokenomic để thu hút thanh khoản ở các dự án trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm Options Liquidity Mining. Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.

Nguồn: gfiblockchain - Options Liquidity Mining (OLM) Sự tiến hoá của Liquidity Mining trong DeFi

33
Ave.ai là công cụ hỗ trợ người dùng tham gia không gian DeFi một cách dễ dàng, thông qua những tính năng hữu ích như kiểm tra contract, phòng tránh Mev Bot... Không những vậy, dự án còn phát triển bot với chức năng giúp người dùng đơn giản hoá việc mint Inscription.
Em cứ nghĩ là dự án nào mới ăn theo tên Aave nổi tiếng trong làng DeFi, thì ra là một ứng dụng hỗ trợ người dùng theo dõi dữ liệu và tương tác với DeFi + Inscription. Cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin, đây có thể trở thành một công cụ hữu ích để chúng ta cùng nhau phân tích thị trường nhằm đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn và kịp thời trong mùa tới  8)
Ngày càng có nhiều công cụ để giúp người mới dể tiếp cận với thị trường cryptal hơn. Trong thị trường số này thì mỗi giây mỗi phút điều có ngàn dự án được sinh ra và công nghệ mới được update liên tục khiến cho người mới khó có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra. Công cụ này chắc sẽ giúp tối ưu việc tìm kiếm và quản lý thông tin về các dự án cryptal.

34

Ave.ai là công cụ hỗ trợ người dùng tham gia không gian DeFi một cách dễ dàng, thông qua những tính năng hữu ích như kiểm tra contract, phòng tránh Mev Bot... Không những vậy, dự án còn phát triển bot với chức năng giúp người dùng đơn giản hoá việc mint Inscription. Vậy Ave.ai là gì? Tip săn gem bằng Ave.ai

Ave.ai là gì?
Ave.ai là nền tảng tổng hợp dữ liệu trong DeFi, cho phép người dùng theo dõi và phân tích tất cả tài sản trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) theo thời gian thực, từ vốn hoá, khối lượng giao dịch… cho tới độ an toàn của smart contract, tương tự như Dex Screener.

Ave.ai hiện hỗ trợ người dùng theo dõi tài sản on-chain trên hơn 80 mạng lưới khác nhau, bao gồm Layer 1 như BNB Chain, Ethereum… và Layer 2 như zkSync Era, Arbitrum… Ngoài ra, Ave.ai đang hướng tới một ứng dụng có đầy đủ tiện nghi trong không gian Web3, khi họ đang phát triển một số dịch vụ như ví Web3, Gas Top-up, quản lý danh mục…

Giao diện của dự án Ave.ai

Điểm nổi bật của Ave.ai
Dưới đây là một số điểm nổi bật của Ave.ai dành cho người dùng:
  • Giao diện thân thiện: Mặc dù tích hợp nhiều tính năng và dịch vụ cho người dùng, Ave.ai có giao diện dễ sử dụng dành cho người mới, khiến việc tiếp cận dự án không có nhiều khó khăn.
  • Hỗ trợ nhiều mạng lưới: Ave.ai giúp người dùng theo dõi và phân tích các dự án, token trên hơn 80 mạng lưới khác nhau, bao gồm những mạng lưới EVM như Ethereum, Fantom… cho tới non-EVM như Bitcoin, Osmosis…
  • Cung cấp đầy đủ thông tin token: Ave.ai là một trong những ứng dụng cho phép người dùng theo dõi đầy đủ thông tin về một token bao gồm: tính an toàn của smart contract, pool hiện có trên thị trường, đường giá, top holder của token… Vì vậy, người dùng có thể sử dụng Ave.ai như công cụ phân tích on-chain cho các dự án khác nhau.
Ngoài ra, Ave.ai cũng là một trong những ứng dụng hiếm hoi khi hỗ trợ người dùng theo dõi tâm điểm đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây - Inscription. Cụ thể, Ave.ai hiển thị thông tin về các token Inscription trên 6 mạng lưới gồm Bitcoin, BNB Chain, Ethereum... và hỗ trợ người dùng tham gia mint Inscription thông qua Ave.ai telegram bot.

Tổng quan giao diện của Ave.ai
Dưới đây là tổng quan giao diện của Ave.ai

Tổng quan toàn giao diện của Ave.ai

  • Thanh công cụ tìm kiếm: Cho phép người dùng tìm kiếm thông qua tên hoặc smart contract.
  • Trending: Top các đồng coin nổi bật trong vòng 24 giờ. Ave.ai đánh giá những đồng coin top trend dựa vào số lượng và khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua.
  • Gainers: Top các đồng coin tăng trưởng nhiều nhất trong 24 giờ.
  • Media: Tổng hợp các trang xã hội mới thành lập của dự án.
  • Coming: Tổng hợp các đồng coin mới được cung cấp thanh khoản trên thị trường.
  • New Pair: Tổng hợp những pool mới được tạo trên thị trường crypto.
  • New Deployed: Thông tin về những token mới được tạo ra trong vòng 24 giờ qua.
  • Market: Chức năng hiển thị toàn bộ pool hiện có trên một mạng lưới.
  • Inscription: Chức năng cho phép người dùng theo dõi chỉ số on-chain và hỗ trợ người dùng tham gia các hoạt động Inscription.
  • Asset: Chức năng cho phép người dùng theo dõi và quản lý danh mục đầu tư.
  • Check: Chức năng cho phép người dùng kiểm tra tính an toàn của contract.
  • Download: Mục hiển thị đường link download ứng dụng Ave.ai. Hiện tại, Ave.ai có mặt trên cả hai nền tảng điện thoại và máy tính
Các chức năng của Ave.ai

Hướng dẫn sử dụng Ave.ai cho người mới
Ave.ai hiện có hai phiên bản điện thoại và website, với thao tác ở cả hai nền tảng tương đối giống nhau. Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn phiên Ave.ai ở phiên bản website.

Hướng dẫn mua bán token trên Ave.ai
Tại giao diện trang chủ, người dùng nhấn Connect ở góc phải màn hình. Sau đó, nhập tên token mà người dùng muốn mua trên thanh tìm kiếm.

Kết nối ví trên Ave.ai

Tiếp theo, người dùng chọn mục Swap và lựa cặp token để tham gia mua bán. Hiện tại, Ave.ai cũng hỗ trợ người dùng mua bán với ba lệnh gồm: Market, Limit và Stop Limit, tương tự như việc mua bán trên sàn giao dịch tập trung CEX.

Mua bán token trên Ave.ai

Cuối cùng, người dùng bấm ApproveConfirm giao dịch trên ví người dùng. Ngoài ra, người dùng có thể cung cấp thanh khoản trên các sàn DEX ngay trên ứng dụng Ave.ai.

Người dùng chọn mục Liquidity và chọn sàn DEX để thực hiện việc cung cấp thanh khoản.

Cung cấp thanh khoản Ave.ai

Hướng dẫn kiểm tra contract của token trên Ave.ai
Một trong tính năng nổi bật Ave. ai là check contract, cho phép người dùng kiểm tra tính an toàn trong smart contract của token và liquidity pool. Dưới đây là các bước hướng dẫn người dùng kiểm tra contract.

Đầu tiên, người dùng chọn mục Check ở góc trái màn hình. Sau đó, chọn mạng lưới và contract mà người dùng muốn kiểm tra. Ở đây, mình chọn contract của PEPE làm ví dụ.

Người dùng có thể tìm contract token trên CoinGecko hoặc CoinMarketCap.

Hướng dẫn kiểm tra smart contract trên Ave.ai

Sau khi điền contract, người dùng bấm Check. Lúc này, Ave.ai sẽ hiển thị chỉ số Risk. Risk càng thấp, tính an toàn của contract càng cao.

Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo xu hướng tiếp theo của token ngay dưới góc phải bên dưới màn hình. Tuy nhiên, xu hướng được mô phỏng riêng theo dự đoán của Ave.ai.

PEPE là token tương đối an toàn khi contract chỉ có Risk 40.

Hướng dẫn tham gia Inscription trên Ave.ai
Inscription có thể được coi là một phần trong thị trường crypto, khi vốn hóa đã vượt ngưỡng 1,000 tỷ USD. Vì vậy, Inscription chắc chắn là một “ngách" mà người dùng không nên ngó lơ khi tham gia thị trường crypto. Dưới đây là các bước giúp người dùng theo dõi Inscription thông qua Ave.ai.

Đầu tiên, người dùng chọn mục Inscription ở góc trái màn hình.

Hướng dẫn tham gia Inscription trên Ave.ai

Tại giao diện Inscription, chọn loại token mà người dùng  muốn kiểm tra. Ở đây mình chọn token SATS.

Giao diện của Inscription.

