PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst & Young (EY) và KPMG, được biết đến là Big4 – tứ trụ trong lĩnh vực kiểm toán, tất cả các công ty này đã thiết lập lộ trình dài hạn vững chắc trên blockchain nhằm duy trì các mối liên hệ đối với tiền mã hóa và không gian blockchain.
4 tập đoàn dịch vụ chuyên nghiệp, với hơn một triệu cá nhân sử dụng, có lộ trình và nhận thức khác nhau về tương lai của ngành công nghiệp blockchain. Ví dụ, Deloitte, anh đại ngành kiểm toán với doanh thu hàng năm lên đến khoảng $43,2 tỷ, tuyên bố blockchain là một bước đột phá cho lĩnh vực kiểm toán.
“Cuối cùng, blockchain thậm chí còn hiệu quả hơn cả một mô hình kinh doanh… cho các tổ chức cũ… chúng tôi đang thấy một sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với blockchain. Nhân viên điều hành trong các tổ chức này đang thoát khỏi quan điểm thuần túy để tìm một trường hợp sử dụng thật sự, chứ không nhìn mãi vào sự gián đoạn của hệ sinh thái kinh doanh thực tế.”
– Khảo sát blockchain 2018 của Deloitte, được công bố ngày 27 tháng 8
Ngược lại, PwC, một công ty đã trực tiếp tham gia vào thị trường tiền mã hóa bằng cách đầu tư vào VeChain (VET) kể từ ngày 4 tháng 5, một mạng lưới blockchain Internet of Things (IOT) có trụ sở tại Trung Quốc, đã bày tỏ mối lo ngại về những quy định chưa được ban hành cụ thể trong blockchain.
Người đứng đầu trong lĩnh vực blockchain của PwC, Steve Davies giải thích rằng, có một lượng lớn các tập đoàn và startup đang tìm cách tích hợp blockchain ở cấp độ thương mại (commercial level). Tuy nhiên, dù nhu cầu về blockchain có gia tăng đến thế nào đi nữa, thì rào cản pháp lý trong việc tích hợp công nghệ phi tập trung cũng sẽ trở thành chướng ngại vật hạn chế các công ty sử dụng blockchain để xử lý thông tin:
“Các doanh nghiệp cho chúng tôi biết rằng họ không muốn bị blockchain bỏ lại, ngay cả khi công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các mối quan ngại về quy định vẫn còn. Đúng là định nghĩa trong lý thuyết của Blockchain thật sự có thể tạo ra niềm tin. Nhưng trong thực tế, các công ty phải đối mặt với vấn đề tin tưởng gần như trong mọi quyết định.”

Nói chung, Big4 đã khẳng định một lần nữa trong các báo cáo gần đây về sự quan tâm đối với công nghệ blockchain đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là giữa các tập đoàn chuyên về cấu hình như Microsoft, IBM, JPMorgan và Goldman Sachs.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, trong đó có ủy viên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Hester Peirce, tin rằng việc quản lý quá nghiêm ngặt trong một ngành công nghiệp vẫn còn ở giai đoạn trứng nước có thể hạn chế một loạt các phát triển, cuối cùng làm tổn hại đến cả không gian tiền mã hóa và blockchain.
Trong một bài phát biểu được giao vào ngày 12 tháng 9, ủy viên Peirce cho biết:
“Ủy ban không nên mặc định rằng thị trường tiền mã hóa phải tuân thủ toàn bộ tất cả các quy định của chính phủ thì họ mới được phép lưu hành trên các thị trường mà chúng ta điều chỉnh.”
Mặc dù thừa nhận không gian đang thiếu những quy định chắc chắn nhưng Big4 đã có những nỗ lực đáng kể để tìm hiểu thị trường nhằm hỗ trợ các tập đoàn lớn tích hợp công nghệ mới nổi này.
PwC: đầu tư vào VeChain, 1.000 nhân viên trong lĩnh vực blockchain, nhắm vào ngân hàng Thụy Sĩ
Tuy việc thiếu quy định khiến thị trường còn rất nhiều khó khăn nhưng PwC đã trở thành một trong các tập đoàn hoạt động tích cực nhất trong không gian tiền mã hóa và blockchain.
Gần đây nhất, PwC đã thông qua một chương trình với tên gọi là “Digital Accelerator Program” (Chương trình tăng tốc kỹ thuật số), hơn 1.000 nhân viên của công ty sẽ được đào tạo trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa.
