Mạng xã hội Facebook đang đặt cược vào sự chuyển đổi để trở thành một đế chế mạng xã hội, khôi phục niềm tin người dùng cũng như kiếm tiền nhiều hơn nữa.
Khó khăn của Facebook và lựa chọn của Mark Zuckerberg
Đầu tiên, Facebook là một công ty được định giá hơn 500 tỷ USD với hơn 2,4 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Tổng cộng số người dùng các ứng dụng của Facebook là hơn 3 tỷ người (bao gồm Instagram và Whatsapp), mang lại doanh thu hàng năm hơn 10 tỷ USD. Nhưng, là một trong những công ty lớn nhất thế giới cũng như có lợi nhuận cao nhất, Facebook cũng có những mối lo lắng riêng. Rất nhiều trong đó liên quan tới phương pháp thanh toán bởi mạng xã hội này phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo.
Trong những năm qua, hơn 90% doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo và con số này vẫn đang tăng lên nhanh chóng. Báo cáo tài chính quý gần nhất cho thấy doanh thu của công ty là 12,972 tỷ USD, với doanh thu từ quảng cáo chiếm 98,5%.
Để duy trì mức doanh thu này, Facebook cần thu thập một lượng lớn dữ liệu người dùng để phân phối chính xác. Do đó, nó chắc chắn sẽ đụng chạm vào quyền riêng tư của người dùng và khiến công chúng phẫn nộ. Tháng 3/2018, Facebook đã dính vào vụ bê bối tiết lộ thông tin Cambridge Analytica. Sự kiện này khiến Mark Zuckerberg phải trải qua phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ kéo dài 10 giờ.
Nhưng hậu quả của nó chưa dừng lại ở đó. Theo thống kê từ Stastata vào tháng 12/2018, Facebook đã trở thành công ty công nghệ không đáng tin cậy nhất ở Mỹ. Hình ảnh của công ty bị phá hủy một cách nghiêm trọng. Tác động này không chỉ khiến Facebook mất đi người dùng mà nó còn làm giảm sự tin tưởng và phụ thuộc của các nhà quảng cáo vào mạng xã hội này, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu cũng như các hành động của công ty sau đó sẽ bị hạn chế bởi những vấn đề liên quan tới quyền riêng tư.
Để ngăn chặn trước các vấn đề có thể xảy ra, Mark Zuckerberg phải tìm kiếm một sự định vị mới, cũng như chuyển đổi về cấu trúc doanh thu dựa trên quảng cáo. Và WeChat, với 1,1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, đã mở ra cho ông chủ Facebook thấy một khả năng và cơ hội mới, đó là tích hợp thanh toán di động, tài chính, hệ sinh thái các chương trình nhỏ và hệ sinh thái quảng cáo. Mô hình lợi nhuận không chỉ giới hạn trong các trò chơi và quảng cáo, cũng như bao gồm các dịch vụ tài chính và dịch vụ địa phương. Nói một cách đơn giản là việc xây dựng nên một hệ sinh thái khép kín mạnh mẽ.
Nhiều báo lớn như New York Times, Associated Press, Wall Street Journal… đều tin rằng tầm nhìn của Mark Zuckerberg đến từ phần mềm truyền thông xã hội WeChat của Tencent.
Facebook muốn trở thành Wechat
Ở Trung Quốc, Tencent đã xây dựng nên một môi trường siêu đa năng, bao quanh tất cả các khía cạnh của cuộc sống với Wechat là trung tâm. Facebook với ma trận sản phẩm mạnh hơn, bao gồm WhatsApp, Instagram và Messenger có thể tạo ra một đế chế mới với quy mô rộng lớn hơn.
Nhưng, Facebook không thể sao chép lại mô hình phát triển của WeChat. Nguyên nhân nằm ở sự khác biệt về điều kiện quốc gia và văn hóa. Ở thị trường Trung Quốc, người dùng WeChat có thói quen và nhiều sở thích chung, nền văn hóa nước này cũng tạo ra một sự nhất quán và tập trung riêng. Nói một cách đơn giản, sự tương đồng về địa lý và văn hóa của người Trung Quốc có thể cho phép các công ty như Tencent can thiệp sâu và thay đổi thói quen của người dùng, từ đó tạo ra doanh thu. Nhưng Facebook không thể có được điều đó ở Mỹ, chứ chưa nói với quy mô toàn cầu. Rất khó để tạo ra chuỗi giá trị cho sản phẩm và người dùng.