Người dùng có thể thấy toàn bộ thông tin của token SATS trên này, lịch sử giao dịch và holder ở phía dưới. Bên phải hiển thị thông tin những sàn giao dịch hỗ trợ mua bán. Cuối cùng, ở mục Info, người dùng sẽ có thông tin về discord dự án, người sáng lập…

Hướng dẫn tạo ví trên Ave.ai
Hiện tại, Ave.ai cũng hỗ trợ người mới tham gia thị trường DeFi bằng cách cung cấp sản phẩm ví Web3 trên hai nền tảng máy tính và điện thoại. 

Dưới đây là các bước hướng dẫn người dùng tạo ví và thao tác trên điện thoại.

Đầu tiên, người dùng tải ví qua hai đường link dưới đây:
Sau khi tải xong, người dùng vào mục Wallet ở góc phải phía dưới màn hình và chọn Connect Wallet Address. Cuối cùng, bấm Create Wallet.

Trong trường hợp người dùng muốn sử dụng ví cũ, chọn Import Wallet và điền passphrase.

Hướng dẫn tạo ví Web3 trên Ave.ai

Sau đó, người dùng đặt tên và mật khẩu. Cuối cùng, ví Ave.ai sẽ yêu cầu người dùng lưu trữ và ghi nhớ passphrase để có thể sử dụng ví.

Lưu ý: Người dùng nên lưu trữ cẩn thận passphrase. Trong trường hợp mất passphrase, tài sản trong ví của người dùng có thể sẽ mất.

Ngoài ra, thao tác ở máy tính tương đối giống trên điện thoại. Do đó, người dùng không cần quá lo lắng khi sử dụng Ave.ai ở cả hai nền tảng máy tính và điện thoại.

Hướng dẫn mint Inscription bằng Ave Telegram bot
Cuối cùng, điểm chú ý của dự án Ave.ai là giúp người dùng mint Inscription trên tất cả mạng lưới một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất có thể. Thông thường, việc mint Inscription tương đối mất thời gian và phức tạp, bởi mảng này còn khá mới.

Vì vậy, dưới đây là các bước sử dụng Ave Telegram bot hỗ trợ người dùng mua bán và mint Inscription.

Đầu tiên, người dùng nhấn đăng nhập vào bot thông qua đường link tại đây.

Sau đó, người dùng bấm Start và chọn Create Wallet. Trong trường hợp người dùng muốn sử dụng ví cũ, chọn Import Wallet và nhập private key.

Hướng dẫn sử dụng Ave.ai Telegram bot.

Cuối cùng, người dùng chọn mạng lưới và bấm Mint Inscription. Lúc này, Ave bot sẽ giúp người dùng mint Inscription nhanh nhất có thể.

Nhìn chung, hình thức tương tự như cách người dùng sử dụng bot để mua bán trên các sàn DEX.

Hướng dẫn mint Inscription bằng Ave.ai Telegram bot.

Tip “săn gem” bằng Ave.ai
Ave.ai là một trong những dự án hiếm hoi dành cho việc hỗ trợ người dùng tham gia mua bán memecoin an toàn hơn. Ví dụ, mình chọn token HOPPY trên mạng lưới Ethereum, Ave.ai sẽ phân tích những khía cạnh sau của một dựa án memecoin mà người dùng nên biết:
  • Liquidity Lock: Cho phép người dùng biết được đội ngũ token có thể rút thanh khoản (rug pull) hoặc không. Liquidity Lock càng cao, đội ngũ càng khó rút thanh khoản. Theo Ave.ai hiển thị, HOPPY có liquidity lock là 93%.
  • Tax: Cho phép người dùng biết phí tax của memecoin HOPPY. Hiện tại, phí tax khi mua HOPPY là 1%.
  • Check các chức năng cơ bản của contract. Từ đó, giúp người dùng tránh được những vấn đề như Honeypot, hút thanh khoản…
Các chỉ số cần lưu tâm khi người dùng mua memecoin.

Ngoài ra, một điểm nổi bật khác của Ave.ai là cho phép người dùng mua memecoin mà không bị dính sandwich attack hay flash attack - một trong những vấn đề khi người dùng đầu tư vào memecoin có vốn hóa thấp. Dưới đây là các bước để người dùng phòng tránh sandwich attack và flash attack.

Đầu tiên, người dùng bấm Buy, sau đó bấm vào biểu tượng mạng lưới ở góc phải phía trên màn hình. Tiếp theo, người dùng bấm Node và chọn những node như Aniti Mev hoặc BloxRouter.

Các bước tránh sandwich attack trên Ave.ai

Nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư
Thông tin về nhà đầu tư và số tiền gọi vốn của Ave.ai vẫn chưa tiết lộ với cộng đồng. Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.

Đối tác
Hiện tại, Ave.ai đang tích cực hoạt động trong thị trường crypto, khi liên tục thông báo hợp tác chiến lược với những dự án lớn như Dmail, UniSat, LugiSwap…

Nguồn: Coin98 - Ave.ai là gì? Hướng dẫn sử dụng sử dụng Ave.ai để săn gem

35

EigenLayer là dự án đầu tiên trong mảng restaking cho phép những người đã stake ETH có thể tiếp tục kiếm lợi nhuận và tăng cường bảo mật cho mạng lưới Ethereum. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về khái niệm này cũng như dự án EigenLayer.

Eigen Layer là gì?
EigenLayer là một giao thức tiên phong về khái niệm Restaking được xây dựng trên Ethereum, đây được xem là một nguyên tắc mới trong bảo mật nền kinh tế tiền điện tử (cryptoeconomic security) khi cho phép tái sử dụng ETH trên lớp đồng thuận (consensus layer).

Về cơ bản, EigenLayer sẽ cho phép người dùng đã stake ETH bằng cách truyền thống hoặc stake qua các dự án Liquid Staking Derivatives (LSDs) có thể tiếp tục sử dụng các liquid token để restake trên smart contract của EigenLayer để kiếm thêm phần thưởng.

Trang chủ của EigenLayer.

Sản phẩm & doanh thu của EigenLayer
Sản phẩm của EigenLayer
EigenLayer cho phép các ETH stake có thể tiếp tục stake và nhận lãi suất. ETH Staker chọn tham gia bằng cách cấp cho phép smart contract của EigenLayer khả năng áp đặt các điều kiện slashing bổ sung đối với ETH đã staking của họ. Đổi lại, Staker có thêm doanh thu từ cung cấp dịch vụ mà họ đã chọn.

Trang restaking của EigenLayer.

Hiện tại EigenLayer mới hỗ trợ 3 dạng ETH là:
  • Rocket Pool Ether (rETH).
  • Lido Staked Ether (stETH).
  • Beacon Chain Ether (ETH).
Hiện tại, EigenLayer đang trong giai đoạn testnet trên mạng lưới Ethereum Goerli. Các bạn có thể tham gia testnet bằng cách stake gETH của mình vào dự án để tìm hiểu về mô hình hoạt động cơ bản của họ. Số lượng gETH được staking là 266,000 ETH (5/2023).

Doanh thu của EigenLayer
Hiện tại, EigenLayer là một mô hình mới và họ cũng không đề cập đến chiến lược tạo ra doanh thu. Coin98 Insights sẽ cập nhật sớm nhất cho các bạn về thông tin này khi dự án công bố.

Điểm nổi bật của EigenLayer
Điểm nổi bật của EigenLayer là:
  • Đây là dự án tiên phong trong khái niệm Restaking giúp giải quyết các vấn đề hiện tại của Ethereum trust mô đun và mang lại lợi nhuận mới cho người dùng.
  • Nhận được sự ủng hộ của nhiều quỹ đầu tư và các Ethereum core developer với số vốn gọi được lên đến 64.4 triệu USD.
Token EigenLayer là gì?
Hiện tại EigenLayer không công bố thông tin về token. Đội ngũ Coin98 Insights sẽ cập nhật khi có thông tin mới nhất từ dự án.

Roadmap & cập nhật
Một số cột mốc nổi bật của EigenLayer là:
  • 3/2/2023: EigenLayer huy động được 50 triệu USD nâng số vốn huy động được 64.4 triệu USD.
  • 6/4/2023: EigenLayer khởi chạy testnet giai đoạn một.
  • 1/5/2023: EigenLayer thông báo thêm các thông tin cho đợt mainnet sắp tới.
Đội ngũ dự án
Theo thông tin công bố trên website, đội ngũ phát triển của EigenLayer bao gồm 18 thành viên. Trong đó có 4 thành viên lãnh đạo chủ chốt là:
  • Sreeram Kannan (Chief Executive Officer)
  • Calvin Liu (Chief Security Officer)
  • Chris Dury (Chief Operating Officer)
  • Sid Sanyal (Vice President of Engineering)
Đội ngũ của EigenLayer.

Nhà đầu tư & đối tác
Nhà đầu tư và các vòng gọi vốn
Tính đến nay, EigenLayer đã gọi vốn qua 3 vòng và huy động được 64.4 triệu USD:
  • Pre Seed Round (24/5/2022): EigenLayer gọi vốn với số tiền không tiết lộ từ 6 nhà đầu tư bao gồm Coinbase Ventures, Polychain, Breyer Capital…
  • Seed Round (1/8/2022): EigenLayer gọi vốn 14.4 triệu USD từ 3 nhà đầu tư là Blockchain Capital, Ambush Capital và Figment Capital.
  • Series A (3/2/2023): EigenLayer gọi vốn 50 triệu USD từ Blockchain Capital (lead) và các nhà đầu tư khác như Polychain Capital, Coinbase Ventures, Finality Capital, Electric Capital, Hack VC,...
Các vòng gọi vốn của EigenLayer.