Trong 02 năm tới, Sarah McEneaney, lãnh đạo tài năng trong lĩnh vực kỹ thuật số tại PwC và đồng thời cũng là người đứng đầu Digital Accelerators nói rằng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về blockchain của khách hàng và cạnh tranh với đối thủ, công ty đã quyết định tham gia vào một sáng kiến nhằm củng cố vị trí dẫn đầu của họ trong cuộc đua phát triển blockchain:
“Tại thời điểm này, mọi người nên có nhiều kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ hơn. Chúng tôi cần công nghệ để duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng… khách hàng đang hy vọng chúng tôi hoạt động mạnh dạn hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số và kiểm soát chi phí của những việc chúng tôi đang làm.”
Là một tập đoàn dịch vụ chuyên nghiệp, mô hình kinh doanh cốt lõi của PwC xoay quanh các dịch vụ kiểm toán và tư vấn được sử dụng trong các tập đoàn lớn, trong các ngành công nghiệp lớn như tài chính, công nghệ và sản xuất.
Do đó, trong tuyên bố của mình, McEneaney thừa nhận phần lớn khách hàng của họ bao gồm các tập đoàn quy mô lớn đã bắt đầu có nhiều sự quan tâm và nhu cầu về công nghệ hơn.
PwC cũng đã phê phán việc tiền mã hóa bị điều chỉnh quá mức chỉ bởi vì các khách hàng và các tập đoàn lớn trong các ngành khác nhau không thể tích hợp công nghệ blockchain để chứng minh tiềm năng của công nghệ này.
Tuy nhiên, Pierre-Edouard Wahl, người đứng đầu các dịch vụ kỹ thuật số blockchain tại PwC Thụy Sĩ, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng: Tập đoàn đang nhắm đến lĩnh vực ngân hàng và tài chính của Thụy Sĩ với các sản phẩm dựa trên blockchain.
Vào tháng 7 năm 2018, SIX, sàn giao dịch chứng khoán chính của Thụy Sĩ, tuyên bố sẽ triển khai một sàn giao dịch tiền crypto vào năm 2019. Việc phát hành công khai kế hoạch cuối cùng của SIX khiến người dùng toàn cầu cảm thấy lạc quan hơn trong thị trường tiền mã hóa. Trong tháng tiếp theo, ICE / NYSE, Starbucks và Microsoft sẽ ra mắt nền tảng giao dịch tiền mã hóa do Bakkt điều chỉnh.
Theo McEneany, công nghệ blockchain có thể tác động tiêu cực đến mô hình kinh doanh hiện tại của các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trong thời gian ngắn hạn vì nó loại bỏ các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.
Tuy nhiên, về lâu dài, McEneany tuyên bố blockchain sẽ cho phép các ngân hàng, cũng như các tổ chức áp dụng công nghệ này. Điều này tương tự như cách Ripple đã thuyết phục các ngân hàng như BBVA và Banco Santander sử dụng blockchain trong việc xử lý các khoản thanh toán xuyên biên giới, công nghệ này có thể cải thiện các giải pháp hiện tại của các ngân hàng.
“Tôi thực sự nghĩ rằng blockchain sẽ là một kẻ xâm lược vào lĩnh vực ngân hàng. Nó có thể ảnh hưởng đến công việc hiện tại của họ, nhưng đó thường là trường hợp mà bất cứ ngành nào cũng sẽ gặp phải khi đối mặt đến các công nghệ mới: Hoặc bạn áp dụng chúng và bạn tin vào cách mà những công nghệ đó có thể làm để giải quyết những khó khăn hiện tại – cũng như cải thiện các giải pháp hiện có – hoặc bạn chỉ cần nhìn vào những cải tiến, và tất cả chúng ta đều tuột dốc không phanh, vì có ngày càng có ít lợi nhuận hơn cho mọi người.”
PwC đã đầu tư vào VeChain, một loại tiền mã hóa lớn với định giá thị trường lên đến $711 triệu vào tháng 5, sử dụng blockchain tập trung vào IoT.
Raymund Chao, người đứng đầu PwC Châu Á Thái Bình Dương, đã cho biết vào thời điểm đó:
“Chúng tôi rất vui khi thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn với VeChain, nhằm mục đích xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh đáng tin cậy và có thể giúp giải quyết các thách thức lâu dài trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng, thực phẩm có xuất xứ đáng tin cậy và chống hàng giả. Sứ mệnh của VeChain phù hợp với mục đích giải quyết các vấn đề quan trọng của PwC và xây dựng lòng tin trong xã hội.”