Ngày 18/6, Facebook đã giới thiệu đồng tiền điện tử của mình có tên Libra. Theo một số báo cáo, công ty này có thể cho phép nhân viên tham gia dự án và nhận tiền mới dưới dạng tiền lương. Kết hợp với các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, người dùng thông thường có thể trao đổi và sử dụng chúng thông qua các thiết bị như máy ATM.
Tuy nhiên, tại sao Mark Zuckerberg lại muốn tạo một công cụ mới là tiền kỹ thuật số ? Ở thời điểm hiện tại, công nghệ blockchain cùng hàng loạt các đồng tiền kỹ thuật số vẫn đang bị rất nhiều người nghi ngờ. 95% các dự án ICO là thất bại hoặc scam. Chính bản thân Facebook năm ngoái cũng phải ra lệnh cấm tất cả các quảng cáo về tiền điện tử vì chúng đều có nội dung lừa đảo.
Facebook đang đặt cược vào “canh bạc” tiền điện tử.
Đầu tiên, Facebook muốn giải quyết khủng hoảng về niềm tin của người dùng. Mô hình quảng cáo của Facebook đã bị chỉ trích bởi những người ủng hộ quyền riêng tư, các nhà lập pháp và phương tiện truyền thông. Nó chủ yếu liên quan tới cách thu thập và sử dụng thông tin dữ liệu của người dùng. Nhiều vi phạm liên tiếp đã ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của mạng xã hôi này, làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Chiến dịch #DeleteFacebook cũng gay ra những ảnh hưởng đáng kể. Ngay cả cựu đồng sáng lập Facebook và đồng sáng lập WhatsApp Brian Acton cũng rời bỏ Mark Zuckerberg. Và để kết thúc những câu chuyện này thì một số thay đổi là cần thiết.
Đồng tiền kỹ thuật số mới, sử dụng công nghệ phi tập trung, có thể đảm bảo dữ liệu khách hàng được lưu giữ trực tiếp và cục bộ. Nó cũng có nghĩa là máy chủ sẽ sử dụng ít dữ liệu đăng nhập nhất có thể, do đó phần nào đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu từ góc độ kỹ thuật.
Thứ hai, Facebook muốn phát triển trên thị trường thanh toán. Thành công của WeChat ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình, cho thấy các mạng xã hội cũng có thể được chấp nhận trên sân chơi mới này. Và so với thanh toán di động, tiền kỹ thuật số là một hệ thống kinh tế ở một cấp độ thấp hơn, có thể dành được sự tin tưởng của người dùng một cách tự nhiên, dễ dàng trao đổi giá trị và quản lý cơ chế thanh toán. Chưa kể tới tiền kỹ thuật số có thể thanh toán xuyên biên giới. Khi đó nếu được chấp nhận, Facebook sẽ trở thành một kênh nhận gửi tiền chi phí thấp trên phạm vi toàn cầu. Việc này sẽ xóa bỏ ám ảnh về sự phụ thuộc quá nhiều vào doanh thu quảng cáo của mạng xã hội này bất lâu nay.
Thứ ba, đồng tiền kỹ thuật số có thể khiến các ứng dụng của Facebook được kết nối và tích hợp với nhau chặt chẽ hơn. WhatsApp, Messenger và Instagram khác nhau về cách chia sẻ dữ liệu. Ví dụ, WhatsApp là công nghệ mã hóa chỉ lưu lại một lượng nhỏ dữ liệu người dùng. Khi người dùng đăng ký, WhatsApp chỉ cần một số điện thoại. Trong khi đó Messenger và Instagram cần thông tin cá nhân đầy đủ hơn. Việc này sẽ tạo ra các thách thức về chuyển đổi dữ liệu cũng như bảo mật quyền riêng tư. Nhưng với sự ra mắt của Libra, đồng tiền kỹ thuật số này sẽ trở thành chất keo gắn các đơn vị kinh doanh này lại với nhau.