Đối tác
Đối tác của EigenLayer là các dự án Ethereum Liquid Staking Derivatives mà họ đã hỗ trợ như Lido Finance, Rocket Pool. Ngoài ra còn có một số bên cung cấp cơ sở hạ tầng như Espresso Systems, Mantle Network,...

Dự án tương tự
EigenLayer dường như là dự án đầu tiên và tiên phong trong mảng restaking, vì vậy hiện tại chưa có dự án tương tự. Dự án gần giống với EigenLayer nhất là các dự án Liquid Staking Derivatives như Lido Finance, StakeWise, Rocket Pool, StaderLabs.

Nguồn: Coin98 - EigenLayer là gì? Dự án Restaking tiên phong dành cho Ethereum

36
Dự đoán này khá thú vị vì thời điểm đó sẽ trùng với sự kiện lớn BTC halving, tăng độ khan hiếm và kết hợp cạn kiệt nguồn cung qua kênh OTC sẽ khiến cho giá nhận được cú đẩy cực mạnh để tăng trưởng. Lúc này GrayScale bán trên Coinbase OTC và được các quỹ Spot ETF khác hấp thu, nhưng họ không có để bán mãi vì số lượng có hạn và không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu bán GBTC để chuyển sang IBIT hay FBTC. Mọi thứ vẫn đang hướng đến tình trạng không xu hướng để chờ đợi BTC halving.

Dù sao, có lẽ xu hướng tăng trưởng trong dài hạn của BTC vẫn là không thể thay khác được 🚀🚀🚀
Em nghĩ mọi thứ được lên kế hoạch khá hoàn hảo cho uptrend sắp tới: GBTC ngưng bán, halving, lãi suất Mỹ giảm, bơm tiền vào nền kinh tế - tất cả đều gợi ý cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chung và crypto dĩ nhiên cũng không bị bỏ lại trong đợt tăng trưởng này. Chỉ còn khoảng vài tháng nữa là đến thời điểm quan trọng đó, chưa rõ MM còn làm những trò gì để tra tấn tinh thần của nhà đầu tư đây…
Không biết các quỹ có bắt tay cùng nhau diễn để lùa những chú gà hay đây thật sự là cuộc chiến của những con cá lớn. Khá là thú vị để hóng hớt đoạn này 😎.

37

Bitcoin Layer 2 là gì? Bitcoin Layer 2 là những Blockchain nền tảng được xây dựng trên mạng lưới Bitcoin để giải quyết về vấn đề Smart Contract. Hiện nay, các dự án trong mảng này đã và đang được quan tâm bởi nhiều quỹ đầu tư lớn.

Vậy Bitcoin Layer 2 có điều gì hay ho thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng Quan Về Bitcoin Layer 2
Bối cảnh ra đời của các Bitcoin Layer 2
Bitcoin nổi tiếng là một Blockchain với tính bảo mật và phi tập trung số một trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, mạng lưới Bitcoin chỉ có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến chuyển tiền mà không thể làm gì khác điều này làm cho tính bảo mật và phi tập trung đến từ một lượng lớn thợ đào trở nên dư thừa.

Nhìn sang một trong những đối thủ được mệnh danh là Blockchain 2.0 với việc tích hợp Smart Contract từ đó tạo nên một thế giới sôi động, đa dạng với DeFi, NFT, GameFi, SocialFi,... thì rõ ràng đội ngũ ủng hộ Bitcoin cũng rất mong muốn Bitcoin cũng có một hệ sinh thái đa dạng tương tự.

Bitcoin Layer 2 là gì?
Bitcoin Layer 2 là một Blockchain nền tảng được xây dựng dựa trên mạng lưới Bitcoin bằng cách sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để có thể xác thực, đồng thuận các giao dịch bởi các thợ đào trên mạng lưới từ đó thừa hưởng được tính bảo mật và phi tập trung từ mạng lưới Bitcoin. Điều này tương đồng với các giải pháp Layer 2 trên Ethereum như Rollup, Plasma, State Channel, Validium,... Sự khác biệt ở đây là nếu như các nền tảng Layer 2 trên Ethereum tập trung giải quyết bài toán về mở rộng thì các Layer 2 trên Bitcoin giải quyết hai bài toán về Smart Contract và khả năng mở rộng.


Chính vì việc các Layer 2 trên mạng lưới Bitcoin hỗ trợ hợp đồng thông minh từ đó nó cũng tạo ra một hệ sinh thái tương tự với Ethereum, Solana, Arbitrum, Optimism,...

Một trong những giải pháp Bitcoin Layer 2 đầu tiên chính là Lightning Network  là một giải pháp Layer 2 được phát triển để giải quyết vấn đề mở rộng của Bitcoin. Mục tiêu của Lightning Network bao gồm:
  • Tăng Tốc Độ Giao Dịch: Lightning Network cho phép thực hiện giao dịch gần như tức thì, không cần chờ xác nhận từ blockchain.
  • Giảm Phí Giao Dịch: Do giao dịch không cần xác nhận trên blockchain chính, phí giao dịch trở nên rất thấp, thậm chí với các giao dịch nhỏ.
Cơ chế hoạt động của Lightning Network cũng tương đối đơn giản như:
  • Kênh Thanh Toán: Người dùng mở một kênh thanh toán với một người dùng khác bằng cách gửi Bitcoin vào một địa chỉ ví đặc biệt. Khi kênh này mở, họ có thể thực hiện số lượng không giới hạn giao dịch nhanh chóng và hiệu quả.
  • Giao Dịch Ngoài Chuỗi: Các giao dịch được thực hiện ngoài chuỗi Blockchain chính của Bitcoin. Chúng chỉ được ghi lại trên Blockchain khi kênh thanh toán đóng lại.
Phân loại Bitcoin Layer 2
Rõ ràng chúng ta có thể chia Bitcoin Layer 2 ra làm hai loại:
  • Các giải pháp Layer 2 tập trung vào khả năng mở rộng.
  • Các giải pháp Layer 2 tập trung vào khả năng hỗ trợ các loại hợp đồng thông minh.
Bên cạnh Bitcoin Layer 2, thì trong thời gian gần đây với bản cập nhật Taproot thì mạng lưới Bitcoin đã tạo ra một xu hướng hoàn toàn mới đó chính là Bitcoin Ordinals (tạm hiểu là NFT trên mạng lưới Bitcoin), sự khác biệt ở đây là nếu như NFT trên Ethereum chỉ có một phần là on-chain thì Bitcoin Ordinals là 100% on-chain. Làn sóng này đã di chuyển tới nhiều Blockchain nền tảng khác nhau dưới cái tên Inscription.

Trong năm 2023, đã có rất nhiều đột phá xung quanh mạng lưới Bitcoin khi mà Bitcoin Ordinals lần đầu xuất hiện và gây bão từ đó làm xu hướng Bitcoin Layer 2 trở nên nóng hổi trở lại.

Một số những thách thức của Bitcoin Layer 2
Một số những thách thức lớn trong việc phát triển và phổ biến Bitcoin Layer 2 bao gồm:
  • Các giải pháp Layer 2 thường đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật cao hơn so với việc sử dụng Bitcoin trên Layer 1. Điều này có thể làm giảm khả năng tiếp cận đối với người dùng mới.
  • Trong các hệ thống như Lightning Network, kênh thanh toán có thể chứa rủi ro bảo mật, đặc biệt nếu một trong các bên không giám sát kênh một cách thường xuyên.
  • Một số giải pháp Layer 2 có nguy cơ tạo ra sự tập trung hóa, điều này có thể dẫn đến điểm nghẽn và tăng rủi ro bảo mật.
  • Các cập nhật trên Bitcoin Core có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các giải pháp Layer 2, yêu cầu tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao.
Tổng Hợp Các Dự Án Bitcoin Layer 2 Nổi Bật
Stacks - Một trong những Bitcoin Layer 2 đầu tiên
Stacks là một nền tảng Bitcoin Layer 2 đáng chú ý trên hệ sinh thái Bitcoin. Stacks  được thiết kế để mở rộng khả năng của Bitcoin bằng cách mang đến các hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (DApps) thông qua một lớp Blockchain riêng biệt. Mục tiêu của Stacks là tận dụng sự bảo mật và sự ổn định của Bitcoin, đồng thời cung cấp một nền tảng mạnh mẽ cho việc xây dựng các ứng dụng phức tạp.

Điểm đặc biệt của Stacks đó chính là cơ chế đồng thuận Proof of Transfer (PoX). Trong PoX, miner sử dụng Bitcoin để tham gia vào quá trình mining trên mạng Stacks. Họ "chuyển" Bitcoin của họ (đây là phần "Transfer" trong tên gọi PoX) như một phần của quá trình mining, thay vì sử dụng sức mạnh tính toán như trong PoW.