Deloitte: tập trung vào phát triển kỹ thuật và triển khai công nghệ blockchain
Từ năm 2016, Deloitte đã hoạt động khá tích cực trong không gian blockchain và tiền mã hóa, dẫn đầu các sáng kiến khác nhau để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ blockchain.
Hai năm trước, công ty này đã triển khai một trong những máy ATM để rút Bitcoin đầu tiên ở Toronto, Canada, để chứng minh tiền mã hóa có thể quy đổi sang tiền pháp định một cách dễ dàng, mà không cần phải thông qua các thủ tục rườm rà như Know Your Customer (KYC) và chống rửa tiền (AML).
Kể từ đó, Deloitte đã đưa ra một giải pháp tiếp cận toàn diện để phát triển và tích hợp blockchain, bằng cách tạo ra một bộ phận “Deloitte Blockchain Lab” (Phòng thí nghiệm Blockchain Deloitte), hoàn toàn dành riêng cho nghiên cứu và phát triển blockchain.
Thông qua phòng thí nghiệm blockchain của mình, Deloitte đã hợp tác với các công ty đối tác để xác định những trở ngại mà các công ty phải đối mặt trong quá trình áp dụng công nghệ và tìm cách tận dụng công nghệ để cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có của các tập đoàn.
PwC và Deloitte đã đưa ra các báo cáo trái ngược về tình trạng hiện tại của không gian blockchain. Vào ngày 28 tháng 8, trong một báo cáo khảo sát, Deloitte cho rằng công nghệ blockchain đang tiến gần đến thời điểm đột phá. Cùng lúc đó, trong một nghiên cứu được phát hành cùng ngày, PwC lại lưu ý các quy định không chắc chắn vẫn là một trở ngại chính trong quá trình phát triển của blockchain.
Deloitte xác định khả năng mở rộng mới chính là vấn đề chính của blockchain, chứ không phải là quy định dành cho thị trường này, các chuyên gia khác nhau trong ngành cũng có cùng quan điểm như vậy.
Các mạng lưới Public blockchain cần phát triển nhiều hơn nữa để xử lý cơ sở hạ tầng của các tập đoàn lớn. Bitcoin đang xử lý khoảng 7 giao dịch / giây trong khi Ethereum thực hiện được 20. Uber xử lý được 12 giao dịch / giây, Paypal thanh toán hàng trăm giao dịch / giây, Visa xử lý 24.000 giao dịch / giây và mạng lưới IoT xử lý hàng trăm nghìn giao dịch / giây.

Tức là, để một chuỗi cung ứng, nhà phân phối hoặc một công ty bảo hiểm áp dụng blockchain, nó sẽ phải xử lý được ít nhất hàng chục nghìn giao dịch mỗi giây để có thể vượt mặt các đối thủ hiện có.
“Một lý do chính: Là phương tiện xử lý các giao dịch, các hệ thống dựa trên blockchain có tốc độ tương đối chậm. Tốc độ giao dịch chậm chạp của Blockchain là mối quan tâm chính đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào các hệ thống xử lý giao dịch. Thiếu tiêu chuẩn và khả năng tương tác giữa các nền tảng khác nhau chính là một thách thức lớn.”
– Nghiên cứu Deloitte “Blockchain và 5 vectơ của quá trình phát triển”
Ernst & Young (EY): Xây dựng các công cụ để giúp các công ty xác định các rủi ro trong blockchain
Trái ngược với PwC và Deloitte, EY đã tập trung hầu hết các nỗ lực vào việc hợp pháp hóa blockchain, bằng cách xác định các rủi ro trong quá trình sử dụng các nền tảng dựa trên blockchain và các mô hình liên quan đến tiền mã hóa, như Initial Coin Offering (ICO) chẳng hạn.
Vào tháng 4 năm 2018, công ty đã phát hành EY Blockchain Analyzer, một công nghệ “được thiết kế để tạo điều kiện cho các nhóm kiểm toán EY thu thập toàn bộ dữ liệu giao dịch của một tổ chức từ nhiều sổ cái blockchain.”
EY Blockchain Analyzer có thể trích xuất dữ liệu từ blockchain để hỗ trợ các công ty kiểm tra nhiều loại thông tin khác nhau được xử lý trên mạng lưới.
