Có được danh tiếng là “Quốc đảo Blockchain”, Malta đang từng bước thực hiện các bước phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này bằng cách đầu tư mạnh tay vào công nghệ giám sát.
Những khoản đầu tư như vậy theo cơ quan chức năng là nhằm mục đích đảm bảo rủi ro vốn có liên quan đến cryptocurrency ở Malta.
Malta có rất nhiều việc phải làm với cryptocurrency
Cứ tưởng chỉ cần thể hiện sự thân thiện với ngành công nghiệp blockchain và triển khai một loạt các hoạt động ở Đảo, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta (MFSA) tin như vậy đã đủ rồi. Tuy nhiên, sau khi bị chỉ trích nặng nề qua nhiều năm vì không bảo vệ được các nạn nhân của Quỹ Tài sản La Valette khi nó bị sụp đổ, cơ quan này dường như không cho phép bất kỳ sai lầm tương tự nào xảy ra trong tương lai.

Nhờ vào môi trường pháp lý thân thiện với cryptocurrency, Malta trở thành điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp trong ngành.
Christopher Buttigieg – người đứng đầu đơn vị giám sát thị trường chứng khoán và cơ quan dịch vụ tài chính Malta – đã nhấn mạnh những rủi ro lớn liên quan đến dòng vốn lớn. Do đó, họ đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn bất kỳ hành vi phạm tội, rửa tiền, khủng bố,… nào ở đất nước.
Không có nhiều quốc gia trên thế giới cởi mở đối với các hoạt động blockchain và tiền mã hóa. Một số start-up, ICO và thậm chí cả những hội nghị đang chuyển hoạt động sang các quốc gia thân thiện và tiến bộ như Malta.
Những việc cần thực hiện trước
Ngoài những rủi ro tiền tệ liên quan trực tiếp, điều cần thiết là phải xác định tiêu chuẩn cho các dự án vẫn đang tìm kiếm những quốc gia cởi mở với cryptocurrency như Malta.

Dù tiến bộ là vậy, nhưng để có khung pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng, chính phủ Malta còn rất nhiều việc phải làm.
Malta gần đây đã ban hành ba quy tắc pháp lý liên quan đến blockchain và cryptocurrency. Do đó, MFSA đang nỗ lực trong việc thắt chặt hệ thống pháp lý trước dự kiến mở rộng của ngành.
Ngoài bi kịch từ Quỹ tài sản La Valette, cơ quan quản lý cũng đã trải qua những lời chỉ trích nặng nề sau những cáo buộc vi phạm tại Ngân hàng Pilatus và nhiều tổ chức tài chính khác. Do đó, họ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng, cùng với Đơn vị Phân tích Tình báo Tài chính, từ Cơ quan Ngân hàng Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Đây là một số hồi chuông báo động mà Buttigieg lưu ý rằng tổ chức của ông đã học được và sẽ nỗ lực để tránh tái phạm sai lầm. Ông cũng giải thích rằng MFSA đã vượt khỏi tiêu chuẩn của các nhà quản lý khác và Malta đã áp dụng Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ năm, trước thời hạn năm 2019.
nguồn tiendientu