Cục trưởng cục tài chính Bắc Kinh – Huo Xuewen – đã khuyên các dự án hiện đang xem xét việc sử dụng token chứng khoán như một phương tiện để gây quỹ rằng việc chào bán token chứng khoán (STO) để gây quỹ hiện đang là bất hợp pháp ở Bắc Kinh.
Tại một diễn đàn quản lý tài sản vào hôm thứ bảy, cục trưởng đã bình luận về việc thay thế các ICO với khái niệm mới – STO, cho biết chúng vẫn nằm ngoài giới hạn cho phép.
Ông nói (theo một bản dịch thô):
Tôi cảnh báo những rủi ro đến những người… ở Bắc Kinh muốn phát hành STO. Đừng làm điều đó ở Bắc Kinh.
STO có nhiều điểm tương đồng đối với một ICO, nhưng có một điều mà ICO phải thận trọng bỏ qua đó là liên quan đến chứng khoán thì STO lại đánh mạnh vào khoản này. Với một STO, công ty sẽ phát hành token chứng khoán cho các nhà đầu tư, ở đó các token chứng khoán này được đảm bảo bằng tài sản công ty, và được coi là hợp đồng đầu tư ràng buộc pháp lý cho phép nhà đầu tư tiếp cận cổ phần, cổ tức hàng tháng hoặc có tiếng nói trong quá trình ra quyết định kinh doanh của công ty.
Đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế, STO là thứ tốt nhất hiện nay do sự kết hợp giữa tính thanh khoản của ICO với việc tuân thủ quy định của các dạng đầu tư truyền thống. Nhưng hiện tại, có vẻ như Bắc Kinh có một cái nhìn gay gắt đối với STO như họ đã từng làm thế đối với ICO.
Quan điểm của Trung Quốc về token gây quỹNgân hàng Nhân dân Trung Hoa trước đây đã đưa ra lệnh cấm ICO hoàn toàn vào tháng 9 năm 2017 và đóng cửa nhiều san giao dịch tiền điện tử trong quá trình này. PBoC đã tuyên bố hồi tháng trước rằng sẽ có một “cuộc đàn áp” các airdrop.
Phó chủ tịch PBoC – Pan Gongsheng cho biết hồi đầu năm nay rằng ngân hàng đã có kế hoạch xử lý mạnh tay những ICO ở nước ngoài đang tiếp tục thu hút đầu tư từ Trung Quốc, nêu rõ:
Bất kỳ sản phẩm hay hiện tượng tài chính mới nào không được ủy quyền theo khuôn khổ pháp lý hiện hành, chúng tôi sẽ “nghiền nát” chúng ngay khi chúng dám nổi lên.
Vào tháng 8, khu vực phát triển Quảng Châu của Trung Quốc cũng ban bố lệnh cấm các doanh nghiệp địa phương tham gia vào các sự kiện quảng cáo hoặc có bất kỳ loại chương trình khuyến mãi nào liên quan đến tiền điện tử.
Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đang giữ vững lập trường cứng rắn về vấn đề gây quỹ, thì các chính phủ khác lại mở rộng hơn cho việc gây quỹ bằng STO nhằm xóa bỏ phương pháp gây quỹ bằng ICO. Theo một số công ty lớn, phương pháp này có lẽ sẽ có “tuổi thọ” lâu hơn so với ICO, thứ đã gây ra những thảm họa thông qua các trò gian lận, dự án thất bại và tin tức tiêu cực.