Ngoài ra, các giao dịch quan trọng và trạng thái của Stacks được ghi lại trên Blockchain của Bitcoin thông qua các giao dịch đặc biệt. Điều này cung cấp một cấp độ bảo mật và xác thực bổ sung cho mạng Stacks. Cơ chế này của Stacks có nhiều nét giống với giải pháp Rollup trên Ethereum khi mà dữ liệu sẽ được đồng thuận và lưu trữ trên Layer 1.

Một số sự khác biệt của Stacks bao gồm:
  • Ngôn ngữ Clarity sẽ là ngôn ngữ chủ đạo để xây dựng các Dapp trên hệ sinh thái Stacks.
Rootstock
Rootstock (RSK) là một nền tảng Bitcoin Layer 2 đáng chú ý. Rootstock được thiết kế để mở rộng chức năng của Bitcoin bằng cách thêm khả năng hỗ trợ hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (DApps). Rootstock cũng thừa hiểu khả năng bảo mật và phi tập trung đến từ mạng lưới Bitcoin khi sử dụng cơ chế đồng thuận hỗn hợp là Merge - Mining.

Về bản chất Rootstock là một Sidechain của mạng lưới Bitcoin.

Một số những đặc điểm nổi bật của Rootstock có thể kể đến như:
  • Rootstock hoạt động như một sidechain của Bitcoin và Rootstock sử dụng cơ chế "2-way peg" (2WP) để cho phép di chuyển Bitcoin giữa hai chuỗi một cách an toàn. Điều này cho phép người dùng gửi Bitcoin từ Blockchain chính sang RSK và ngược lại.
  • RSK tương thích với Máy Ảo Ethereum (EVM), cho phép các nhà phát triển sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình giống như khi xây dựng trên Ethereum.
  • RSK sử dụng cơ chế đồng thuận hỗn hợp, kết hợp Proof of Work (PoW) của Bitcoin và cơ chế đồng thuận của chính nó. Điều này cho phép các miner của Bitcoin "merge-mine" RSK, tăng cường bảo mật cho cả hai mạng.
Tuy nhiên, Rootstock vẫn tồn tại một số những nhược điểm nhất định như:
  • Mặc dù RSK mở rộng chức năng của Bitcoin, hệ sinh thái của nó vẫn chưa phong phú bằng Ethereum.
  • Nhận thức, mức độ hiểu biết của người dùng về Rootstock vẫn là một trong những thách thức lớn của dự án về mặt dài hạn.
  • Rootstock chưa có nhiều chiến lược để thu hút người dùng, nhà phát triển tới hệ sinh thái của mình.
Babylon
Babylon cũng là một giải pháp Layer 2 trên mạng lưới Bitcoin. Tuy nhiên, nó có một số cách tiếp cận khá khác biệt so với những người đồng nghiệp của mình. Đầu tiên, Babylon cho phép người dùng có thể stake BTC trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin vào nền tảng Babylon. Người dùng có thể stake đơn thuần để lấy lợi nhuận nhưng có thể stake để trở thành Validator trên mạng lưới.

Tiếp theo, Babylon đưa ra khái niệm mới có tên là Bitcoin Timestamping nhằm giải quyết bài toán về bảo mật cho mạng lưới. Bitcoin Timestamping ra đời để giải quyết các vấn đề xoay quanh các Node Operator độc hại nhằm tránh Hard Fork mạng lưới.

Hiện tại, Babylon vẫn trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển.

Tổng Kết
Bitcoin Layer 2 vẫn đang trong những giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển, chắc chắn sẽ cần rất nhiều thời gian để các nền tảng này hoàn thiện bản thân. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Bitcoin Layer 2 là gì?

Nguồn: hakresearch - Bitcoin Layer 2 Là Gì? Tất Tần Tật Về Các Dự Án Bitcoin Layer 2 Nổi Bật Hiện Nay

38

Trong bối cảnh hàng loạt giao thức liquid staking liên tục ra đời khiến người dùng bị “choáng ngợp”, Jito xuất hiện như một điểm sáng khi mang đến cơ chế mới lạ, giúp tối đa hoá lợi nhuận cho người dùng trong hệ sinh thái Solana. Vậy Jito là gì? Nền tảng này có gì nổi bật? Tokenomics của Jito?

Jito là gì?
Jito là giao thức liquid staking trên Solana, cho phép người dùng stake token SOL và nhận về liquid staking token JitoSOL. Với JitoSOL, người dùng có thể sử dụng cho các hoạt động DeFi như lending, farming… khác nhau trong hệ sinh thái Solana để tối đa hoá lợi nhuận.

Điểm nổi bật của Jito là cơ chế tích hợp thêm phần thưởng từ MEV, điều này có nghĩa là người dùng có thể nhận được mức lợi nhuận tối ưu hơn so với các giải pháp liquid staking khác.

Người dùng truy cập trang chủ Jito tại: https://www.jito.network

Điểm nổi bật của Jito
Jito là một giao thức liquid staking mới nổi và thu hút được lượng lớn người dùng trong hệ sinh thái Solana thông qua một số điểm nổi bật sau:
  • Cơ chế phần thưởng từ MEV: Jito sử dụng MEV để tăng lợi nhuận staking cho người dùng lên tới 100%. Jito sử dụng một công cụ AI để thu thập MEV và phân phối cho người dùng.
  • Audit: Jito được audit bởi các công ty bảo mật uy tín, như CertiK và Quantstamp. Điều này giúp đảm bảo rằng giao thức được xây dựng một cách an toàn và có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ các tin tặc (hacker).
Token Jito là gì?
JTO Token Key Metrics
JTO vừa là token tiện ích (utility) vừa là token quản trị (governance), đóng vai trò quan trọng trong nền tảng.
  • Token Name: JITO
  • Ticker: JTO
  • Blockchain: Solana
  • Token Standard: SPL
  • Contract: jtojtomepa8beP8AuQc6eXt5FriJwfFMwQx2v2f9mCL
  • Token type: Utility & Governance
  • Total Supply: 1,000,000,000 JTO
  • Circulating Supply: 115,000,000 JTO
JTO Token Allocation
Jito thông báo tỷ lệ phân bổ token JTO như sau:
  • Community Growth: 34.3%
  • Ecosystem Development: 25%
  • Core Contributors: 24.5%
  • Investors: 16.2%
Jito công bố tỷ lệ phân bổ JTO token

JTO Token Release Schedule
Jito thông báo lịch phát hành token JTO như sau:

Jito thông báo lịch phát hành JTO token

JTO Token Use Case
Người dùng nắm giữ token JTO sẽ được sử dụng cho những trường hợp sau:
  • Quản trị: Người dùng nắm giữ token JTO có thể đề xuất các thay đổi đối với giao thức Jito và bỏ phiếu để quyết định các đề xuất đó.
  • Staking JTO để nhận phần thưởng: Người dùng có thể stake JTO để nhận phần thưởng, bao gồm cả MEV.
Roadmap
Hiện nền tảng chưa thông báo về lộ trình phát triển chi tiết trong tương lai, tuy nhiên, dự án đã công bố về chương trình airdrop cho người dùng sớm, nhằm ghi nhận những đóng góp của họ vào sự phát triển của Jito.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
Đội ngũ dự án của Jito bao gồm một số thành viên nổi bật sau:
  • Lucas Bruder: Co-Founder và CEO của Jito.
  • Brian Smith: COO của Jito.
  • Zano Sherwani: CTO của Jito.
Nhà đầu tư
Tại vòng Series A, Jito đã huy động vốn 10 triệu USD thành công với sự tham gia của một số quỹ lớn trong thị trường crypto như Solana Ventures, Delphi Digital, MGNR, Robot Ventures…

Jito được đầu tư bởi nhiều tên tuổi lớn trong thị trường crypto

Đối tác
Jito hợp tác với đa dạng dự án DeFi khác nhau trong hệ sinh thái Solana để mang đến nhiều trường hợp sử dụng cho người dùng nắm giữ token JitoSOL như Solana, Orca, Raydium, Serum…

Đối tác Jito bao gồm đa dạng những cái tên nổi bật trong thị trường

Dự án tương tự
Một số dự án làm về mảng liquid staking như Jito có thể kể đến như:
  • Rocket Pool: Là giao thức liquid staking trên Ethereum, được xây dựng để tương thích với Ethereum Beacon Chain.
  • Lybra: Là giao thức liquid staking trên Etherem, giúp thúc đẩy lợi nhuận cho người dùng bằng cách phát triển interest-bearing stablecoin eUSD.
Nguồn: Coin98 - Jito (JTO) là gì? Giao thức liquid staking trên Solana

39
DePIN (Decentralized Physical Infrastructure Networks) là mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung. Nó đề cập đến một mạng lưới các thiết bị phần cứng vận hành phân tán mà không bị kiểm soát bởi một bên thứ ba nào.
Có thể hình dung ứng dụng đơn giản ban đầu của DePIN là BitTorrent, sử dụng mạng lưới lưu trữ phi tập trung để đảm bảo lưu trữ dữ liệu một cách độc lập và cung cấp tốc độ tải xuống nhanh nhất. Gần đây DePIN được nhắc tới nhiều hơn, hứa hẹn trở thành trend mới đáng để tham gia và kiếm cơ hội tăng trưởng tài khoản trong mùa tới. Em không quan tâm lắm đến tiềm năng áp dụng của nó, vì những ứng dụng cơ bản hiện có sẵn từ Google đã quá đủ để xài rồi, nhưng nếu token tăng giá mạnh, tạo ra lợi nhuận cao thì cũng không tệ để tìm hiểu và vào hàng  :D
Ko biết có nhớ nhầm ko mà đợt uptrend năm ngoái, sàn gate có giam BitTorrent của người mua và phát lại token tên tương tự với nhiều số 0 sau dấu , và ko thể chuyển đi đâu hết.

