Voted Coins
follow us on twitter . like us on facebook . follow us on instagram . subscribe to our youtube channel . announcements on telegram channel . ask urgent question ONLY . Subscribe to our reddit . Altcoins Talks Shop Shop


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here

Author Topic: Từ sự chấp nhận đến FOMO: Những lý do đứng sau bước nhảy vọt của Ripple  (Read 577 times)

Offline pokxon

  • Hero Member
  • *
  • Activity: 853
  • points:
    6464
  • Karma: 10
  • Beyond Protocol Street Team
  • Trade Count: (0)
  • Referrals: 1
  • Last Active: August 11, 2021, 10:47:51 AM
    • View Profile

  • Total Badges: 23
    Badges: (View All)
    10 Posts First Post Sixth year Anniversary
Trong tuần qua, giá Ripple (XRP) đã có bước nhảy vọt đáng kể, khi đạt mức tăng trưởng chưa từng thấy lên tới 140% trong 7 ngày, tăng gần 63% chỉ trong 24 giờ qua, giao dịch quanh mức 0,61 USD vào thời điểm viết bài.

XRP thậm chí đã bùng nổ đến mức đánh bại cả Ethereum (ETH) để “chễm chệ” ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng các đồng tiền điện tử theo vốn hóa thị trường của CoinMarketCap ( đã trở lại vị trí thứ 3 tại thời điểm thực hiện bài viết). Điều gì đã có thể đẩy giá lên quá cao như vậy? Mặc dù chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, nhưng dưới đây là một số cơ sở và giả thuyết.

Bối cảnh: Ripple mang đến điều gì?
Ripple là một công ty giao thức và mạng lưới thanh toán có trụ sở tại California được thành lập vào năm 2012. Về cơ bản, nó tập trung vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển tiền giữa các tập đoàn tài chính lớn.

Ripple không hoàn toàn là đồng tiền điện tử theo tiêu chuẩn thông thường – trên thực tế, một số người còn có thể cho rằng nó không phải là tiền điện tử. Nó bảo vệ cho một hệ tư tưởng dường như trái ngược với mong muốn của cộng đồng tiền điện tử: Ripple không muốn lật đổ chính phủ cùng với hệ thống ngân hàng.

Ngược lại, nó lựa chọn làm việc với các công ty tài chính truyền thống ngay từ đầu. Như Brad Garlinghouse, CEO của Ripple, đã nói với Cointelegraph vào tháng 3:“Ngay từ đầu, chúng tôi thực sự đã cân nhắc cách chúng tôi làm việc với chính phủ, và cách chúng tôi làm việc với các ngân hàng. Và tôi nghĩ một số người trong cộng đồng mã hoá đã rất muốn, “Làm cách nào để chúng ta có thể phá hủy chính phủ. Làm thế nào để chúng ta phá vỡ được hệ thống ngân hàng?”

Garlinghouse tin rằng các chính phủ sẽ không đi đâu cả, nói rằng “Trong cuộc đời tôi, tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra” – đó là lý do tại sao ông thấy hợp lý khi hợp tác với họ và làm việc trong phạm vi khuôn khổ pháp lý hiện hành.

Quan điểm đó đã giúp Ripple có được những mối quan hệ đối tác quyết định với những người chơi quan trọng, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Trung Quốc Lian-Lian, Cơ quan tiền tệ Ả rập Xê út (SAMA) và Western Union, cùng với những tổ chức khác.

Token riêng của Ripple là XRP. Tuy nhiên, công ty đã vẽ ra một ranh giới giữa hai: Ripple tự giới thiệu mình như một công ty công nghệ, trong khi XRP là một “tài sản số độc lập” được xây dựng trên công nghệ Blockchain mã nguồn mở được gọi là XRP Ledger.

Theo thông tin trên trang web chính thức, Ripple sử dụng cả XRP và XRP Ledger trong các sản phẩm của mình, chẳng hạn như xRapid, và sở hữu 60 tỷ XRP – tuy nhiên, nó được cho là không kiểm soát cả token lẫn công nghệ.

Giả thuyết số 1: Sắp tung ra xRapid

xRapid là một công cụ được hỗ trợ bởi Blockchain được thiết kế bởi Ripple nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển tiền xuyên biên giới giữa các tổ chức tài chính.

Ripple hy vọng sẽ sử dụng nó để đi tiên phong trong hệ thống tài chính truyền thống: Sau khi chạy thử nghiệm nền tảng để thanh toán giữa Hoa Kỳ và Mexico vào tháng 5, nó đã chứng minh khả năng tiết kiệm chi phí giao dịch lên tới 40-70%.

Bỏ qua các nhà cung cấp ngoại hối thông thường, xRapid cũng giúp tăng tốc độ giao dịch “chỉ mất hơn hai phút”. Trong khi đó, theo nghiên cứu của McKinsey, các khoản thanh toán quốc tế điển hình phải mất từ 3 đến 5 ngày làm việc mới có thể hoàn thành.

Sự tăng giá gần đây có thể được giải thích bởi thông báo của người đứng đầu bộ phận quan hệ pháp lý khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông Sagar Sarbhai trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 17/09 rằng xRapid có khả năng sẽ được tung ra “trong tháng tới”.

"Chúng tôi đã làm việc để phát triển sản phẩm này trong hai, ba năm qua và tôi rất tự tin rằng trong […] tháng tới, bạn sẽ thấy một số tin tức tốt xuất hiện khi mà chúng tôi tung ra sản phẩm mà hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện."

Vào tháng 8, Ripple đã hợp tác với 3 sàn giao dịch mã hóa quốc tế – Bittrex Hoa Kỳ, Bitso Mexico và Coins.Ph Philippine – như một phần của giải pháp xRapid để xây dựng hệ sinh thái sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số “lành mạnh”.