Paul Brody, người dẫn đầu EY toàn cầu, nói rằng, mọi tập đoàn có quy mô lớn đang cố gắng tích hợp blockchain để công nghệ này trở thành một thành phần chính trong cơ sở hạ tầng của họ, cung cấp các công cụ cần thiết để kiểm tra các hợp đồng thông minh và hợp đồng kinh doanh dựa trên blockchain. Nhưng quá trình thuyết phục các tập đoàn áp dụng công nghệ blockchain ở quy mô lớn rất khó khăn:
“Tìm hiểu về các sàn giao dịch và tiền mã hóa là bước đầu tiên của chúng tôi để phát triển các công cụ kiểm tra hợp đồng kinh doanh dựa trên các blockchain khác nhau. Những công nghệ này đặt nền móng cho các thử nghiệm kiểm toán tự động cho tài sản blockchain, nợ, cổ phần và hợp đồng thông minh. EY Blockchain Analyzer sẽ được các kiểm toán viên sử dụng để phân tích các giao dịch trên một blockchain và giúp đưa ra một cái nhìn sâu sắc về chức năng tài chính.”
Công ty cũng đã khuyến khích các nhà phát triển và nhà xây dựng tham gia vào thị trường tiền mã hóa bằng cách trao giải thưởng Doanh nhân EY của năm.
Do đó, vào năm 2017, nhà sản xuất ATM Bitcoin đã triển khai hơn 180 máy ATM tiền mã hóa ở Mỹ và được chọn là thí sinh chiến thắng giải thưởng Doanh nhân EY của năm.
Trong những tháng tới, EY dự kiến sẽ tiếp tục công việc như một người xác định rủi ro trong không gian blockchain và tiền mã hóa, phát triển các công cụ khác nhau để làm cho trải nghiệm sử dụng blockchain của các công ty trở nên thông thuận và liền mạch hơn.
Gần đây nhất, EY bắt đầu phân tích thị trường sàn giao dịch tiền mã hóa công khai, xác định các rủi ro liên quan đến ICO và lỗ hổng mà các hacker có thể tấn công. Vì qua nhiều năm, nhiều ICO mất tiền vì dễ bị tấn công, trường hợp gần đây đã xảy ra vào tháng 7, khi Kickico mất hơn $8 triệu khi bị hacker tấn công.
KPMG: kiểm toán, thuế và phân tích tích hợp blockchain
KPMG cũng công bố quyết định lãnh đạo mới trong các sáng kiến Blockchain để thúc đẩy và mở rộng chiến lược blockchain của công ty thành thuế, kiểm toán, tư vấn và các ngành công nghiệp.
Trong những tháng tới, tập đoàn nhấn mạnh họ sẽ bổ nhiệm Arun Ghosh làm lãnh đạo Blockchain của Mỹ, và David Jarczyk và Erich Braun là các nhà lãnh đạo chuyên về Thuế và Kiểm toán Blockchain của Mỹ, họ sẽ làm việc với các công ty đối tác để tạo ra các chiến lược blockchain toàn diện và có hướng dẫn cụ thể.
Quyết định của KPMG là xoay vòng hoạt động kinh doanh blockchain của mình thành đánh giá rủi ro và kiểm toán sau khi phát hành báo cáo được gọi là “Pulse of Fintech“. Kết quả đánh giá cho thấy trong nửa đầu năm 2018, KPMG đã vượt quá tổng mức đầu tư vào công nghệ blockchain được thực hiện trong năm 2017.
Nhìn chung, tất cả các công ty Big4 đều đã nhìn thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với blockchain và tiền mã hóa. Điều thú vị là, 4 tập đoàn đang có các cách tiếp cận khác nhau để giúp không gian tiền mã hóa và công nghệ blockchain ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý hơn nữa. PwC đang sử dụng một cách tiếp cận tích cực hơn để tích hợp blockchain trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng hiện có của các tập đoàn trong khi Deloitte tập trung vào việc cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của blockchain. Ngược lại, KPMG và EY đã phân bổ hầu hết tài nguyên của họ để phân tích rủi ro trong việc triển khai công nghệ và tạo ra các công cụ để các tổ chức doanh nghiệp có thể sử dụng blockchain một cách dễ dàng.
Đó là những điểm tích cực mà các tập đoàn đã đưa ra để giảm thiểu rủi ro khi chưa có đủ quy định đối với blockchain, những biện pháp còn giúp các công ty hiểu được tiềm năng của blockchain một cách thực tế hơn. Tuy nhiên, như Deloitte và PwC đã nói rõ, điều quan trọng đối với các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản là phải có đẩy đủ các quy định chắc chắn để công nghệ blockchain phát triển hơn nữa.
Nguồn cointelegraph
pinkblockchain