40
DePIN là một mảnh ghép có tính thực tiễn và ứng dụng cao, mặc dù được phát triển từ lâu nhưng mãi tới thời gian gần đây nó mới thực sự nhận được nhiều sự chú ý.

DePIN - Các mảnh ghép và dự án nổi bật

Mở đầu
Sự phát triển của hệ thống Blockchain đã và đang phi tập hoá rất nhiều mảnh ghép cuộc sống, từ nền tài chính (DeFi), gaming (GameFi), mạng xã hội (deSocial) đến cả các vận hành một tổ chức (DAO).

Và để sự phi tập trung tiến xa hơn một bước nữa, những năm gần đây các giải pháp phi tập trung hoá cơ sở hạ tầng vật lý đang được phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng vật lý là những thiết bị vận hành ngoài đời thực để cung cấp thông tin, lưu trữ hoặc tính toán dữ liệu cho lớp ứng dụng chạy bên trên nó. Ví dụ mạng viễn thông, trung tâm dữ liệu, wifi, card màn hình, máy đo đếm, cảm biến,…

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung, các mảnh ghép bên trong nó cùng dự án nổi bật.

DePIN là gì?
DePIN (Decentralized Physical Infrastructure Networks) là mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung. Nó đề cập đến một mạng lưới các thiết bị phần cứng vận hành phân tán mà không bị kiểm soát bởi một bên thứ ba nào.

Tiềm năng của DePIN
Cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung sẽ là bước phát triển quan trọng tiếp theo của lĩnh vực blockchain. Lâu nay các giao thức phi tập trung trong thị trường vẫn gặp những rào cản tiếp cận nhất định. Ví dụ, rào cản về hạ tầng viễn thông, nếu nhà mạng chặn truy cập người dùng và cả các validator cũng không thể sử dụng giao thức được. DePIN sẽ là giải pháp chắp cánh cho sự phi tập trung tiến xa hơn nữa.

Điểm tiếp theo và quan trọng nhất của DePIN là giúp xã hội sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn.

Những ngày xưa, chúng ta thường thấy các phần mềm chia sẻ mật khẩu wifi giúp bạn đi đâu cũng có internet để sài. Đó là hình thức đơn sơ nhất của DePIN. Giờ đây nhờ có công nghệ blockchain giúp minh bạch, không cần cấp phép, không cần đặt niềm tin và đặc biệt là được kích hoạt bởi nền kinh tế token vốn là đặc thù của thị trường cryptocurrency, những nguồn lực đời thực sẽ được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả hơn.

Về cơ bản nền kinh tế của DePIN được được vận hành bởi lợi ích từ Token. Các nhà cung cấp đóng góp phần cứng của họ vào mạng lưới để nhận về phần thưởng token. Các developer xây dựng ứng dụng phía trên lớp này để cung cấp tiện ích cho người dùng, người dùng sử dụng app và trả phí lại cho giao thức.

DePIN giúp kết nối nguồn lực trên toàn bộ thế giới và giúp chúng được đưa vào hoạt động một cách hiệu quả.

Các mảnh ghép bên trong DePIN
Lĩnh vực DePIN đang phát triển nhanh chóng và chia ra nhiều danh mục theo mục đích sử dụng. Dưới đây là một số mảnh ghép theo từng nhóm chức năng của DePIN.

Các mảnh ghép bên trong DePIN

Server Network
Server Network là mạng lưới các máy chủ cung cấp tài nguyên cho việc tính toán hay lưu trữ dữ liệu. Mạng máy chủ chia ra thành 4 nhóm nhỏ hơn với các mục đích cụ thể:
  • Storage Network: Mạng lưu trữ, sử dụng để lưu trữ tài nguyên dài lâu. Có hai nhánh  nhỏ trong mạng lưu trữ dữ liệu là lưu trữ file và database.
  • Compute Network: Mạng tính toán, sử dụng cho mục đích thực hiện các hoạt động tính toán chung hoặc cụ thể.
  • CDN Network: CDN cũng là mạng lưới lưu trữ dữ liệu nhưng nó được thiết kế để truy cập với tốc độ cao bằng các bản ghi vào bộ nhớ đệm và các bản sao lưu được xác định vị trí địa lý giúp người dùng truy cập nhanh.
  • VPN Network: Mạng lưới máy ảo riêng tư, đây là hệ thống máy chủ giúp người dùng kết nối với nhau thông qua mạng lưới riêng tư.
Wireless Network
Mạng lưới không dây phi tập trung là hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt động truyền thông liên lạc. Xưa nay chúng vốn được cung cấp bởi các nhà cung cấp hạ tầng viễn thông thì bây giờ bất cứ ai đủ nguồn lực cũng có thể tham gia.

Danh mục này được chia thành 6 nhóm nhỏ:
  • 5G Network: Mạng lưới 5G phi tập trung
  • LoRaWAN Network: Mạng truyền thông tầm xa (Long Range Wide Area Network)
  • WIFI Network: Mạng lưới WiFi
  • Positioning Network: Mạng định vị
  • Hybrid Network: Mạng hỗn hợp
  • Bluetooth Network: Mạng bluetooth
Sensor Network
Mạng cảm biến phi tập trung là mạng lưới gồm các thiết bị cảm biến thu thập dữ liệu ở đời thực như thời tiết, môi trường, phương tiện giao thông,..

Energy Network
Mạng lưới năng lượng phi tập trung tổng hợp các nguồn năng lượng rải rác để tạo ra một mạng lưới năng lượng linh hoạt và hiệu quả. Mạng lưới năng lượng thường liên quan đến việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo và phi tái tạo, cũng như sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình cung cấp và tiêu thụ năng lượng.

Các dự án DePIN nổi bật
Các dự án DePIN nổi bật

Storage Network
Filecoin
Filecoin là giải pháp lưu trữ dữ liệu phi tập trung lâu đời của blockchain. Filecoin được thành lập vào tháng 8 năm 2017 bởi Protocol Labs. Dự án cung cấp cho người dùng giải pháp lưu trữ các tệp dữ liệu một cách phi tập trung và bảo mật. Filecoin hiện đang là dự án có vốn hoá lớn nhất lĩnh vực DePIN với vốn hoá hơn 3 tỷ USD và FDV lên tới hơn 12 tỷ USD.


Arweave
Tương tự Filecoin, Arweave cũng thuộc danh mục lưu trữ dữ liệu phi tập trung. Nó cung cấp khả năng lưu trữ on-chain các tệp dữ liệu với khả năng không thể bị thay đổi, kiểm duyệt hoặc giả mạo. Cùng với đó cấu trúc blockweave đặc trưng của riêng nó giúp tăng cường khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí cho mạng lưới.

Storj
Storj là một cái tên khác trong phân khúc lưu trữ dữ liệu. Dự án cho phép người dùng tải tệp lên và lưu trữ các tệp dữ liệu trên blockchain. Sau khi đã mã hóa, chúng sẽ được chia thành hơn 80 phần và được phân phối ở các node. Storj cung cấp các tùy chọn khác nhau cho không gian lưu trữ với dung lượng lên tới 50GB.

Các dự án khác: Sia, GenesysGo, Crust, ScPrime, Zus, Aleph, 4everland, Ceramic, Tableland, Kwil, Polybase, Space and Time.

Compute Network
IoTex
IoTeX (IOTX) là một “blockchain-in-a-blockchain” được xây dựng để phát triển Internet of Things (IoT).

Sứ mệnh của nó là tạo ra một hệ sinh thái không biên giới, nơi con người và máy móc có thể tương tác với sự tin tưởng được đảm bảo, ý chí tự do và quyền riêng tư. Dự án hình dung một tương lai nơi người dùng có toàn quyền kiểm soát các thiết bị và dữ liệu của họ. Không có quảng cáo xâm nhập hoặc giám sát, chỉ cần sự riêng tư và yên tâm. IoTeX gọi tầm nhìn này là Internet of Trusted Things.