Những thách thức mà Facebook cần vượt qua
Luôn có những rào cản trước mọi ý tưởng mới và riêng với Facebook, chúng sẽ không hề nhỏ. Nên nhớ rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn không đồng ý và chấp nhận khả năng bảo mật của tiền điện tử. Vì vậy, Mark Zuckerberg cùng các đồng sự, đối tác sẽ phải giải quyết khá nhiều vấn đề.
Không dễ gì để một đồng tiền kỹ thuật số trở thành tiền tệ mới của thế giới
Đầu tiên là sự ổn định. Hiện tại, Bitcoin và Ethereum là hai loại tiền điện tử được đánh giá là quan trọng nhất. Tuy nhiên, do sự biến động giá trị quá lớn, chúng giờ đây giống như một loại hàng hóa hơn là một loại tiền tệ để thanh toán. Nó càng không phù hợp cho các khoản thanh toán và giao dịch hàng ngày. Từ quan điểm này, rõ ràng việc định danh như một loại tiền tệ của chúng là không thành công.
Giải pháp của Facebook với Libra là đảm bảo giá trị của nó bằng cách cung cấp cho tài khoản ngân hàng một số lượng USD, Euro và các loại tiền khác tương ứng. Hướng đi này là khả quan, nhưng đi kèm với nó là một loạt các chi phí tăng thêm.
Thứ hai là vấn đề quy định về quyền lực với Libra. Một câu hỏi lớn đang được nhiều người đặt ra là Facebook sẽ kiểm soát như thế nào và với mức độ nào với Libra. Mạng xã hội này sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt từng giao dịch hay giao nó cho một sàn giao dịch. Nếu Facebook chịu trách nhiệm phê duyệt từng giao dịch và theo dõi từng người dùng, nó sẽ không khác gì một hệ thống thanh toán tập trung như PayPal. Lúc này, khái niệm blockchain sẽ bị xem nhẹ.
Còn nếu giao công việc đó cho các sàn giao dịch, công ty sẽ không còn toàn quyền kiểm soát và khó kiếm lợi nhuận hơn. Đồng tiền kỹ thuật số này cũng có thể nhanh chóng bị bọn tội phạm sử dụng cho nhiều mục đích bất hợp pháp.
Facebook cho biết “Hiệp hội Libra” phi lợi nhuận sẽ quản lý đồng tiền này. Đây là tổ chức tập hợp nhiều công ty tài chính và công nghệ, cũng như các bên có khả năng quản lý mạng lưới tiền điện tử. Nhưng tổ chức này được tạo ra thông qua các sự thỏa hiệp và chúng rõ ràng không giải quyết được vấn đề khó kiếm lợi nhuận và ngăn chặn rửa tiền.
Khó khăn thứ ba mà Facebook phải đối mặt là việc quản lý một bộ máy vận hành khổng lồ. Một khi được công chúng chấp nhận, lượng người dùng cũng như khối lượng giao dịch trên phạm vi toàn thế giới sẽ rất lớn. Chính bản thân Facebook còn đang loay hoay trong việc quản lý hệ thống mạng xã hội của mình, sẽ không dễ dàng để có thể vận hành một cơ chế mới với quy mô lớn, thậm chí có thể lớn hơn cả Facebook vào nó.
Nhưng bất chấp tất cả, Mark Zuckerberg đã lựa chọn hướng đi này. Nếu Libra thực sự thành công sau khi ra mắt, đồng tiền kỹ thuật số của Facebook sẽ trở thành một dạng tiền tệ mới trong thực tế cuộc sống. Lợi nhuận mà Facebook, với tư cách là nhà phát hành, có thể nhận được từ nó sẽ là không thể tưởng tượng được.
Và, đừng bao giờ đánh giá thấp Mark Zuckerberg, người đã bỏ học đại học Havard năm 19 tuổi để tạo ra một để chế mạng xã hội lớn nhất hành tinh, trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới 10 năm liền và hiện là 1 trong 10 người giàu nhất thế giới.
Cái tên Mark Zuckerberg cũng được nhà sáng lập Apple huyền thoại Steve Job đánh giá rất cao trước lúc lâm chung, tiên đoán anh sẽ là người thay đổi thế giới sau này.
Cuối cùng, chào mừng Mark xoăn đến với thế giới crypto !
Theo: TapchiBTC