Quan hệ đối tác mới sẽ cho phép xRapid chuyển đổi giữa XRP, đô la Mỹ, peso Mexico và peso Philippine. Ngoài ra, Ripple cũng đang cân nhắc việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc để áp dụng công nghệ sổ cái phân quyền (DLT) cho các khoản thanh toán xuyên biên giới.

Để giải thích cho sự đột phá gần đây của XRP, một số người dùng Reddit cho rằng xRapid đã được âm thầm tung ra, còn Ripple sẽ công bố nó ở giai đoạn sau. Tài khoản u/tradernoob76 đã viết:“Tôi nghĩ rằng họ đang cung cấp cho lần lượt từng ngân hàng một để các thị trường XRP sẽ không hoàn toàn bùng nổ nếu tất cả mọi người nhảy vào cùng một lúc.”

Một vài người dùng khác cũng lập luận và đồng ý với điều này, Nhưng dù bằng cách nào, thì việc ra mắt chính thức xRapid sẽ là một tin tức quan trọng, tích cực đối với XRP.

Giả thuyết số 2: PNC tham gia RippleNet
Một tin tức liên quan đến Ripple cụ thể hơn trong tuần này đến từ PNC, một trong mười ngân hàng lớn nhất của Mỹ sở hữu 8 triệu khách hàng và các chi nhánh bán lẻ hoạt động tại 19 tiểu bang. Hôm 19/09, Ripple thông báo PNC đã tham gia RippleNet để xử lý thanh toán quốc tế cho khách hàng của mình.

Ripple tweet rằng:“Đây là một trong những ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ sử dụng công nghệ blockchain để sắp xếp hợp lý hóa các khoản thanh toán vào và ra khỏi đất nước.”

RippleNet là một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tổ chức như ngân hàng và các doanh nghiệp dịch vụ về tiền, sử dụng các giải pháp do Ripple phát triển để cung cấp trải nghiệm gửi tiền trên toàn cầu.

Cụ thể, PNC sẽ sử dụng xCurrent của Ripple cho các khoản thanh toán toàn cầu, do đó tăng tốc và giảm chi phí cho các giao dịch ở nước ngoài của các khách hàng Mỹ.

Ripple nhấn mạnh rằng giải pháp sẽ cho phép các khách hàng doanh nghiệp của PNC nhận được các khoản thanh toán dựa trên giấy biên nhận của họ ngay lập tức.

Phó chủ tịch cấp cao về quản lý sản phẩm tại Ripple, Asheesh Birla, cho rằng việc sử dụng xCurrent trong ngân hàng là bước tiến đầu tiên hướng tới việc áp dụng các sản phẩm Ripple khác, chẳng hạn như xRapid.

Tin tức này đã chứng minh cho sự tăng giá. Điều thú vị là, BlackRock Inc., một nhà quản lý đầu tư toàn cầu lớn của Mỹ đã từng là công ty con của PNC trong giai đoạn 1995-1999. Hiện tại, PNC là cổ đông lớn nhất của BlackRock, sở hữu 21,45% cổ phần của công ty.

Giả thuyết số 3: Ripple phản pháo việc bị gán mác là “chứng khoán”
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNBC, Sarbhai đã phản đối những lo ngại rằng XPR có khả năng bị phân loại là chứng khoán ở Hoa Kỳ – như một số vụ kiện nổi tiếng đang xảy ra đã khẳng định.

Để bảo vệ token riêng của công ty, ông đã chỉ ra giao thức mã nguồn mở của sổ cái XRP và tính độc lập của nó so với chính công ty, nhấn mạnh rằng Ripple chỉ kiểm soát 7% các node xác thực đang hoạt động trên mạng.
Ông cũng lập luận rằng các nhà đầu tư XRP không bảo đảm vị trí cổ phần hay cổ đông khi họ mua tài sản và tuyên bố các nước như Úc, Philippines và Thái Lan, tất cả họ đều đã phân loại XRP là hàng hóa.

Do đó, tương tự như Bitcoin và Ethereum, XRP có thể được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) công nhận “không phải là chứng khoán”, đây cũng là điều đã chứng minh cho sự tăng giá của các đồng tiền điện tử trên trong quá khứ.

Giả thuyết số 4: FOMO
Sự tăng vọt về giá cũng có thể được giải thích bởi hiệu ứng FOMO (Fear of missing out – Sợ bị bỏ lỡ) – một sự tác động có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong thị trường mã hoá. Đây có vẻ là một trong những ý kiến được nhiều người ủng hộ trên Reddit.

Theo giả thuyết này, ngay sau khi Ripple trải qua cú pump đầu tiên vào ngày 18/09, các nhà đầu tư khác đã bắt đầu “ào vào”, và tạo nên hiệu ứng hòn tuyết lăn.

Nguồn CoinTelegraph
cafebitcoin
Beyond Protocol Street Team
http://beyond.link | Coming Fall 2021
Official altcoinstalks thread

Altcoins Talks - Cryptocurrency Forum


This is an Ad. Advertised sites are not endorsement by our Forum. They may be unsafe, untrustworthy, or illegal in your jurisdiction. Advertise Here


 

ETH & ERC20 Tokens Donations: 0x2143F7146F0AadC0F9d85ea98F23273Da0e002Ab
BNB & BEP20 Tokens Donations: 0xcbDAB774B5659cB905d4db5487F9e2057b96147F
BTC Donations: bc1qjf99wr3dz9jn9fr43q28x0r50zeyxewcq8swng
BTC Tips for Moderators: 1Pz1S3d4Aiq7QE4m3MmuoUPEvKaAYbZRoG
Powered by SMFPacks Social Login Mod