Render


Render Network là nền tảng GPU render phi tập trung (Decentralized GPU rendering platform). Hệ thống này cho phép người dùng đóng góp sức mạnh GPU (card màn hình) từ thiết bị của mình giúp những người có nhu cầu render (kết xuất) video, hình ảnh hoặc hiệu ứng 3D.

Fetch AI
Fetch.AI là một lớp cơ sở hạ tầng kết hợp giữa Blockchain và Trí tuệ nhân tạo cho phép tạo ra một nền kinh tế mở tự do trên nó. Fetch AI là dự án khá tham vọng trong mảng này, ngoài việc tạo ra mạng lưới các thiết bị, dữ liệu chia sẻ trong nền kinh tế được cung cấp bởi người tham gia thì Fetch còn xây dựng một lớp AI để quản lý và xử lý các công việc trong mô hình này. Có thể thấy rằng, Fetch đang cố gắng kết hợp Blockchain, DePIN và cả AI lại với nhau.

Akash
Akash là nền tảng tính toán phi tập trung nơi kết nối những người cung cấp các thiết bị có khả năng tính toán và những người có nhu cầu. Mục tiêu của Akash là cung cấp một môi trường tính toán tự do minh bạch thông qua công nghệ blockchain.

Flux
Flux là bộ giải pháp toàn diện cho các hoạt động tính toán trên Web3, nó bao gồm cả lưu trữ dữ liệu, hệ thống tính toán phi tập trung, thực thi dApp, chạy nodes.

Mạng lưới Flux sử dụng cơ chế đồng thuận PoW tương tự Bitcoin, Flux cũng có cơ chế halving, tuy nhiên do tốc độ tạo block của nó chỉ khoảng 2 phút nên chu kỳ halving chỉ khoảng 2,5 năm chứ không dài tới 4 năm như Bitcoin.

Các dự án khác: Theta, Livepeer, Gensyn, Cudos, Aleph, iExec, Golem, 4everland, Lit.

Wireless Network
Helium
Helium là dự án nằm trong danh mục mạng lưới hạ tầng không dây. Dự án cho phép người dùng trở thành điểm phát sóng không dây và nhận về phần thưởng token HNT. Mục tiêu của Helium là tạo ra một thế giới nơi các thiết bị đầu cuối có thể dễ dàng kết nối với nhau dù ở bất kỳ đâu.

WiFi Map
WiFi Map là ứng dụng được khai sinh với lý tưởng cung cấp quyền truy cập internet miễn phí trên toàn cầu. Đội ngũ phát triển cho rằng, internet là một trong những quyền cơ bản của con người.


WiFi Map đang cố gắng xây dựng một mạng lưới WiFi phi tập trung thông qua sự đóng góp của cộng đồng. Dự án cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để thực hiện tầm nhìn của mình, trong đó nổi bật nhất là:
  • WiFi finder services: Hệ thống điểm phát WiFi toàn cầu bởi cộng đồng
  • Global eSIM: Kết nối 4G/5G của sim sẽ luôn sẵn có cho những trường hợp không WiFi
  • Built-in VPN: Mạng riêng tư với độ bảo mật cao
Các dự án khác: Pollen, Karrier One, XNet, Chirp, WiCrypt, Wifi Dabba, WayRu, Geodnet, Foam, Onocoy, World Mobile Token, Nodle,

Sensor Network
Hivemapper


Hivemapper là nền tảng cho phép người dùng đóng góp vào cơ sở dữ liệu bản đồ thông qua hình ảnh camera. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm 2022, mạng lưới Hivemapper đã có sự phát triển đáng kể về lượng người đóng góp, hơn 100 triệu km bản đồ đã được vẽ, tập trung chủ yếu tại khu vực Mỹ và Châu Âu.

WeatherXM
WeatherXM là mạng lưới các trạm cung cấp dữ liệu thời tiết. Thông qua mô hình kinh tế token WeatherXM khuyến khích các cá nhân và tổ chức cung cấp dữ liệu thời tiết để nhận phần thưởng. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng bởi các nền tảng, nhà phân tích hoặc tổ chức có nhu cầu.

Các dự án khác: Dimo, Spexigon, 2blox, Soarchain, Planet Watch

Energy Network
React
React Protocol là dự án thuộc sở hữu của cộng đồng, với mục tiêu chia sẻ năng lượng dư thừa từ pin năng lượng. Điều này được cho là để làm sạch nguồn cung cấp năng lượng và cung cấp cho người dùng một nguồn thu nhập thụ động được gọi là Connect-to-Earn.

Các dự án khác: Arkreen

Lời kết
DePIN là một mảnh ghép có tính thực tiễn và ứng dụng cao, mặc dù được phát triển từ lâu nhưng mãi tới thời gian gần đây nó mới thực sự nhận được nhiều sự chú ý. Trong những năm tới, đây sẽ là mảnh ghép có nhiều không gian phát triển cũng như nhận được sự đầu tư lớn từ dòng tiền tổ chức.

Hy vọng với những thông tin trên đây đội ngũ Coin68 đã giúp bạn có thêm góc nhìn trong lĩnh vực này.

Nguồn: coin68 - DePIN - Các mảnh ghép và dự án nổi bật

41
LiNEAR, sau một thời gian dài phát triển là một giao thức liquid staking trên Near Protocol, đã chính thức giới thiệu token quản trị của giao thức, $LNR. Người giữ $LNR sẽ có cơ hội tham gia chiến lược staking của LiNEAR, đặt mức lãi suất cho bể staking, và hưởng lợi từ sự phát triển của Giao thức LiNEAR.

Ngoài ra, LiNEAR cũng đang ra mắt $bLiNEAR, derivative token đầu tiên được thiết kế để mở khóa thanh khoản cho NEAR Restaking, tăng cường hiệu quả vốn và mang lại lợi suất cao hơn cho người dùng LiNEAR. Dưới đây là sơ lược về các điểm nổi bật của giao thức LiNEAR mà bạn cần biết.

LiNEAR là gì?
Như đã đề cập ở trên, LiNEAR là giao thức đầu tiên phát triển LSD DeFi trong hệ sinh thái NEAR. LiNEAR cho phép người dùng staking $NEAR để hưởng phần lãi staking trên mạng lưới NEAR,đồng thời có thể được sử dụng trong các giao thức DeFi khác nhau trong hệ sinh thái NEAR/Aurora, tăng cường đáng kể hiệu quả vốn cho những người staking $NEAR.

Các tính năng chính của giao thức bao gồm:
  • Thuật toán Tối ưu Hóa Chọn Lựa Tự động cho validator: Ưu điểm chính của LiNEAR nằm ở khả năng tự động theo dõi và điều chỉnh sự uỷ nhiệm của các nhà xác thực, đảm bảo lợi suất tổng thể cạnh tranh và ổn định, hiện đang tạo ra 8.35% APY, cao nhất trên Near.
  • Phi tập trung và an toàn: LiNEAR có thể uỷ nhiệm đến 200 node hoạt động sau khi triển khai thuật toán này, tăng cường tính phi tập trung và an ninh của mạng.
  • Hỗ trợ cho tài khoản Khóa: Người dùng có tài khoản khóa có thể staking tài sản bị khóa của họ trong LiNEAR, kiếm thu nhập từ staking trong khi đảm bảo an ninh cao, phi tập trung và lợi suất. LiNEAR là giao thức LSD đầu tiên trên NEAR hỗ trợ staking cho tài khoản khóa, đảm bảo an ninh cho người dùng tổ chức.
Token Quản trị $LNR
Với những cơ hội mở rộng giao thức hướng đến phi tập trung, vai trò của quản lý trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, LiNEAR đã ra mắt $LNR, token quản trị của Giao thức LiNEAR, tăng cường quyền lực cho người dùng tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định của LiNEAR và ảnh hưởng đến sự phát triển của nó.

Đợt airdrop đầu tiên của $LNR đã được phát hành; dựa trên snapshot từ ngày 5 tháng 4 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Các holder đang nắm giữ $LiNEAR hoặc sử dụng $LiNEAR trong các giao thức DeFi như Ref/Jumbo LP, Burrow, và Phoenix bonds trong thời kỳ này có khả năng đủ điều kiện nhận $LNR qua airdrop.

Airdrop đầu tiên bao gồm 100,000,000 token $LNR, chiếm 10% của tổng cung. Số lượng chính xác được xác định bằng điểm người dùng, được tính dựa trên thời gian staking, lượng staking, và hệ số giao thức DeFi.

Điểm Người dùng = Thời Gian Staking × Lượng Staking × Hệ Số Giao thức DeFi / 10²³

Hệ số giao thức DeFi được xác định dựa trên sự tham gia của người dùng với Giao thức LiNEAR trong các giao thức DeFi khác. Nếu LiNEAR không được sử dụng cho DeFi, hệ số mặc định là 1. Tham gia Ref/Jumbo hoặc Phoenix bonds mang lại hệ số là 2, trong khi lượng Burrow deposits có hệ số là 1.

