Không mấy người trong số chúng ta có nền tảng kinh tế vững chắc để tự xây dựng thương nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ cần trợ giúp tài chính từ các nhà đầu tư nhưng đâu mới là người bạn đồng hành đúng đắn? Dưới đây là một vài dạng người, từ “nên đi cùng” cho đến “tuyệt đối tránh xa” mà tiendientu.org đã tổng hợp được.
1. Nhà đầu tư phi công nghệ
Đây là loại hình nhà đầu tư không hiểu lắm về công nghệ đằng sau ý tưởng của doanh nghiệp nhưng sẽ có nhiều góp ý về sản phẩm, thị trường và mô hình kinh doanh dựa trên kinh nghiệm của họ.
Lẽ dĩ nhiên, đây là loại nhà đầu tư có thể không nên đồng hành lâu dài. Các chủ sở hữu doanh nghiệp nên ngừng những tranh cãi không đáng có, thay vào đó, hãy nói sự thật và đảm bảo đề xuất giá trị của bạn được truyền đạt rõ ràng.
2. Nhà đầu tư cái gì cũng có, “tiền không có”
Đây là dạng người rất hào hứng khi bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp nhưng khi nhắc đến tài chính lại “lắc đầu hờ hững”.
Nguyên nhân có thể là do họ đã bỏ khá nhiều tiền vào các dự án “rỗng” (tiềm năng nửa vời) hoặc đã dồn tài chính vào một ngôi sao đang lên nào đó. Dù là nguyên nhân nào, không phải lúc nào cũng có những nhà đầu tư “ví luôn sẵn tiền mặt”.
Cách đối phó với loại hình này, chủ sở hữu doanh nghiệp nên chính thức thống nhất hợp đồng ngay từ đầu, hoặc duy trì mối quan hệ đối tác để từ đó tiếp cận những nhà đầu tư khác.

Chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn không thể tự tin khẳng định bất kỳ điều gì về tương lai một cách chi tiết hóa.
3. Nhà đầu tư tâm huyết, chi tiết hóa từng yếu tố
Loại nhà đầu tư này có một đặc điểm rõ rệt nhất: Luôn muốn biết mọi chi tiết nhỏ về doanh nghiệp của bạn, thậm chí cả lộ trình chính xác của doanh nghiệp sau xyz năm.
Tất nhiên, đây là điều mọi người muốn chứ không riêng gì các nhà đầu tư. Nhưng chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn không thể tự tin khẳng định bất kỳ điều gì về tương lai một cách chi tiết hóa.
Do đó, đối với trường hợp này, hãy trình bày lộ trình đi đến đích sau xyz năm nhưng cố gắng tránh đề cập đến những chi tiết nhỏ nhặt. Khi khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và bước ngoặt, đó là cách học hỏi và phát triển nhanh, bền bỉ nhất. Do đó, hãy cho họ thấy những điều đó hoàn toàn có ích cho tương lai của thương nghiệp.
4. Nhà đầu tư “cừu non”
“Cừu non” không phải là những nhà đầu tư không biết gì và dễ bị cho ăn bánh vẽ. Họ là nhóm những người có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ, lời khuyên thực sự hữu ích.
Vấn đề quan trọng khi đối mặt với nhóm đối tượng này là, dự án phải thật sự tốt bởi họ cân nhắc rất nhiều thứ trước khi quyết định chọn đổ tiền vào doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể tìm kiếm các loại nhà đầu tư này để hợp tác khi khởi nghiệp, đồng thời nên giữ mối quan hệ chặt chẽ với họ vì một con thuyền có vài nhà đầu tư thiên thần sẽ là phao cứu sinh lỡ chẳng may… “thuyền sập”.

“Cừu non” không phải là những nhà đầu tư không biết gì và dễ bị cho ăn bánh vẽ. Họ là nhóm những người có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ, lời khuyên thực sự hữu ích.
5. Nhà đầu tư hữu ích
Nếu gặp một nhà đầu tư hữu ích bạn đã gặp được vàng giữa đường! Dĩ nhiên, để chiêu mộ loại hình số 5 này, doanh nghiệp cần thể hiện được lực kéo mạnh mẽ, đẩy động lực của họ lên đến cực điểm.
Duy trì tốt mối quan hệ tốt với loại nhà đầu tư này và biết lắng nghe lời khuyên của họ là cách tối ưu nhất giúp phát triển tiến trình khởi nghiệp của bạn.
6. Nhà đầu tư tham lam
Không phải tất cả các nhà đầu tư đều đồng ý với định giá đầu tiên, họ có thể yêu cầu nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với đề nghị ban đầu.
Không có gì sai khi đàm phán nhưng hãy dành thời gian tìm hiểu trước khi ký bất kỳ giao dịch nào và yêu cầu họ giải thích cách thức đạt được giá trị đó. Sau đó, bạn có thể giải quyết bất kỳ sai sót hoặc vấn đề nào đó đối với kế hoạch kinh doanh của bạn.
Đừng vội hợp tác với các nhà đầu tư đầu tiên trong danh sách, luôn giữ quyết định mở cho đến khi cân nhắc được lựa chọn tối ưu sau khi đã lắng nghe và thống nhất những lợi ích mà các nhà đầu tư khác mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Không phải tất cả các nhà đầu tư đều đồng ý với định giá đầu tiên, họ có thể yêu cầu nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với đề nghị ban đầu.
7. Nhà đầu tư nghi ngờ
Những nhà đầu tư này có thể thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, nhưng trong lòng luôn đầy ắp mối nghi ngờ đối với chính người sáng lập là bạn.
Tuy nhiên, đây có thể là quan điểm khá cá nhân và thay vì tức giận, hãy tìm hiểu xem mối nghi ngờ của họ có hợp lý hay không; từ đó cố gắng thực hiện một số thay đổi giảm thiểu những lo ngại này.
Nếu mối nghi ngờ của họ hoàn toàn không có ý xây dựng, đừng đặt nặng vấn đề và hãy cố gắng giải thích để họ cùng chung một con đường với chúng ta. Trong trường hợp mọi thứ không đi đúng hướng, hãy tiếp tục tìm kiếm các nhà đầu tư thay thế phù hợp hơn.
Bên trên chỉ là 7 loại nhà đầu tư cơ bản mà tiendientu.org tìm hiểu được và đương nhiên, vẫn còn rất nhiều kiểu người khác mà doanh nghiệp rất có thể sẽ đối mặt trong tương lai. Điều quan trọng nhất là chủ sở hữu doanh nghiệp nên loại bỏ tư tưởng chỉ nên chọn những nhà đầu tư thiên thần và lờ đi những loại hình đầu tư khác.
Hãy học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, nhiều tổ chức và sử dụng nó để củng cố câu chuyện và chiến lược kinh doanh/truyền thông của bạn. Càng đặt tư tưởng cao, bạn càng có cơ hội thành công và tìm được nhà đầu tư phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
nguồn tiendientu