Số lượng token $LNR mà một người dùng nhận được trong airdrop được xác định bằng công thức dưới đây:


Các kịch bản cho nhu cầu ứng dụng/sử dụng $LNR trong thực tế:
  • Quỹ Bảo hiểm: Người dùng có thể staking $LNR vào một quỹ bảo hiểm, được thiết kế để bảo vệ những tổn thất tiềm ẩn cho $bLiNEAR và $LiNEAR. Người staker nhận $sLNR là biểu tượng của phần thưởng của họ từ quỹ.
  • Quản lý: Những người giữ $sLNR có quyền đặt mức lãi suất cho hồ bơi staking $LiNEAR và $bLiNEAR, quản lý chiến lược uỷ nhiệm và giám sát nguồn kinh phí của giao thức.
  • Quản lý: Những người giữ $sLNR có quyền đặt mức lãi suất cho hồ bơi staking $LiNEAR và $bLiNEAR, quản lý chiến lược uỷ nhiệm và giám sát nguồn kinh phí của giao thức.
  • Chương trình Khuyến khích: Token $LNR mới sẽ định kỳ được giới thiệu vào quỹ bảo hiểm, thúc đẩy thanh khoản liên quan đến $bLiNEAR và củng cố quản lý.
Restaking
Khái niệm về Restaking
EigenLayer là người đầu tiên đưa ra khái niệm về restaking, liên quan đến việc staking lại Ethereum, có nghĩa là staking lại ETH đã được staked để cung cấp khả năng xác thực vượt ra ngoài phạm vi đồng thuận trên Ethereum. Restaking cho phép EigenLayer cung đến các giao thức khác nhau cần dịch vụ xác thực, như cầu nối, oracles, rollups, và sidechains. Các lợi ích bao gồm giảm chi phí vốn cho những giao thức này và tăng cường an ninh thông qua bảo vệ mạng chung.

Restaking trên Near
Octopus Network đã giới thiệu Near Restaking, khiến Near trở thành blockchain đầu tiên với cơ sở hạ tầng và ứng dụng restaking hoạt động. Tuy nhiên, Near Restaking chỉ cho phép restaking nguyên thuần, có nghĩa là nếu người dùng tự restake $NEAR, họ sẽ mất thanh khoản cho lượng staking $NEAR của mình.

Giới thiệu về $bLiNEAR
$bLiNEAR, một loại tài sản mới trong LiNEAR, là câu trả lời cho việc mở khóa thanh khoản cho $NEAR được restake. Người dùng nhận $bLiNEAR sau khi gửi $NEAR vào bể staking $bLiNEAR, sau đó bể này sẽ restake $NEAR thay mặt cho người dùng. $bLiNEAR là một liquid token có thể được sử dụng trong bất kỳ giao thức DeFi nào cho các hoạt động tài chính bổ sung như cho vay có tài sản đảm bảo hoặc cung cấp thanh khoản. Một lợi ích quan trọng của $bLiNEAR là khả năng chuyển đổi nhanh chóng trở lại thành $NEAR, tránh một chu kỳ unbonding dài thường thấy và giai đoạn unstaking bị trì hoãn.

Tổng kết
LiNEAR Protocol nói chung và liquid restaking nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho những người giữ $NEAR và hệ sinh thái rộng lớn. Nó tạo cơ hội để tăng đáng kể doanh thu cho những người restake $NEAR. Hơn nữa, khi càng ngày càng nhiều hơn các appchains ứng dụng/sử dụng $NEAR như một tài sản đảm bảo, giá trị và tiện ích của nó trong hệ sinh thái ngày càng tăng. Quá trình này cũng khuyến khích người giữ staking thêm $NEAR, dẫn đến sự giảm lưu thông của nó và đóng góp vào sự cân bằng cung cầu của NEAR trong thị trường.

Nguồn: gfiblockchain- LiNEAR ra mắt $LNR và dịch vụ restaking trên NEAR

42
Thay đổi vị trí ròng trong 30 ngày gần đây đã đạt mốc 4,17 tỷ đô la. Điều này cho thấy vốn hóa thị trường của các stablecoin này vừa tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2022. Sau những dòng vào mới nhất này, các token gắn liền với tiền fiat hiện đã tạo nên một thị trường có tổng vốn hóa khoảng 128 tỷ đô la.
Bất kể biến động ngắn hạn của thị trường là tăng hay giảm, có tiền mặt chảy vào thị trường dưới dạng stable coin là tín hiệu tích cực cho thị trường rồi, sự đi ngang hoặc giảm nhẹ có thể chỉ là sự tái tích lũy trước khi đi vào một nhịp tăng mới. Dù giá BTC và nhiều Altcoins đang bị trì trệ nhưng điều này có thể được hiểu là động thái dìm giá để chờ mua bằng $4B mới được bơm vào. Lúc này nắm giữ dài hạn sẽ vất vả về mặt tâm lý nhưng sẽ tạo ra lợi nhuận lớn để bù đắp trong tương lai 💪💪💪
Thông qua việc ETF BTC được duyệt thì các nhà đầu tư ở thị trường truyền thống bắt đầu quan tâm hơn về cryptal điều này có vẽ như là tín hiệu tích cực đối với BTC về lâu về dài và trong những ngày vừa qua ta lại thấy dòng tiền đổ về thị trường cryptal thông qua dữ liệu onchain. Nên mình nghĩ việc BTC dọa sập sâu như các mùa trước sẽ không diễn ra mà sẽ sizeway trong vùng tam giác từ 39-48k rồi đi lên (khác với những mùa trước thì BTC đã tích lũy trong 3 vùng 20-15,15-19, 19-25k ước tín khoảng hơn 2m btc).

43
Saros là dự án phát triển trên hệ sinh thái Solana, bao gồm bộ sản phẩm DeFi với các tính năng sau: SarosSwap (AMM), SarosFarm (Liquidity Pool), SarosStake và SarosSnapshot. Định hướng của Saros Finance là trở thành một hệ sinh thái phi tập trung hoàn chỉnh, cung cấp trải nghiệm tối ưu cùng chi phí thấp, nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng, đồng thời nâng cao khả năng phát triển của dự án. 

Saros là một sản phẩm được phát triển bởi Ninety Eight khi tập trung vào hệ sinh thái Solana.
Sản phẩm của Coin98 dành cho DeFi trên Solana, đáng để theo dõi và thử nghiệm trong tương lai đây. Hiện tại mới chỉ có vài triệu $ được huy động để phát triển dự án, nhưng có Coin98 làm hậu thuẫn bằng nguồn lực tài chính và mối quan hệ thì sẽ ổn thôi. Đây cũng sẽ là phép thử để chứng minh năng lực của Coin98 trong hướng DeFi sau những thất bại với vài thử nghiệm như CUSD trước đó.
Mùa trước phần lớn các dự án của người Việt Nam toàn gom tiền của nhà đâu tư xong chạy. Nên em cũng hơi rém khi xuống tiền với những đồng coin được phát triển bởi người Việt Nam. Qua gần 2 năm mà coin98 vẫn còn hoạt động và hệ sinh thái dần hoàn thiện thì em nghĩ việc xem sét lại về coin98 khi giá xuống đợt này, hy vọng mùa này coin98 sẽ có một bước phát triễn vượt bật.

44

Solana là hệ sinh thái có tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh trong khoảng thời gian gần đây. Việc các dự án trong hệ sinh thái này liên tục “bùng nổ” cũng là một điều dễ hiểu, tuy nhiên các giải pháp DeFi hiện tại đã tối ưu cho người dùng và hệ sinh thái hay chưa?

Saros là gì?
Saros là dự án phát triển trên hệ sinh thái Solana, bao gồm bộ sản phẩm DeFi với các tính năng sau: SarosSwap (AMM), SarosFarm (Liquidity Pool), SarosStake và SarosSnapshot. Định hướng của Saros Finance là trở thành một hệ sinh thái phi tập trung hoàn chỉnh, cung cấp trải nghiệm tối ưu cùng chi phí thấp, nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng, đồng thời nâng cao khả năng phát triển của dự án. 

Saros là một sản phẩm được phát triển bởi Ninety Eight khi tập trung vào hệ sinh thái Solana.

Giao diện website dự án: https://saros.finance

Điểm nổi bật của Saros Finance
Saros là một trung tâm DeFi cung cấp toàn diện các dịch vụ cho người dùng, bao gồm:
  • SarosSwap: SarosSwap là giao thức thanh khoản tự động phi tập trung được xây dựng trên Solana, nhằm cho phép người dùng swap token với mức phí thấp. Bên cạnh đó, tính năng cũng sử dụng hàm x*y=k tương tự như các AMM nổi bật khác như Uniswap và PancakeSwap, đồng thời tập trung phát triển thêm về UX/UI và Gamification, giúp mang đến nhiều sự tiện dụng trong trải nghiệm người dùng.
  • SarosFarm: Một vấn đề mà hầu hết các đội ngũ dự án phải đối mặt là thanh khoản sau khi dự án ra mắt. Thông thường, các dự án trên Solana sẽ có các chương trình incentive khi tham gia liquidity mining, tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Điểm nổi bật của Saros Finance là cung cấp tính năng Farm mang đến một nền tảng aggregator, cho phép người dùng farm và nhận incentives từ nhiều pool thanh khoản khác nhau để gia tăng lợi nhuận một cách tối ưu và hiệu quả nhất, từ đó có thể thu hút dòng tiền lớn từ thị trường và khuyến khích các dự án tích cực xây dựng trên Solana.
  • Khối lượng giao dịch bền vững: Saros giới thiệu tới người dùng vào năm 2021, sau 2 năm hoạt động và phát triển, trải qua những đợt biến động của thị trường, khối lượng giao dịch của Saros vẫn tăng trưởng ổn định lên tới 100 triệu USD, với hơn 108 nghìn người dùng cùng sự tham gia của từ 283 dự án trong hệ sinh thái Solana.
Ngoài ra, để đáp ứng với tầm nhìn và khả năng phát triển mạnh mẽ, vào Q1/2024, Saros sẽ ra mắt nền tảng Saros Super App với các tính năng nâng cao được kết hợp như ví tiền mã hoá, tích hợp với SolanaPay, NFT Hub, Saros ID và DEX Aggregator, cho phép người dùng có thể thanh toán, mua bán và chuyển đổi tiền mã hoá một cách liền mạch và tối ưu.

Giao diện mới của Saros được ra mắt vào Q1/2024: https://www.saros.xyz

Thông tin Token Saros Finance (SAROS)
Key Metrics SAROS
  • Token Name: Saros Finance
  • Ticker: SAROS
  • Blockchain: Solana
  • Token Standard: SPL
  • Contract: Updating...
  • Token Type: Utility, Governance
  • Total Supply: 10,000,000,000 SAROS
  • Circulating Supply: Updating...
SAROS Token Allocation
Dưới đây là số lượng phân bổ của token SAROS:
  • Ecosystem Growth: 20%.
  • Strategic Reserve: 20%.
  • Core Contributor: 20%.
  • Investors: 15%.
  • Community Development: 10%.
  • Liquidity Provision: 10%.
  • Community Airdrop: 5%.
Kế hoạch phân phối token SAROS

Trong đó, 5% tổng cung token SAROS sẽ được dùng để airdrop cho cộng đồng bao gồm:
  • Người dùng sớm của Saros.
  • Người dùng stake token C98 native.
  • Người dùng sở hữu Starship Membership NFT của Starship.
  • Người dùng sở hữu ID trên OneID.
  • Và còn nhiều hơn nữa (sẽ cập nhật ngay khi có thông báo của dự án).
SAROS Token Sale
Vào 18 giờ ngày 19/1/2024, SAROS sẽ được niêm yết tại các sàn sau: KuCoin, Bybit, Bitget, HTX, Bybit, MEXC, BTSE, Gate.

Đối với sàn BingX, SAROS sẽ được niêm yết và cho phép người dùng giao dịch, rút, deposit lúc 18h30 ngày 19/1/2024

Dưới đây là lịch mở khoá SAROS token:

Chi tiết lịch mở khoá token SAROS

Thời gian và số lượng mở khoá token SAROS được cập nhật tại bảng dưới đây:


SAROS Token Use Case
SAROS là token dùng để:
  • Dùng để quản trị hệ sinh thái Saros.
  • Hưởng phí giao dịch từ SarosSwap.
  • Dùng để khuyến khích bộ người dùng tham gia hệ sinh thái của Saros (SarosFarm).
  • Stake SAROS để nhận token miễn phí (tương lai).

Quyền lợi của SAROS Holder

Roadmap
Thành tựu đã đạt được
Ra mắt người dùng vào tháng 3/2021, trải qua hơn 2 năm hoạt động, Saros đã liên tục phát triển và đạt được những cột mốc mới qua hành trình sau:
  • Q3/2021: Saros ra mắt người dùng
  • Q1/2021: Saros được kiểm toán bởi Inspex
  • Q3/2022: Saros tái định vị mình, cung cấp thêm nhiều tính năng mới và cải thiện UI/UX. Cũng trong thời gian này, giá trị trong liquidity pool của Saros đạt ATH 2.84 triệu USD.
  • Q4/2022: Saros đạt 5 triệu USD về tổng giá trị tài sản được khoá (Total Value Locked), đồng thời khối lượng giao dịch đạt 11 triệu USD.
  • Q1/2023: Tổng khối lượng giao dịch của Saros cán mốc 50 triệu USD.
  • Q4/2023: Saros thông báo về nền tảng Saros Super App và ra mắt token đến người dùng.
Bước phát triển mới
Bước sang năm 2024, Saros tiếp tục khẳng định tầm nhìn và sứ mệnh của mình, nhằm mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng trong thế giới Web3 qua hành trình trong năm như sau:
  • Q1/2024: Ra mắt nền tảng Saros Super App.
  • Q1/2024: Ra mắt token tới người dùng.
  • Q2/2024: Thiết lập quan hệ đối tác với SolanaPay và tiếp tục phát triển hợp tác với nhiều bên.
  • Q2/2024: Hợp tác với Solana Mobile.
  • Q4/2024: Ra mắt công cụ nhận dạng SarosID.
  • Q4/2024: Tích hợp AI NFT.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
Đội ngũ dự án
Saros được phát triển bởi đội ngũ Ninety Eight, nơi có toàn bộ nhân sự là người Việt Nam. Trong đó, hai thành viên cốt lõi bao gồm:
  • Lê Thanh: Founder của Ninety Eight, người có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường tiền điện tử. Bên cạnh đó, anh còn đảm nhận vai trò cố vấn cho một số dự án crypto trong và ngoài nước.
  • Nguyễn Thế Vinh: CEO và Co-Founder của Ninety Eight từ năm 2019. Ngoài ra, anh Vinh từng là Co-Founder của VIC Group (Cộng đồng nghiên cứu và đầu tư tiền điện tử vào năm 2017) và là một trong những gương mặt trẻ nổi bật của danh sách Forbes Under Asia 2022.

Nhà đầu tư
Vào ngày 8/1/2024, Saros thông báo đã gọi vốn thành công 3.75 triệu USD tại vòng private sale vào cuối năm 2022 từ các quỹ lớn: Solana Ventures, #Hashed, Spartan, Arche Fund, GBV, Assym, Impossible Finance, Genblock, K300, Cryptomind, Kyros và Evernew.

Theo dự án, số tiền huy động sẽ được sử dụng cho các kế hoạch mở rộng, đồng thời dùng để xây dựng và phát triển ứng dụng Saros Super App.

Có thể thấy, chiến lược đầu tư từ các quỹ lớn đã chứng tỏ được tầm nhìn và khả năng phát triển của Saros, giúp đội ngũ tiếp tục mở rộng, hướng tới sứ mệnh nâng cao trải nghiệm cho người dùng và tạo ra một cộng đồng tích cực phát triển.

Nhà đầu tư Saros bao gồm những tên tuổi lớn trong thị trường crypto

Dự án tương tự
  • Raydium: Là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đầu tiên được xây dựng trên hệ sinh thái Solana với những tính năng tương đồng Uniswap V2.
  • Orca: Là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được phát triển và hoạt động dựa trên nền tảng Solana, sở hữu các ưu điểm như phí giao dịch thấp, mạng lưới nhanh và thao tác đơn giản.
Nguồn:  Coin98 - Saros (SAROS) là gì? Dự án Aggregator trên hệ sinh thái Solana

45
Huy động và nhà đầu tư
AltLayer đã huy động được 22.8 triệu USD từ hai vòng token sale, trong đó 18.5% tổng nguồn cung ALT đã được bán ở mức giá lần lượt là 0.008 USD/ALT và 0.018 USD/ALT.

Các nhà đầu tư của AltLayer bao gồm Polychain Capital, Binance Labs, Jump Crypto, Breyer Capital, DAO5, Balaji Srinivasan (cựu CTO của Coinbase và cựu GP của a16z), Gavin Wood (Đồng sáng lập Ethereum và Parity), Sean Neville (Đồng sáng lập Circle) và Ryan Selkis (Người sáng lập Messari), cùng những người khác…
Thị trường có nhiều dự án mơi squá, dự án nào cũng có vẻ rất tiềm năng cho mùa tăng trưởng mới, mình chỉ tập trung được vào ngân sách và những quỹ đầu tư đứng sau hoặc bỏ tiền vào dự án thôi.

AltLayer này cũng lên Binance Launchpool là tốt rồi, thêm mấy người nổi tiếng trong thị trường crypto cũng tham gia nữa nên khá uy tín, đáng để theo dõi trong năm nay 👍
Không biết sao dạo này binance có ý định gì mà khởi chạy nhiều dự án quá, liệu rằng những dự án mới hơn thì mm cầm nhiều bài hơn, dễ thao túng hơn và những đồng coin cũ, công nghệ cũ sẽ bị bỏ số trong góc nhà.

Pages: 1 2 [3] 4 5
ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod